Để nâng cao nhận thức về việc một số tư thế hằng ngày có thể khiến chúng ta đau đớn, Bright Side đã lưu ý những điều sau.
Nhiều người thích nằm sấp nhưng tư thế này có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe – SHUTTERSTOCK
Hãy nhớ rằng nếu bạn bị bất kỳ loại đau nào, bạn nên đi khám.
1. Tư thế xấu khi làm việc trên máy tính xách tay
Khi dành nhiều thời gian ngồi với tư thế cong lưng hoặc tư thế vai hướng ra ngoài và khom lưng, chúng ta có thể bị đau thắt lưng và đau xung quanh khu vực trung tâm của lưng.
Ngoài ra, chúng ta thường cảm thấy rất khó chịu ở cổ hoặc phần trên của vai, vì cổ phải đối phó với tình trạng căng kéo dài khi nhìn thẳng vào màn hình trong nhiều giờ.
Giữ vai được thư giãn và khuỷu tay đặt trên cơ thể. Để lưng tựa hoàn toàn vào lưng ghế. Ngoài ra, hãy tạo một góc 90 – 100 độ giữa hông và đầu gối.
Không nên co chân cao ngang hông hoặc để chân trên không.
Có thể đặt phần trên của màn hình máy tính xách tay trong tầm nhìn ngang, sao cho cổ không phải cố gắng nhiều, theo Bright Side.
2. Cong lưng khi gắng sức
Một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét là không cong lưng hoặc thắt lưng khi gắng sức.
Dang rộng hai chân và uốn cong đầu gối, như động tác squat. Siết cơ bụng khi giữ vật, giữ vật này càng gần cơ thể càng tốt, đồng thời sử dụng cơ của hông và đầu gối. Luôn thẳng lưng, làm động tác ngồi xổm không bị vặn cột sống về phía trước.
3. Ngủ nằm sấp
Nhiều người thích nằm sấp nhưng tư thế này có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe, vì buộc cổ và hàm ở vị trí không tự nhiên. Từ đó, có thể dẫn đến tổn thương cơ, đau cổ hoặc thậm chí là tật vẹo cổ.
Để bỏ thói quen xấu này, có thể nằm sấp cho đến khi chuẩn bị chìm vào giấc ngủ. Sau đó, thay đổi tư thế nằm nghiêng.
Để không trở lại tư thế cũ, có thể kê một chiếc gối bên cạnh và ôm gối.
4. Mang ba lô một bên vai
Mang ba lô một bên vai có thể gây co cứng và đau cổ – SHUTTERSTOCK
Khi mang ba lô ở một bên vai, cơ thể có xu hướng cân bằng trọng lượng đó với phía bên kia thân mình. Đó là lý do tại sao cách mang ba lô này có thể gây co cứng và đau cổ, đặc biệt là nếu ba lô nặng hoặc nếu không thỉnh thoảng chuyển bên sang vai kia, theo Bright Side.
Chỉ mang những gì rất cần và chuyển ba lô từ vai này sang vai khác để không làm mất cân bằng tác động của trọng lượng lên cơ thể.
Nên để những thứ nặng nhất ở dưới cùng và những thứ nhẹ nhất ở trên cùng để không ảnh hưởng đến cổ khi chuyển động.
5. Vừa đi vừa nhìn xuống điện thoại
Vừa đi vừa cuối đầu nhìn vào điện thoại, cổ và lưng sẽ bị ảnh hưởng. Để đạt được tư thế thích hợp, cột sống cần phải ở một vị trí tối ưu. Nếu không, có thể dẫn đến mất cả thăng bằng và cử động khớp sai cách. Tất nhiên, đầu tiên là chấn thương hoặc đau cơ nếu thường xuyên làm việc này.
Thực hiện một số loại bài tập thể dục tăng cường cơ lưng, xương chậu và bụng. Ngoài ra, duy trì cân nặng hợp lý là chìa khóa để tránh các vấn đề về lưng. Cố gắng tránh đi giày cao gót quá cao và không thoải mái và đảm bảo những thứ bạn thường nhìn hoặc sử dụng có độ cao thích hợp.
6. Ngồi để nguyên ví trong túi quần sau
Khi ngồi không đúng tư thế, dây thần kinh tọa có thể chịu hậu quả trước tiên.
Thói quen này ngoài việc gây khó chịu, còn có thể dẫn đến cơn đau dữ dội ở dây thần kinh tọa, nơi kết nối tủy sống với đùi ngoài. Nếu không được khắc phục kịp thời, tình trạng này có thể trở thành vĩnh viễn.
Đảm bảo ngồi đúng tư thế, lấy ví ra khỏi túi và đặt chân trên mặt đất. Không để chân dưới mông.
7. Bắt chéo chân trong một khoảng thời gian dài
Bắt chéo chân trong thời gian dài có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch, cũng có thể khiến dễ bị đông m.áu hơn. Từ đó, có thể làm tổn thương nghiêm trọng mô hoặc gây hại cho dây thần kinh tọa và các nhánh của nó, và các biến chứng khác.
Giữ hai chân song song mọi lúc. Bàn chân luôn dặt trên sàn nhà, lưng phải luôn thẳng, theo Bright Side.
