Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra cảnh báo tới các đối tượng liên quan về nguy cơ gia tăng các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tim và ung thư với thuốc xeljianz, xeljianz XR (tofacitinib) trị viêm khớp và viêm loét đại tràng, so với chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF).
Hiện FDA đang yêu cầu tiến hành các thử nghiệm an toàn tiếp theo, đồng thời điều tra các nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm cục m.áu đông trong phổi và t.ử v.ong… và sẽ làm việc với nhà sản xuất thuốc để có thêm thông tin trong thời gian sớm nhất; để đưa ra kết luận và khuyến nghị tới công chúng.
Bệnh nhân không nên ngừng dùng tofacitinib khi chưa có ý kiến của bác sĩ, vì ngừng thuốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh; nên trao đổi với bác sĩ nếu người bệnh có bất kỹ thắc mắc hay câu hỏi nào xung quanh việc dùng thuốc.
Đối với bác sĩ, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của tofacitinib khi quyết định kê đơn hoặc cho bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc. Tiếp tục làm theo các khuyến nghị trong thông tin kê đơn của thuốc tofacitinib.
Tofacitinib lần đầu tiên được phê duyệt vào năm 2012 để điều trị cho người lớn bị viêm khớp dạng thấp (RA) không đáp ứng tốt với thuốc methotrexate. Trong RA, cơ thể tự tấn công các khớp của mình, gây đau, sưng và mất chức năng. Vào năm 2017, FDA đã phê duyệt tofacitinib để điều trị cho những bệnh nhân viêm khớp vảy nến (PsA), những người không đáp ứng tốt với methotrexate hoặc các loại thuốc tương tự khác.
Năm 2018, thuốc này đã được phê duyệt điều trị viêm loét đại tràng (là một bệnh viêm mãn tính ảnh hưởng đến đại tràng). Tofacitinib hoạt động bằng cách giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch (hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức góp phần gây ra RA, PsA và viêm loét đại tràng).
Ảnh minh họa
Khi lần đầu tiên FDA phê duyệt tofacitinib, đã yêu cầu nhà sản xuất tiến hành một thử nghiệm lâm sàng an toàn ở những bệnh nhân bị RA đang dùng methotrexate để đ.ánh giá nguy cơ mắc các biến cố nghiêm trọng liên quan đến tim, ung thư và n.hiễm t.rùng.
Thử nghiệm đã nghiên cứu hai liều tofacitinib (5 mg hai lần mỗi ngày, là liều lượng được phê duyệt cho RA và liều cao hơn 10 mg hai lần mỗi ngày) so với chất ức chế TNF trị RA. Bệnh nhân trong thử nghiệm từ 50 t.uổi trở lên và có ít nhất một yếu tố nguy cơ tim mạch.
Vào tháng 2/2019 và tháng 7/2019, FDA đã cảnh báo rằng kết quả thử nghiệm tạm thời cho thấy nguy cơ hình thành cục m.áu đông và t.ử v.ong tăng lên khi dùng liều cao hơn 10 mg, hai lần mỗi ngày và đã phê duyệt Cảnh báo đóng hộp thông tin kê đơn cho tofacitinib.
Thử nghiệm lâm sàng hiện đã hoàn tất và kết quả ban đầu cho thấy tỷ lệ xuất hiện các biến cố nghiêm trọng liên quan đến tim và ung thư cao hơn ở bệnh nhân RA được điều trị bằng cả hai liều tofacitinib so với bệnh nhân được điều trị bằng chất ức chế TNF.
Người bị viêm xương khớp kiêng ăn gì?
Nghiên cứu cho thấy rằng các thay đổi về chế độ ăn uống sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ở những người bị viêm khớp và viêm xương khớp.
Viêm xương khớp là bệnh phổ biến nhất, mặc dù có hơn 100 loại viêm khớp tồn tại. Viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm khớp vẩy nến là tình trạng viêm được coi là bệnh tự miễn dịch. Bệnh gout là một loại viêm khớp phổ biến khác.
Nghiên cứu cho thấy rằng các thay đổi về chế độ ăn uống, chẳng hạn như loại bỏ một số loại thực phẩm và đồ uống không thích hợp sẽ giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ở những người bị viêm khớp và viêm xương khớp, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm và đồ uống nên tránh nếu bạn bị viêm xương khớp:
Ảnh minh họa
Hạn chế ăn đường
Nếu bị viêm khớp, bạn nên hạn chế ăn đường dù thế nào đi chăng nữa. Đường có rất nhiều trong kẹo, nước ngọt, kem và nhiều loại thực phẩm khác, bao gồm cả những món ăn bình thường như nước sốt thịt nướng. Hơn nữa, đồ uống có đường như soda có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Các loại thịt đỏ và đã qua chế biến
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, thịt đỏ và thịt đã qua chế biến có thể làm tăng các triệu chứng viêm khớp. Chế độ ăn nhiều thịt đã qua chế biến và thịt đỏ làm tăng các dấu hiệu viêm như interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine.
Ngược lại, một chế độ ăn dựa trên thực vật không bao gồm thịt đỏ đã được chứng minh là giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
Thực phẩm chứa gluten
Gluten là một nhóm các protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch. Các nghiên cứu dã chỉ ra rằng, thực phẩm không chứa gluten có thể làm giảm các triệu chứng viêm khớp. Hơn nữa, những người bị bệnh celiac, một loại bệnh không dung nạp gluten, có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn. Tương tự như vậy, những người mắc các bệnh tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ mắc bệnh celiac cao hơn đáng kể so với dân số chung.
Ảnh minh họa
Thực phẩm được chế biến quá nhiều
Các loại thực phẩm quá chế biến như thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và bánh nướng thường chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường bổ sung, chất bảo quản và các thành phần có khả năng gây viêm khác, tất cả đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp.
Nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn giàu thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bằng cách góp phần gây viêm và các yếu tố nguy cơ như béo phì.
Hơn nữa, những người ăn nhiều thực phẩm chế biến cực nhanh làm tăng các yếu tố nguy cơ bệnh tim, bao gồm cả glycated hemoglobin (HbA1c), một dấu hiệu giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu lâu dài. Do đó, thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm xấu đi sức khỏe tổng thể và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.
Không nên uống rượu
Vì rượu làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp, bất kỳ ai bị viêm khớp nên hạn chế hoặc tránh nó hoàn toàn. Một nghiên cứu trên 278 người bị viêm cột sống trục, dạng viêm khớp ảnh hưởng chủ yếu đến tủy sống và các khớp xương cùng (SI), uống rượu làm tăng tổn thương cấu trúc cột sống
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống rượu có thể làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau do gout.
Một số loại dầu thực vật
Chế độ ăn giàu chất béo omega-6 và ít chất béo omega-3 có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Những chất béo này rất cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, tỷ lệ mất cân bằng giữa omega-6 và omega-3 trong chế độ ăn uống sẽ làm tăng tình trạng viêm.
Giảm tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo omega-6, chẳng hạn như dầu thực vật, trong khi tăng lượng thực phẩm giàu omega-3 như cá béo và các loại hạt giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
Ảnh minh họa
Thực phẩm nhiều muối
Cắt giảm lượng muối là một lựa chọn tốt cho những người bị viêm khớp. Thực phẩm chứa nhiều muối bao gồm các loại dưa muối, củ quả muối, súp đóng hộp, bánh pizza, một số loại pho mát, thịt chế biến sẵn và nhiều món chế biến khác.