Theo các bác sĩ, hiện tại sau phẫu thuật, bệnh nhân đã dần ổn định sức khỏe, ‘cậu nhỏ’ cũng đã mềm trở lại. Tuy nhiên, hậu quả của việc chậm trễ đến viện làm cho vật hang d.ương v.ật bị thiếu m.áu kéo dài dẫn đến xơ hóa, việc bị rối l.oạn c.ương d.ương về sau là điều không thể tránh khỏi.
Bài Viết Liên Quan
- Những sai lầm khi sử dụng dầu ăn nhiều người mắc phải
- Cách phòng Covid-19 cho trẻ khi chơi ngoài trời
- Căn bệnh hô hấp có thể ảnh hưởng mẹ bầu và thai nhi
E-kip phẫu thuật cấp cứu cho người đàn ông 40 t.uổi cương dương liên tục 30 giờ
Theo đó, sức khỏe người đàn ông bị cương dương suốt 30 tiếng đồng hồ sau khi uống rượu ba kích hiện đang hồi phục sau ca phẫu thuật. Tuy nhiên, do hậu quả của việc chậm trễ đến viện, làm cho vật hang d.ương v.ật bị thiếu m.áu kéo dài dẫn đến bị xơ hóa, hậu quả là rối l.oạn c.ương d.ương về sau là điều không thể tránh khỏi.
Trước đó, vào ngày 16/11/2020, bệnh nhân nam 40 t.uổi nhập viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu trong tình trạng d.ương v.ật cương liên tục trong vòng 30 giờ. Quá trình thăm khám cho thấy bệnh nhân vốn dĩ vẫn khỏe mạnh không mắc các bệnh mạn tính, không có t.iền sử sử dụng các chất gây nghiện. Tuy nhiên, trước đó bệnh nhân cảm thấy không tự tin về khả năng của mình đã tìm kiếm rượu ba kích để tự điều trị cho mình.
Sau khi uống rượu ngâm với ba kích, bệnh nhân tự tin quan hệ với vợ. Sau khi làm xong nhiệm vụ mà “cậu nhỏ” chẳng chịu trở về trạng thái bình thường, tưởng rằng đó là tác dụng của ba kích nên bệnh nhân tiếp tục chiều vợ thêm hai lần nữa để bù lại cho những ngày thiếu thốn trước đây.
Tuy nhiên, sau ba lần x.uất t.inh mà d.ương v.ật tiếp tục cương cứng hơn. Do ngại và tưởng là chuyện đơn giản nên bệnh nhân nằm nhà chờ đợi mong nhanh chóng trở về trạng thái bình thường. Thế nhưng sau hơn một ngày chờ đợi, tình hình không cải thiện nên bệnh nhân đành đến bệnh viện để khám.
Bệnh nhân được chẩn đoán: Cương đau d.ương v.ật kéo dài thể thiếu m.áu. Theo khuyến cáo của các hiệp hội Niệu khoa trên thế giới, bệnh nhân đã được điều trị bước đầu bằng phương pháp gây tê gốc d.ương v.ật, hút và bơm rửa vật hang. Tuy nhiên, sau 70 phút tiến hành điều trị, d.ương v.ật bệnh nhân vẫn tiếp tục duy trì tình trạng cương cứng. Bệnh nhân sau đó được chỉ định phẫu thuật cấp cứu mở thông vật xốp – vật hang ngay sau đó.
Cương đau d.ương v.ật là một rối loạn chức năng cương dương của nam giới. Bệnh tương đối hiếm, theo ước tính cứ khoảng 100 ngàn nam giới thì có khoảng 1-2 người bị bệnh. Cương đau d.ương v.ật kéo dài thường được chia làm ba thể. Thể thiếu m.áu, thể không thiếu m.áu và thể tái diễn.
Trong đó, cương đau d.ương v.ật kéo dài thể thiếu m.áu là thể thường gặp nhất, chiểm khoảng 95% các trường hợp. Đặc điểm của thể này là sự cương cứng d.ương v.ật kéo dài trên 4 giờ, thường kèm theo cảm giác đau và giảm hoặc mất sự lưu thông của m.áu trong vật hang của d.ương v.ật.
Nếu tình trạng này kéo dài trên 12 giờ sẽ dẫn tới sự phá hủy của niêm mạc các xoang hang, tiểu cầu sẽ bám dính vào màng đáy của các xoang hang và hình thành các cục m.áu đông rải rác trong vật hang, gây bít tắc các mạch m.áu và làm nặng thêm tình trạng thiếu m.áu của d.ương v.ật.
Nếu không được điều trị kịp thời, sự thiếu m.áu kéo dài sẽ dẫn tới sự tổn thương không hồi phục các cấu trúc của d.ương v.ật và thậm chí là hoại tử d.ương v.ật. Ngược lại, cương d.ương v.ật kéo dài thể không thiếu m.áu thường không đau, dòng m.áu lưu thông trong d.ương v.ật giàu oxy và không gây nên tổn thương nhu mô của d.ương v.ật, vì vậy thương không cần phải can thiệp cấp cứu.
