Người đàn ông tự ý dùng thuốc kháng sinh, khi bệnh không thuyên giảm mới đi khám, gây nguy hiểm cho sức khỏe và thách thức đối với bác sĩ.
Bệnh nhân C.V.Đ. (68 t.uổi, Hạ Long, Quảng Ninh) có t.iền sử tai biến mạch m.áu não đến Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng sốt cao 40 độ C, ho đờm xanh, tím tái, hôn mê, cơ thể suy kiệt.
Trước đó, bệnh nhân đã tự ý sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà. Kết quả xét nghiệm nuôi cấy dịch màng phổi của người này dương tính với vi khuẩn Klebsiella Pneumoniae. Đây là loại vi khuẩn nguy hiểm, gây ra các bội nhiễm ở đường hô hấp, thường tấn công cơ thể khi hệ miễn dịch suy yếu. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân vẫn phải thở máy, cơn sốt thưa, các chỉ số xét nghiệm cải thiện chậm.
Bài Viết Liên Quan
- Cách xử trí các tình huống khi chăm sóc F0 tại nhà
- Phát hiện mới: Kết hợp yoga và chạy bộ có thể giảm 50% nguy cơ bệnh tim
- Cách sử dụng và bảo quản hạnh nhân đảm bảo an toàn thực phẩm
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân bị kháng thuốc kháng sinh. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ chuyên khoa I Đào Hồng Ngự, Trưởng khoa Hô hấp, cho biết: “Khi có dấu hiệu sốt, ho, cảm, người dân thường tự mua thuốc và đa số đều có kháng sinh.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh không có kê đơn của bác sĩ, uống sai chỉ định, liều lượng và tự ý chuyển loại thuốc là những nguyên nhân làm cho vi khuẩn không bị t.iêu d.iệt hoặc ngăn chặn. Điều này còn gây thách thức cho bác sĩ điều trị và nguy cơ t.ử v.ong cao ở người bệnh vì suy đa tạng, suy hô hấp, n.hiễm t.rùng huyết”.
Bệnh nhân bị kháng thuốc kháng sinh phải kéo dài thời gian nằm viện, điều trị tốn kém và tăng nguy cơ t.ử v.ong. Thực tế, 80% trường hợp viêm họng, ho là do virrus, không cần dùng đến kháng sinh.
Vì vậy, để phòng ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh, bác sĩ khuyến cáo người dân khi sốt, ho cần đến cơ sở y tế thăm khám, xác định tình trạng bệnh để có chỉ định dùng thuốc thích hợp. Khi được kê đơn thuốc, người bệnh cần tuân thủ uống đúng liều lượng, thời gian, không tự ý bỏ sớm hay kéo dài. Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh, nếu có bất thường, bạn cần đến bệnh viện tái khám để bác sĩ điều chỉnh liều lượng, không tự ý thay đổi, mua thuốc khác.
Theo bác sĩ Ngự, mỗi tháng, khoa tiếp nhận khoảng 100 trường hợp có bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, n.hiễm t.rùng đường hô hấp… Trong đó, 80% bệnh nhân phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đặc biệt, nhiều người tự dùng thuốc kháng sinh tại nhà không thuyên giảm mới đi khám, gây khó khăn cho bác sĩ trong lựa chọn thuốc điều trị và kéo dài thời gian nằm viện.
B.é g.ái 8 tuần t.uổi phải nằm viện, uống kháng sinh và lấy m.áu hàng tuần suốt 6 tháng chỉ vì nụ hôn của bố
Bác sĩ nhìn b.é g.ái rồi yêu cầu làm thủ tục nhập viện ngay lập tức.
Theo lời chị Sophie Lebner, đến từ New South Wales, (Úc) kể thì ban đầu chị phát hiện con gái Lottie (8 tuần t.uổi) bị chảy nước mắt vào tối hôm trước. Đến sáng hôm sau, mắt của b.é g.ái bị sưng đỏ. Chị gọi cho bác sĩ gia đình thì được dặn là nhỏ nước muối sinh lý cho Lottie để rửa mắt.
Bà mẹ kể: “Đến chiều hôm sau nữa, tôi nhận thấy có hai nốt mụn nhỏ màu đỏ mọc ở trên tay trái của Lottie. Tôi nghĩ ngay đến bệnh tay chân miệng. Một giờ sau, Lottie cáu kỉnh và khó chịu. Con khóc liên tục đến nỗi tôi dỗ thế nào cũng không nín. Mặc dù vậy, con không hề bị sốt”.