Động tác kiễng chân rất đơn giản, chỉ cần kiên trì kiễng chân 3 phút mỗi ngày, cơ thể nhận 4 lợi ích này
Theo các chuyên gia Đông y, động tác kiễng chân rất đơn giản này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cả nam và nữ đều nên tập thường xuyên.
Tất cả các bệnh bắt đầu từ lạnh, và lạnh phát triển từ bàn chân. Từ xa xưa, bàn chân là bộ phận quan trọng để chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh tật, bàn chân là nơi xa tim nhất, khí huyết lưu thông không thông suốt. Thêm vào đó, vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, và bàn chân thường lạnh và cứng. Kiên trì thực hiện động tác kiễng chân mỗi ngày sẽ giúp chân và cơ thể khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Động tác kiễng gót chân không lạ với bất kỳ ai, nhưng khi tập luyện đều đặn lại trở thành một phương pháp dưỡng sinh vô cùng tốt. Mỗi ngày chỉ cần vài phút đồng hồ, giúp bạn có thể dưỡng thận, dưỡng khí huyết.
Theo Đông y, vùng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, mỗi huyệt vị lại liên quan đến các hoạt động khác nhau trong cơ thể. Thông qua việc kích thích các huyệt vị này có thể khiến khí huyết lưu thông, vừa phòng bệnh, vừa trị bệnh.
Tác dụng của việc kiễng chân mỗi ngày
1. Dưỡng thận khí: Trung y cho rằng mặt trong của bàn chân là nơi giao nhau của kinh mạch thận, kinh mạch gan và kinh mạch lá lách, bằng cách thường xuyên kiễng chân có thể bảo vệ các kinh mạch. Sau t.uổi 30, thận sẽ ngày càng yếu đi và sẽ không đủ dương khí, dẫn đến các hiện tượng như phù nề vùng thân dưới, cơ thể sẽ cảm giác bị lạnh và hay bị sợ lạnh. Lúc này, việc đứng nhón chân thường xuyên có thể bổ sung dương khí cho thận.
2. Giảm đau thắt lưng: Do kiễng chân run lên có thể kích thích khai thông kinh mạch bàng quang, thúc đẩy kinh mạch thông suốt, có thể giảm đau và ngăn ngừa chứng đau thắt lưng, khí huyết kém lưu thông.
Ảnh minh họa
3. Bảo vệ tim: Ở trạng thái kiễng chân sẽ thúc đẩy sự co và bóp của cơ bắp chân, sau đó thúc đẩy quá trình đưa m.áu trở lại tim, tim được bảo vệ hiệu quả, có thể thúc đẩy cơ thể khỏe mạnh hơn.
4. Cơ bắp khỏe mạnh: Các cơ của cơ thể con người cần được vận động thường xuyên để tránh bị teo, nếu cơ chân phát triển thì có thể cải thiện và đảm bảo chức năng thăng bằng của cơ thể khi đứng, đồng thời có thể nâng cao khả năng chịu đựng khi đi, đứng, chạy và nhảy. Bài tập kiễng chân sẽ giúp tăng cường cơ bắp của chân.
Phương pháp tập luyện kiễng gót chân cụ thể:
1. Đứng kiễng gót chân
Giữ cơ thể đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai và hít thở sâu : Từ từ kiễng gót chân hết cơ giữ nguyên tư thế từ 5 – 10 giây, sau đó hạ từ từ gót chân chạm đất, lặp lại động tác từ 5 – 10 lần mỗi nhịp. Ngày tập từ 2 – 3 lần có thể là sáng sớm, cuối chiều hoặc trước khi đi ngủ.
2. Đi kiễng chân
Mỗi lần đi từ 30 đến 50 bước, nghỉ ngơi một lúc, sau đó lặp lại vài lần nữa tùy theo thể trạng của bạn, với tốc độ vừa phải, thoải mái.
3. Ngồi kiễng chân
Ngồi trên một chiếc ghễ, giữ cho đầu gối và đùi ngang với nhau, có thể đặt hai chai nước suối hoặc một vật nặng trên đùi để tập tạ, mỗi lần kiễng chân 30-50 lần, có thể tự điều chỉnh tốc độ.
Lời khuyên về sức khỏe: Thường xuyên ngâm chân
Ảnh minh họa
Tuy kiễng chân tốt nhưng kết hợp với ngâm chân cũng là cách tốt để bảo vệ đôi chân của bạn. Vừa đẩy nhanh quá trình lưu thông m.áu, giảm mệt mỏi vừa có thể nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Ngâm chân có thể giúp giảm chứng mất ngủ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Khi ngâm chân, bạn có thể cho một ít đá cuội vào, cũng có thể chà xát lòng bàn chân. Ngoài ra, đối với một số chị em sợ lạnh, mùa đông tuần hoàn m.áu chân không được thông suốt thì việc ngâm chân có thể cải thiện tình trạng tay chân lạnh hiệu quả.
Hơn nữa, lòng bàn chân tập trung rất nhiều huyệt đạo, kinh mạch và khu phản chiếu, nếu thường xuyên ngâm chân có thể giải tỏa căng thẳng, giúp toàn thân khỏe mạnh. Kiến nghị ngâm chân trong nước nóng khoảng 40 độ C trong 20 phút có thể giảm đau đầu hiệu quả, do mạch m.áu ở bàn chân giãn nở dưới sức nóng, m.áu c.hảy về chi dưới, xung huyết não thuyên giảm, giảm triệu chứng đau đầu.