Đau vai gáy cấp do lạnh: Phòng và điều trị theo y học cổ truyền
Chỉ trong 2 tuần, Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận và khám hơn 80 trường hợp bệnh nhân có đau vùng cổ gáy cần được chăm sóc y tế.
Hình minh họa.
Đau vai gáy cấp (Vẹo cổ cấp) theo y học cổ truyền bệnh danh là Lạc chẩm. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi gặp lạnh (gió quạt, hay điều hòa nhiệt độ thấp…), hay gặp ở độ t.uổi trẻ, điều trị có thể khỏi sau vài ngày nhưng rất dễ tái phát.
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh là do tà khí là phong (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm thấp) xâm nhập vào cân, cơ, kinh lạc gây nên tình trạng khí trệ huyết ứ với các biểu biện đau co cứng vùng cổ gáy, hạn chế vận động các động tác khi cúi, ngửa, nghiêng, quay đầu…
Triệu chứng đau vai gáy cấp
– Đau vùng cổ vai gáy thường một bên gây tình trạng mất cân đối đầu so với trục của thân (vẹo cổ). Cũng có trường hợp đau cả hai bên cổ gáy.
– Tình trạng đau tại chỗ hoặc có thể lan lên đầu, ra vai, cánh tay.
– Hạn chế động tác của cột sống cổ như: cúi, ngửa, nghiêng, quay đầu.
– Co cứng cơ vùng cột sống cổ 1 bên hoặc 2 bên, ấn có thể thấy điểm đau.
– Toàn thân mệt mỏi, không có sốt.
Do đó, cần đi khám khi xuất hiện đau nghiêm trọng và không cải thiện khi nghỉ ngơi. Đau và hạn chế vận động cổ gáy ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân và lao động sản xuất.
Điều trị theo y học cổ truyền
Thể bệnh: Phong hàn.
Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn ôn thông kinh lạc.
Điều trị cụ thể: Thời gian điều trị tùy thuộc nhiều yếu tố như: t.uổi mắc, thời gian mắc, phương pháp điều trị… tuy nhiên, đối với đau cổ gáy do lạnh thông thường là từ 5 – 10 ngày.
Điều trị không dùng thuốc:
– Điện châm/hào châm: liệu trình ngày một lần.
– Xoa bóp bấm huyệt: liệu trình ngày một lần.
– Giác hơi: mỗi lần 10 – 15 ống giác cho vùng huyệt vai gáy.
– Thủy châm: tùy theo chỉ định của thuốc thủy châm, mỗi lần thủy châm 2 – 3 huyệt như Phong môn, Đại trữ.
– Cứu: liệu trình ngày 1 – 2 lần các huyệt Phong trì, Phong môn.
– Công thức huyệt: Phong trì, Phong môn, Đại trữ, Kiên tỉnh, Kiên ngung, Lạc chẩm, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, A thị huyệt.
Dùng thuốc y học cổ truyền:
– Thuốc thang sắc uống dùng bài “Quyên tý thang” gia giảm, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Cụ thể: Khương hoạt 9g, Tang chi 30g, Đương quy 12g, Tần giao 9g, Quế chi 8g, Bắc mộc hương 6g, Xuyên khung 12g, Đại táo 12g, Phòng phong 12g, Trích thảo 12g, Nhũ hương 6g, Sinh khương 4g.
Gia giảm:
– Có thoái hóa cột sống cổ gia: Cẩu tích 12g, Đỗ trọng 9g, Tục đoạn 12g, Cốt toái bổ 12g.
– Mệt mỏi, huyết áp trong giới hạn bình thường, gia thêm Hoàng kỳ 16g.
– Đau lan lên đầu, chóng mặt, huyết áp trong giới hạn bình thường, không buồn nôn, không nôn, gia thêm Đào nhân 12g, Hồng hoa 6g để tăng cường hoạt huyết.
– Đắp thuốc Y học cổ truyền: ngải cứu, các vị thuốc bào chế dạng cao (chứa nhiều thành phần: Quế, Hồi, Kê huyết đằng, Tô mộc,…).
Phối hợp các phương pháp của vật lý trị liệu: Chiếu đèn hồng ngoại, Paraphin, sóng ngắn, siêu âm trị liệu (tùy khả năng của từng cơ sở y tế).
Phòng bệnh đau vai gáy cấp do lạnh
– Tập thể dục: tập các tư thế đúng cho cột sống cổ và cần được duy trì thường xuyên.
– Không hút thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ tiến triển các bệnh mạch m.áu nhỏ, không tốt cho phần đĩa đệm giữa các đốt sống cổ.
– Lưu ý các tư thế: Tư thế ngồi; Mang vác vật nặng đúng cách; Tư thế nằm ngủ.
– Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, D, E…
– Nhận thức hành vi: khuyến khích người bệnh có thái độ, suy nghĩ tích cực, duy trì thư giãn.
– Tránh gió lạnh, tránh ăn các thực phẩm gây co cứng cơ như tôm, thịt bò.
– Tự xoa bóp bấm huyệt các huyệt Phong trì, Phong môn, giáp tích C2-C7, Đại trữ, Lạc chẩm, A thị huyệt động tác chủ yếu bấm, bóp, đ.ấm.