Chị Sophie vội gọi cho một bác sĩ chuyên khoa nhi. Cô ấy đã khuyên chị nên đưa con đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
Ban đầu, Lottie chỉ bị sưng đỏ mắt và mọc vài nốt mụn đỏ
“Tức thì, bốn mẹ con tôi vội vàng bồng bế nhau vào bệnh viện. Tại đây, một bác sĩ khám qua và nói rằng Lottie không sao. Vết phát ban sẽ biến mất sau 10 ngày. Chúng tôi có thể về nhà vì con không bị sốt, hôn mê hay bị gì nghiêm trọng cả. Song, khi tôi nói về hiện tượng ở mắt của Lottie, anh ấy đã mời thêm một bác sĩ nhi khoa đến.
Vị bác sĩ nhi đến nhìn rồi và yêu cầu chúng tôi nhập viện ngay lập tức. Đồng thời, anh ấy còn hỏi tôi có ai bị rộp môi (vết loét lạnh) đến gần con hay không. Tôi nói rằng tuần trước chồng của tôi đã bị mụn rộp. Anh ấy nói ngay rằng Lottie đang gặp nguy hiểm đến tính mạng vì bị Virus Herpes xâm nhập vào cơ thể”, bà mẹ 3 con kể tiếp.
B.é g.ái Lottie đã phải nằm viện điều trị 14 ngày.
Kết quả xét nghiệm cho thấy đúng là đ.ứa t.rẻ đã bị nhiễm virus Herpes. Nhưng may mắn là chị Sophie đã đưa con vào bệnh viện kịp thời nên căn bệnh vẫn chưa quá nặng.
“Bác sĩ nhi khoa nói rằng thật may là tôi đã không ở nhà mà chờ cuộc hẹn với bác sĩ gia đình. Thật may là tôi đã nói rõ bệnh tình của con và không về nhà ngay khi bác sĩ ở phòng cấp cứu cho về. Nếu không, Lottie có thể sẽ bị mất mạng”, chị Sophia chia sẻ.
Lottie đã bình phục về nhà nhưng vẫn phải tiếp tục dùng kháng sinh trong vòng 6 tháng.
Hiện tại, b.é g.ái đã bình phục sau 14 ngày điều trị ở bệnh viện. Tuy nhiên, cô bé vẫn phải tiếp tục dùng thuốc kháng sinh trong vòng 6 tháng tới và phải đến phòng khám nhi hàng tuần để làm xét nghiệm m.áu.
Chị Sophie cho biết: “Không thể diễn tả bằng lời cảm xúc khi biết chúng tôi đã may mắn như thế nào trong việc giành lại được Lottie. 95% những người bạn và người thân trong gia đình tôi không hề biết đến việc virus Herpes có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ sơ sinh. Chứ nếu biết, chúng tôi đã không để cho bố Lottie được hôn con”.
Virus Herpes nguy hiểm như thế nào đối với trẻ sơ sinh?
Theo thông tin từ cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh, Herpes sơ sinh là một bệnh n.hiễm t.rùng do virus herpes gây ra. Trẻ càng nhỏ lại càng nguy hiểm khi bị mắc căn bệnh này do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
Thông thường khi bị nhiễm virus herpes, trẻ sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào cụ thể nào. Trong một số trường hợp trẻ sẽ bị phát ban hay bị nổi mụn nước ở mắt, miệng hoặc ở trên da.
Hầu hết các trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị bằng thuốc kháng virus. Nhưng đó là khi trẻ được đưa đến bệnh viện kịp thời. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, virus herpes sẽ lây lan đến các cơ quan trong cơ thể, từ đó dẫn đến t.ử v.ong.
Vì vậy, cha mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện ngay khi thấy con: cáu kỉnh, không chịu ăn, sốt, phát ban hoặc bị nổi mụn nước ở mắt, miệng hoặc trên da.
Để bảo vệ trẻ khỏi virus Herpes, các chuyên gia cũng đưa ra một số lời khuyên dành cho cha mẹ như sau:
– Không hôn và không cho người khác hôn em bé.
– Rửa tay sạch sẽ trước khi ôm và bế con hay cho con bú.
– Nếu trong nhà có người bị mụn rộp thì nên cách ly người đó không được tiếp xúc gần với em bé để tránh lây truyền virus.