10 loại thực phẩm có hàm lượng muối lớn, trẻ càng ăn nhiều càng dễ mắc bệnh

Đối với t.rẻ e.m, ăn quá nhiều muối không chỉ dẫn đến ăn uống kém mà vấn đề lớn hơn là tiềm ẩn nguy cơ huyết áp cao, béo phì và bệnh tim mạch.

Dưới đây là 10 loại thực phẩm chứa nhiều muối, dù trẻ có thích đến mấy cha mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn:

1. Khoai tây chiên

10 loai thuc pham co ham luong muoi lon tre cang an nhieu cang de mac benh d1d 5591095

Hàm lượng natri trong khoai tây chiên khoảng 600mg/100g. Khoai tây chiên tuy giòn, ngon nhưng hàm lượng muối và chất béo rất cao, thỉnh thoảng có thể dùng để giải tỏa cơn thèm ăn của trẻ, không nên cho trẻ ăn hàng ngày.

2. Các loại thịt chế biến sẵn

Những loại thịt đóng hộp, xúc xích hay đồ xông khói thật sự rất ngon miệng nên nhiều gia đình thường trữ rất nhiều để cho trẻ ăn dần. Bên cạnh đó, các loại đồ vặt này cũng được bày bán tràn lan ngoài đường với giá rẻ ai cũng ăn hàng ngày. Thế nhưng, trong loại thực phẩm này lại chứa nhiều muối, làm tăng áp lực lên thận. Ngoài ra ăn quá nhiều còn tăng nguy cơ gây ung thư cho trẻ.

3. Các loại bim bim

10 loai thuc pham co ham luong muoi lon tre cang an nhieu cang de mac benh 818 5591095

Bim bim hay phồng tôm là một món ăn vặt cực kỳ ngon, rẻ mà lại dễ mua. Cứ ra bất kỳ tiệm tạp hóa nào cũng thấy nó bán nhan nhản, nhất là học sinh tan trường cũng đều có một gói trên tay. Thế nhưng theo các nhà nghiên cứu, bim bim, phồng tôm là thực phẩm chứa nhiều calo dễ gây tăng cân cùng các chất bảo quản nguy hiểm. Chúng cũng chứa một lượng muối khổng lồ gây áp lực cho nhiều cơ quan nội tạng cơ thể trẻ nhỏ.

4. Mì ăn liền, pizza, spaghetti

Mì ăn liền, pizza, spaghetti đều là những thực phẩm chứa nhiều muối tiềm ẩn bên trong nhân và bột bánh của chúng. Do đó càng cho trẻ ăn nhiều càng nhận lượng muối đi vào cơ thể nhiều hơn.

5. Rong biển

10 loai thuc pham co ham luong muoi lon tre cang an nhieu cang de mac benh 694 5591095

Rong biển là món ngon bổ sung các nguyên tố vi lượng kali, sắt nhưng hàm lượng natri cũng rất cao, đạt 1808mg/100g. Hiện nay, nhiều trẻ rất thích ăn rong biển khô là món ăn vặt, cha mẹ cần cho trẻ ăn càng ít càng tốt.

6. Mực khô nướng

Mực tốt cho sức khỏe và bổ dưỡng, nhưng hàm lượng natri thực sự không hề thấp, đạt 1867mg/100g. Mỗi lần ăn xong mực xé, uống một cốc nước to là trẻ không muốn ăn thực phẩm chính.

7. Thịt bò khô

10 loai thuc pham co ham luong muoi lon tre cang an nhieu cang de mac benh 0b1 5591095

Mặc dù thịt bò khô có chứa protein chất lượng cao nhưng hàm lượng natri tới 1967mg/100g nên đây là loại thực phẩm bố mẹ rất đáng phải lưu tâm khi cho con ăn.

8. Phi lê cá tuyết

Cá tuyết phi lê và mực khô nướng có thể nói là họ hàng ruột thịt khi chứa lượng muối lớn. Hàm lượng natri trong phi lê cá tuyết là 2132mg/100g, nó là vua của các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao.

9. Dải cay

10 loai thuc pham co ham luong muoi lon tre cang an nhieu cang de mac benh 3f6 5591095

Đây là một loại đồ ăn vặt nổi tiếng của Trung Quốc. Dải cay rất ngon nhưng nó không có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng natri trong miếng dải cay là 2740mg/100g, vì vậy chúng ta không nên cho trẻ ăn loại thực phẩm này.

10. Ô mai

10 loai thuc pham co ham luong muoi lon tre cang an nhieu cang de mac benh 8bd 5591095

Thật bất ngờ, món ăn vặt đứng đầu danh sách về hàm lượng natri hóa ra lại là ô mai được nhiều t.rẻ e.m thích ăn. Hàm lượng natri trong ô mai là 5905mg/100g, bỏ xa vị trí thứ 2. Đây mới là loại thực phẩm giữ vị trí top đầu với hàm lượng muối cực cao, bố mẹ hết sức lưu ý.

Kiểm soát lượng muối trong thức ăn của trẻ như thế nào?

Theo hướng dẫn sơ bộ, thực phẩm chứa hơn 0,6g natri trên 100g được coi là có nhiều muối. Bạn có thể tính ra lượng muối trong thực phẩm bằng cách nhân lượng natri với 2,5. Ví dụ, 1g natri trên 100g tương đương với 2,5g muối trên 100g.

