Không phải ai cũng biết rằng hạt chanh có công dụng chữa ho, chữa táo bón, giải độc khi bị rắn cắn.
Tác dụng của trái chanh đối với sức khỏe đã được biết đến hàng thế kỷ nay, trong đó quan trọng nhất là tác dụng chống khuẩn, diệt vi-rút, tăng khả năng miễn dịch và tác dụng giảm cân nhờ khả năng hỗ trợ tiêu hóa và giải độc gan. Chanh có chứa nhiều chất có lợi như axit xitric, canxi, magiê, vitamin C, flavonoid sinh học, pectin, limonin, các chất hỗ trợ miễn dịch và kháng khuẩn.
Bài Viết Liên Quan
- Những sai lầm khi ăn hải sản có thể gây họa bệnh tật, c.hết người
- Hơn 50% người bị tăng huyết áp không biết mình bị mắc bệnh
- Nấu cơm kiểu này vừa mất hết chất, vừa rước đủ bệnh vào người
(Ảnh minh họa)
Hạt chanh chứa acid palmitric, oleic, linoleic, stearic và chất đắng lemonin cùng pepolimonin là vị thuốc có công dụng chữa ho rất tốt. Các tài liệu về thảo dược cho rằng hạt chanh sát trùng rất hiệu quả, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về nấm da. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên dùng hạt chanh để ăn hoặc uống nhằm đối phó với các loại ký sinh trùng nguy hiểm trong cơ thể.
Điều bạn cần là chuẩn bị:
– 10g hạt chanh.
– 15g hoa đu đủ đực.
– 15g lá hẹ.
– 20ml nước.
Bạn đem nghiền nát toàn bộ dược liệu trên, hòa với nước rồi thêm vào chút mật ong hoặc chút đường kính. Chia phần hỗn hợp trên thành 3 lần uống/ ngày, dùng vài ngày cho đến khi hết ho. Với trường hợp bị rắn cắn, cần dùng 20g hạt chanh tươi hoặc hạt chanh phơi khô.
Người Ai cập cổ đại tin rằng chanh có tác dụng chống lại nhiều loại chất độc rất hiệu quả. Một nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh được điều này.
Người bị rắn cắn bỏ hết số hạt chanh trên vào miệng nhai nát nhừ, uống phần nước và nhả phần bã ra, lấy phần bã vừa nhả đắp trực tiếp vào vết cắn. Đây là phương pháp dựa trên kinh nghiệm của người dân ở một vài địa phận miền núi nước ta và tại một số địa phương của đất nước Ấn Độ, Ai Cập.
Bạn hãy để ý phần chất nhầy bao quanh hạt chanh khi vắt chanh vào nước. Chất nhầy này có chứa các hoạt chất giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi các vi khuẩn hữu ích trong ruột, đồng thời dung dịch chất nhầy này cũng thúc đẩy sự co bóp của ruột già, giúp quá trình đào thải các chất cặn bã trong c tể diễn ra nhanh và dễ dàng hơn.
Làm cách nào để chọn được những quả chanh đạt tiêu chuẩn?
Lưu ý rằng, chọn chanh nhỏ vừa phải, có cành, cầm thấy nặng tay và sáng màu. Bạn không nên mua những quả chanh quá to, bóng nhoáng bởi rất có thể nó đã bị kích thích tăng trưởng. Lượng nước trong những quả chanh nhỏ thường nhiều và có chất lượng hơn so với những quả to nhưng nhẹ.
Không chọn những quả chanh có mùi hắc, khó chịu. Bạn có thể kiểm tra bằng cách, để chanh vào túi ni lông, túm lại trong chốc lát, rồi mở ra ngửi. Nếu có hóa chất tồn dư thì sẽ có mùi hơi hắc. Mùi hắc khó chịu này là do sau khi phun thuốc xong, không có đủ thời gian cách ly mà đã đưa quả chanh ra thị trường để bán.
Khi dùng tay bấm nhẹ lớp vỏ bên ngoài, nếu thấy tinh dầu b.ắn ra thì đây là loại chanh đạt chất lượng, không bị ngâm trong hóa chất bảo quản.
Nhiễm độc nặng, hoại tử tay do bị rắn hổ mèo cắn
Bệnh nhân nhập viện sau 2 ngày bị rắn hổ mèo cắn trong tình trạng lờ đờ, sưng nề, hoại tử lan rộng từ bàn tay lên cẳng tay.
Rắn hổ mèo (Hình minh họa)
Mới đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận đã cứu sống một bệnh nhân PNT (46 t.uổi, ngụ Phước Thuận, Ninh Thuận) bị rắn hổ mèo cắn.
Bệnh nhân T. nhập viện ngày 24-8 sau 2 ngày bị rắn hổ mèo cắn trong tình trạng lờ đờ, sưng nề, hoại tử lan rộng từ bàn tay lên cẳng tay.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị tổn thương nội tạng (gan, thận, tim) kèm rối loạn đông m.áu do nhiễm độc nặng.
Ngay lập tức bệnh nhân được thẩm tách siêu lọc m.áu, kháng sinh, cắt lọc vết thương hoại tử và hội chẩn trực tuyến với bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
BS CK 2 Thái Phương Phiên, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh tỉnh Ninh Thuận, cho biết: “Mặc dù trước đây bệnh viện cũng tiếp nhận và điều trị thành công nhiều trường hợp bị rắn độc cắn, nhưng đây là trường hợp đầu tiên bị rắn hổ mèo cắn gây n.hiễm t.rùng nhiễm độc nặng, tổn thương đa cơ quan, được cứu sống nhờ phối hợp thẩm tách siêu lọc m.áu, cắt lọc vết thương và các biện pháp hỗ trợ khác”.
Sau một thời gian điều trị, hiện bệnh nhân đã xuất viện với bàn tay lành dần và chờ ghép da.
Được biết, đến nay chưa có huyết thanh kháng nọc rắn hổ mèo đặc hiệu. Điều trị triệu chứng là biện pháp duy nhất trong khi chờ đợi nọc rắn được thải trừ.
Rắn hổ mèo có tên khoa học là Naja siamensis (tiếng Anh là Indochinese spitting cobra), thuộc họ rắn hổ (Elapidae family). Rắn có màu vàng xanh nhạt, dài khoảng 0,2 – 1,5 m, nặng 100 – 3000g, có thể phình mang (có hình hai mắt kính nhưng không có gọng kính), dựng đầu cao và phun được nọc rắn.
Rắn thường sống vùng cao, khô ráo như các ụ mối, hang hốc hoặc xung quanh nhà như dưới các đóng củi, dưới chuồng gà hay chuồng heo, các hang hốc quanh nhà để tìm kiếm mồi Ở nước ta, rắn hổ mèo thường gặp ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.