B.é t.rai 5 t.uổi ở Đồng Tháp vừa ngậm viên bi sắt vừa nằm võng chơi. Không may, bé lỡ nuốt phải, sau đó nôn ói, đau vùng cổ,… được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương và sau đó chuyển lên TP.HCM cấp cứu.
Bài Viết Liên Quan
- Hỏi nhanh về Covid-19: F0 nằm sấp có tác dụng gì?
- Cầu thủ nên ăn gì sau trận đấu để phục hồi sức khỏe?
- Cứu lá lách bị vỡ nát của nam thanh niên té giàn giáo
Viên bi sắt lấy ra từ thực quản bệnh nhi 5 t.uổi – ẢNH: BVCC
Ngày 17.11, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết bệnh viện này vừa tiếp nhận b.é t.rai N.T.P (5 t.uổi, ngụ Đồng Tháp) nhập viện vì nuốt viên bi sắt.
Người nhà kể, bé vừa ngậm viên bi sắt vừa nằm võng chơi. Ba mẹ phát hiện liền gọi bé nhả ra nhưng bé lỡ nuốt, sau đó nôn ói, đau vùng cổ, không ăn uống được, không khó thở.
Bệnh nhi được người nhà đưa đến khám tại bệnh viện địa phương và chụp X-quang. Hình ảnh X-quang nghi ngờ có dị vật cản quang vùng thực quản, sau đó bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đã phải tiến hành nội soi gây mê cấp cứu và lấy thành công viên bi sắt ở thực quản đoạn ngực. Những dị vật nuốt vào thực quản như viên bi sắt là rất trơn, việc gắp ra là khá khó khăn.
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 (BS.CK1) Lý Phạm Hoàng Vinh (Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), các dị vật hình dáng tròn nhẵn như viên bi sắt là khá khó lấy, do các dụng cụ gắp đều bị trơn tuột. Dựa trên kinh nghiệm lâu năm và các y văn, các bác sĩ phải áp dụng phương pháp bóng hơi đẩy lên thì mới gắp thành công.
Sau nội soi gắp viên bi sắt, bé đã có thể uống sữa và sau đó ăn cháo bình thường, không còn nôn ói, hết đau.
BS.CK2 Nguyễn Tuấn Như, Trưởng Khoa Tai mũi họng (Bệnh viện Nhi đồng 1): khuyến cáo: việc hóc các loại dị vật như vật dụng, đồ chơi, đồng xu, viên bi sắt… ở trẻ nhỏ rất thường gặp, tuy nhiên lại nguy hiểm vô cùng, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như không ăn uống được, áp xe thành sau họng, áp xe cổ, áp xe, thủng thực quản, tổn thương mạch m.áu… Do vậy, khi nghi ngờ bé bị hóc các loại dị vật, người nhà nên đưa bé ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám lấy dị vật.
Ngoài ra, phụ huynh cần luôn chú ý quan sát trẻ và không để các vật dụng nhỏ trong tầm tay trẻ.
Bé 6 tháng t.ử v.ong khi ngủ cùng bố mẹ: Bác sĩ cảnh báo điều ít ai để ý
Cháu bé mắc kẹt giữa thành nệm và bức tường khi ngủ cùng bố mẹ. Bé được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhưng khi tới nơi thì đã ngưng tim, ngưng thở. Cuộc hồi sức kéo dài 1 giờ không thể đem lại phép mầu.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhi giấu tên, địa chỉ ở quận 8 (TP HCM). Cháu bé mới 6 tháng t.uổi, được nhập viện vào ngày 3-11 vừa qua, đến trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở do bị ngạt thở.
Kết quả kiểm tra cho thấy đồng tử giãn, mất phải xạ ánh sáng, trương lực cơ tương đối cứng, mất phản xạ hầu họng – là các dấu hiệu cho thấy cháu đã t.ử v.ong khá lâu. Các bác sĩ của khoa Cấp cứu vẫn cố hồi sức cho cháu khoảng 1 giờ để tìm kiếm hy vọng, nhưng phép mầu đã không xảy xa.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Ảnh mang tính chất minh họa)
Theo lời kể của phụ huynh, lần cuối cùng bố mẹ biết cháu còn sống là khoảng 4 giờ sáng cùng ngày, bé khóc và được cho bú sữa. Bú xong, bé được đặt nằm ngủ cạnh bố trên giường nệm sát mặt đất, độ dày nệm khoảng 26 cm, trong khi người mẹ xuống nhà ăn sáng rồi đi chợ. Đến 7 giờ người bố thức dậy không thấy con đâu, tìm mãi mới thấy bé nằm sấp, úp mặt, kẹt cả thân người trong khoảng hở giữa thành nệm và tường nên lập tức ẵm bé đi cấp cứu nhưng đã không còn kịp.
Qua phân tích ca t.ử v.ong, các bác sĩ đã quyết định kể lại ca bệnh để các phụ huynh có con nhỏ lưu ý và tránh tình huống đáng tiếc. Bởi lẽ, trẻ t.ử v.ong do ngủ cùng bố mẹ là dạng tai nạn được cảnh báo khắp thế giới. Trong trường hợp này, bé đã biết lật nên tự lật và mắc kẹt, nguyên nhân tai nạn được các bác sĩ đ.ánh giá là do thiết kế giường người lớn không an toàn như nôi t.rẻ e.m.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cần tuân thủ nguyên tắc vàng ABC để trẻ nhỏ được ngủ an toàn. A là “Alone”, tức “một mình”, vì thế giới ghi nhận trẻ nhỏ bị người lớn nằm cùng đè ngạt. B là “back”, tức “lưng” – nằm bằng lưng của mình, nghĩa là nằm ngửa, bởi nhiều bé bị đặt nằm sấp cũng bị ngạt vì không tự xoay ngửa lại được khi cần thiết. C là “Crib” – “nôi”, thành nôi phải chắc chắn, khoảng hở song chắn không quá rộng và không có khả năng khiến bé bị lọt, kẹt như giường của người lớn. Nôi nên đặt cạnh giường bố mẹ.