Không chỉ muối, một loại gia vị khác cũng được khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 2 t.uổi ănĐỌC NGAY

– Không nên thêm muối vào thức ăn của bé dưới 1 t.uổi, vì vậy tốt nhất là không nên cho trẻ tiếp xúc với những món ăn vặt có hàm lượng natri cao.

– Nhu cầu natri hàng ngày của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 đến 3 t.uổi không được vượt quá 700mg (tương đương khoảng 1,75g) và hầu hết đã có trong thực phẩm, không cần bổ sung thêm.

– Nhu cầu natri của t.rẻ e.m từ 4 đến 6 t.uổi không vượt quá 900mg/ngày (tương đương với 2,25g muối ăn).

Đồ ăn nhẹ đề xuất cho trẻ sơ sinh

Trên thực tế, ngoài những món ăn vặt nhiều muối trong siêu thị, có rất nhiều món ăn vặt lành mạnh và bổ dưỡng có thể giải tỏa cơn ngán cho bé. Trái cây, hoa quả sấy khô, sữa và các sản phẩm từ sữa không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn rất ít muối, đặc biệt một số loại rau có thể dùng làm đồ ăn dặm như cà chua, cà chua bi, dưa chuột,… cho bé ăn dặm rất phù hợp.

Các thực phẩm bác sĩ điều trị ung thư khuyên bạn tránh xa

Các bác sĩ làm trong lĩnh vực chữa trị ung thư chia sẻ về những món ăn khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo.

Thịt chế biến sẵn

Đứng đầu danh sách những loại thực phẩm gây ung thư là các loại thịt chế biến sẵn. Tổ chức Y tế Thế giới xếp chúng nguy hiểm ngang hàng với t.huốc l.á và amiăng.

cac thuc pham bac si dieu tri ung thu khuyen ban tranh xa eb6 5343577

Ảnh minh họa: On Health

Trong đó có xúc xích, thịt xông khói và giăm bông dễ dẫn tới ung thư đại trực tràng. Chỉ ăn 50g thịt chế biến mỗi ngày (khoảng hai lát giăm bông) có thể làm tăng 18% khả năng ung thư ruột kết.

Mối nguy tới từ phương pháp chế biến bao gồm hun khói, thêm muối, chất bảo quản. Khi một số loại thịt được nấu chín, natri nitrit kết hợp với các amin tự nhiên trong thịt để tạo thành hợp chất N-nitroso gây ung thư.

Ioana Bonta, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm Y tế ở Newnan, Georgia (Mỹ), cho biết: “Tôi tránh thực phẩm hun khói do có nitrat”.

Thịt nướng

cac thuc pham bac si dieu tri ung thu khuyen ban tranh xa 109 5343577

Ảnh minh họa: Precisionnutrition

Nhiệt độ cao được sử dụng trong quá trình nướng sẽ tạo ra các amin gây ung thư. Tiến sĩ Steven G. Eisenberg là bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Hiệp hội Nghiên cứu ung thư California (Mỹ). Ông không ăn bất kỳ loại thịt đỏ nào mà tập trung vào protein và cá.

Trong khi đó, tiến sĩ Bonta ăn một lượng nhỏ thịt đỏ nhưng nấu chín kỹ.

Chất béo chuyển hóa

cac thuc pham bac si dieu tri ung thu khuyen ban tranh xa 65a 5343577

Ảnh minh họa: The Healthy

Chất béo chuyển hóa dầu thành chất béo rắn, giúp tăng thời hạn sử dụng và độ ổn định hương vị của thực phẩm. Chúng có trong bơ thực vật, bánh quy giòn, ngũ cốc, kẹo, bánh nướng, bánh quy, khoai tây chiên, đồ ăn nhanh, nước xốt salad, chất béo, đồ chiên và nhiều loại thực phẩm khác.

Dù vậy, tiến sĩ Eisenberg cho hay, những chất béo này làm tăng chứng viêm có liên quan mật thiết đến tỷ lệ béo phì tăng cao.

Đồ hộp

cac thuc pham bac si dieu tri ung thu khuyen ban tranh xa d3c 5343577

Ảnh minh họa: Bicycling

Giáo sư Anton Bilchik làm việc tại Viện Ung thư John Wayne tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California (Mỹ). Ông giải thích: “Trong đồ hộp có chất bảo quản được chứng minh là có thể gây ung thư ở động vật”.

Bisphenol, còn được gọi là BPA, liên quan đến ung thư vú và tuyến t.iền liệt. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Canada đã phân tích 200 hộp thực phẩm và phát hiện ra rằng gần 2/3 trong số đó có BPA.

Đồ chua

cac thuc pham bac si dieu tri ung thu khuyen ban tranh xa d9d 5343577

Ảnh minh họa: The Healthy

Tiến sĩ Bilchik cho biết, những thực phẩm này chứa một số chất bảo quản và nitrat dễ gây ung thư. Ăn một lượng lớn thực phẩm ngâm chua làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, thực quản, tuyến giáp và buồng trứng.

Thực phẩm nhiều muối

cac thuc pham bac si dieu tri ung thu khuyen ban tranh xa b26 5343577

Ảnh minh họa: DTNext

Bác sĩ Victoria Manax là Giám đốc y tế của Mạng lưới Hành động Ung thư tuyến tụy. Theo Tiến sĩ Manax, quá nhiều muối dẫn đến huyết áp cao và có mối liên quan tới ung thư dạ dày, mũi, họng và tuyến tụy.

Thêm vào đó, ăn nhiều muối dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch, loãng xương và béo phì.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *