Có rất nhiều loại dầu ăn khác nhau nhưng một bà nội trợ thông minh chắc chắn cần phải biết một số loại nếu ăn thường xuyên sẽ gây hại cho cơ thể.
Có rất nhiều loại dầu ăn khác nhau trong cuộc sống, như dầu đậu phộng, ngô, hạt cải, đậu nành, ô liu… Sự đa dạng của các loại dầu ăn mặc dù có thể mang tới cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, nhưng nếu không nắm rõ được thành phần và sử dụng sai cách, bạn sẽ vô tình khiến sức khỏe gặp nguy hiểm.
Vậy, một câu hỏi được đặt ra là, nếu ăn quá nhiều loại dầu nào sẽ gây hại cho sức khỏe. Sau đây là 4 loại dầu, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần phải hạn chế sử dụng càng nhiều càng tốt.
1. Mỡ heo
Bài Viết Liên Quan
- Chất làm ngọt nhân tạo có thể gây tăng cân và mắc bệnh tiểu đường
- Tấm lòng vàng dành cho Quỹ khuyến học
- Chuyên gia ung bướu chia sẻ về chất kịch độc trong cốc giữ nhiệt giả
Nhắc đến mỡ heo chắc ai cũng không quá xa lạ. Đây là mỡ động vật bình thường, đặc biệt được những gia đình nông thôn sử dụng nhiều. Mỡ heo khi được dùng để xào hoặc hầm sẽ có mùi vị rất thơm. Thế nhưng, dưới góc độ sức khỏe an toàn, nó là loại mỡ động vật khó tiêu, so với dầu thực vật thì nó chứa lượng calo cao hơn nhiều so với dầu thực vật, và hàm lượng axit béo bão hòa cao tới khoảng 40%.
Bác sĩ khuyến nghị, hàm lượng chất béo bão hòa tiêu thụ mỗi ngày không được vượt quá 10% tổng lượng calo. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ dẫn đến tăng nồng độ cholesterol trong m.áu và tăng nguy cơ béo phì, nên hạn chế nghiêm ngặt việc tiêu thụ chất này. Đặc biệt, các món như thịt ba chỉ kho, không nên ăn quá nhiều.
2. Dầu dừa
Dầu dừa thu được bằng cách nghiền nát, hấp và vắt dừa khô. Đây là một loại dầu thực vật tự nhiên và tốt cho sức khỏe, có mùi thơm dừa nồng nhưng cần ăn ít.
Dầu dừa là một loại dầu bão hòa, có thành phần axit béo hơn 90%, loại dầu này không dễ tiêu hóa, gây khó khăn trong việc chuyển hóa, dễ làm tăng cholesterol và không có lợi cho việc ổn định đường huyết.
3. Dầu cọ
Dầu cọ là chất béo được ép từ quả cọ, không dễ bốc khói khi đun ở nhiệt độ cao, chiên lên có màu sắc đẹp mắt, giá thành rẻ nên nó cũng được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm như chiên rán. Khoai tây chiên, bánh gạo chiên…, về cơ bản sử dụng dầu cọ.
Dầu cọ chứa nhiều axit béo bão hòa lên đến 49,3%. Vì vậy, bạn nên cẩn thận và ăn ít đồ ăn có chứa dầu cọ. Đồ chiên rán bán bên ngoài ăn càng ít càng tốt, tốt nhất là không nên ăn.
4. Dầu nhân tạo
Margarine là tên gọi chung để chỉ kem, bơ…, nói chung là các chất béo được chiết xuất từ sữa. Chất này thường được sử dụng trong bánh mì và bánh ngọt. Pizza, bánh ngọt và các loại thực phẩm khác thường có nguyên liệu không thể thiếu là bơ.
Tuy nhiên, bơ cũng tương tự như các loại dầu mỡ khác, nó cũng chứa nhiều axit béo bão hòa, hàm lượng cholesterol cao và lượng calo cực cao. Do đó, hãy cố gắng phết ít bơ khi ăn bánh mì và hạn chế mua thực phẩm đóng gói có bơ trong danh sách thành phần càng ít càng tốt.
Sử dụng dầu như thế nào để tốt cho sức khỏe hơn?
1. Dầu ăn nên được thay thế bằng nhiều loại khác luân phiên nhau. Một loại được sử dụng trong một thời gian, sau đó thay thế bằng loại khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
2. Không nên mua một lúc các chai lớn dầu ăn, dầu ăn sau khi mở nắp rất dễ bị biến chất. Do đó, nên sử dụng hết dầu ăn trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp, mỗi lần mua dầu nên mua loại chai nhỏ.
3. Thành phần dinh dưỡng của dầu động vật và dầu thực vật là khác nhau. Ăn ít dầu động vật và nhiều dầu thực vật hơn. Nói một cách tương đối, thực vật lành mạnh hơn.
4. Khi nấu ăn, nên sử dụng nhiều phương pháp hấp, luộc, hầm, om, salad. Hạn chế nấu theo kiểu chiên rán, quá nhiều dầu mỡ.
Kích thích vị giác với thịt ba chỉ kho kiểu Đài Loan
Lu Rou Fan là món thịt ba chỉ ninh nhừ có màu nâu cánh gián của người Đài Loan (Trung Quốc). Miếng thịt thường được cắt miếng nhỏ 2×2 cm, ăn kèm với cơm trắng và rau cải.