Giác mạc dường như có khả năng chống lại sự lây nhiễm từ vi rút Corona mới gây bệnh Covid-19, theo HealthDay.
Bài Viết Liên Quan
- Nhận biết nguy cơ ung thư đại trực tràng từ 3 dấu hiệu liên quan đại tiện
- Cải thiện mụn bằng rau diếp cá
- Nốt lạ trong miệng cảnh báo dấu hiệu ung thư lưỡi
Ảnh: Shutterstock
Các nhà nghiên cứu của Trường Y, Đại học Washington (Mỹ), vừa công bố phát hiện rằng SARS-CoV-2 không nhân lên trong giác mạc và dường như không thể xâm nhập vào giác mạc.
Một số bệnh nhân Covid-19 có các triệu chứng về mắt như đau mắt đỏ ( viêm kết mạc) nhưng có thể liên quan đến tình trạng viêm thứ phát chứ không phải do nhiễm vi rút.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định chưa thể xác định liệu các mô khác trong và xung quanh giác mạc như ống dẫn nước mắt và kết mạc có thể bị nhiễm vi rút hay không. Vì vậy, còn quá sớm để loại bỏ tầm quan trọng của việc bảo vệ mắt phòng lây nhiễm Covid-19, theo các nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Reports tháng 11.
Bác sĩ Viện mắt Hà Nội: Mùa mưa bão tháng 10 – 11 là thời điểm của bệnh đau mắt đỏ!
Hiện tại miền Trung đang trải qua khoảng thời gian mưa lũ triền miên, lúc ngày nguy cơ các dịch bệnh liên quan tới điều kiện vệ sinh, nguồn nước có thể tăng cao. Trong đó có đau mắt đỏ.
Mưa bão, điều kiện vệ sinh suy giảm, nước sinh hoạt có nguy cơ bị ô nhiễm là những yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ. Ngoài ra, thời điểm giao mùa hè – thu, đầu thu với nền nhiệt thất thường, độ ẩm cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hay do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Cho đến nay, chưa có vaccine phòng đau mắt đỏ và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thêm vào đó người đã từng bị đau mắt đỏ thì vẫn có nguy cơ bị lại.
1. Tại sao mùa mưa bão dễ mắc bệnh đau mắt đỏ?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà, công tác tại bệnh viện Mắt cho biết, thực tế bệnh đau mắt đỏ có thể xuất hiện vào bất kì một thời điểm nào, một mùa nào đó trong năm. Nhưng thời điểm mà bệnh đau mắt đỏ xuất hiện nhiều nhất thường là khi giao mùa, nhất là khi có mưa lũ xảy ra.
Điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước không được đảm bảo, nếu như người dân sử dụng phải các nguồn bị ô nhiễm sẽ dẫn tới bị bệnh viêm kết mạc cấp tính.
Mùa mưa đến, nguy cơ bị đau mắt đỏ hay các bệnh n.hiễm t.rùng mắt, da cũng tăng cao (Ảnh: Internet)
Hơn nữa, bệnh cũng dễ bùng thành dịch do có nhiều đường lây phổ biến, cụ thể:
– Lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với giọt b.ắn của người mang bệnh như nước bọt, nước mắt, nước mũi,.. thông qua các hoạt động như nói chuyện, bắt tay, ôm hôn,… Đặc biệt, bác sĩ lưu ý rằng nước mắt của người bị đau mắt đỏ có chứa rất nhiều virus.
– Chạm vào những bề mặt có dính nguồn bệnh chẳng hạn như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, nút bấm thang máy, điện thoại, khăn mặt, bàn chải đ.ánh răng,.. nói chung là các đồ dùng khăn mặt của người bệnh đều có chứa nguồn virus lớn.
– Nguồn nước bị nhiễm bẩn bao gồm: ao, hồ, sông, suối, bể bơi. Nhất là khi vào mùa mưa bão, lũ lụt thì nguy cơ nguồn nước dùng bị nhiễm bẩn là rất cao. Không chỉ gây ra bệnh đau mắt đỏ mà còn có thể gây ra các bệnh như nấm da chân, hắc lào, n.hiễm t.rùng da,…
2. Làm cách nào để nhận biết dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ?
Bác sĩ Hà cho biết, thông thường bạn sẽ gặp các cơn đau đột ngột ở một bên mắt rồi mới lan sang mắt còn lại. Chẩn đoán nhanh có thể là do bị n.hiễm t.rùng, phản ứng dị ứng hay bị dính hóa chất. Nhưng nhìn chung đa số các trường hợp có biểu hiện trên thường là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
Các vi khuẩn gây ra thường là Adenovirus, liên cầu khuẩn, tụ cầu hay phế cầu,..
Các dấu hiệu phổ biến khác bao gồm:
– Mắt bị cộm, cảm giác sạn như có cát bên trong
Người bị đau mắt đỏ có cảm giác cộm, sạn bên trong mắt (Ảnh: Internet)
– Khi ngủ dậy sẽ có nhiều gỉ mắt, 2 mí bị dính chặt và bị sưng mọng lên
– Nếu như bị viêm kết mạc cấp do virus thì người bệnh có thể bị nổi hạch ở phía trước tai và sưng, đau
– Một vài ca khác thì bị viêm đường hô hấp, ho, sốt, sổ mũi và thở khò khè
– Nguy hiểm hơn là mắt bị viêm kết giả mạc, mi mắt bị sưng to, loét trợt biểu mô giác mạc gây xuất huyết kết mạng, hay còn gọi là chảy nước mắt lẫn m.áu có màu hồng. Viêm giác mạc khiến người bệnh nhìn ánh sáng bị chói. Nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ra loét giác mạc ảnh hưởng tới thị lực về sau.
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?
Thường thì sau từ 5 ngày – 7 ngày thì bệnh đau mắt đỏ sẽ giảm dần và khỏi hăn. Tuy nhiên, bác sĩ Hà khuyến cáo thêm rằng, khi có các biểu hiện bất thường ở mắt kể trên, tốt nhất là nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Không nên tự ý mua các thuốc nhỏ, uống bên ngoài mà không có đơn tư vấn từ bác sĩ.
3. Chủ động phòng chống đau mắt đỏ mùa mưa bão
Cách tốt nhất để ngăn ngừa đau mắt đỏ bùng thành dịch chính là chủ động phòng chống bằng các biện pháp liên quan tới vệ sinh cá nhân, lựa chọn nguồn nước,… Cụ thể:
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ bao gồm:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là khi đi ở ngoài trời về hay tiếp xúc với các bề mặt ở nơi công cộng
Rửa mặt hàng ngày, không dùng chung khăn mặt
Rửa mắt, mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý
Nhỏ mắt, súc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày (Ảnh: Internet)
– Đối với nguồn nước
Nếu như chẳng may iếp súc với nguồn nước bị ô nhiễm, người dân nên chủ động sử dụng thuốc nhỏ mắt Cloroxit 0.4% để chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, cần tham khảo tư vấn bác sĩ trước.
– Thường xuyên vệ sinh, làm sạch đồ dùng gia đình, hay của người bị bệnh
– Hạn chế thói quen đưa tay lên mắt, mũi, miệng
– Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, lens mắt, thuốc nhỏ mắt,… Nhất là khi nghi ngờ người xung quanh đang có biểu hiện của đau mắt đỏ.