Khi tình trạng tăng huyết áp của bệnh nhân không đáp ứng hoặc đáp ứng rất kém với điều trị thì có thể tình trạng tăng huyết áp kháng trị đã xảy ra. Vậy tăng huyết áp kháng trị là gì, do nguyên nhân gì gây nên và có thể được điều trị như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp mắc tăng huyết áp, chỉ số huyết áp của bệnh nhân đều sẽ được kiểm soát nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị. Tuy nhiên, cũng có số ít các trường hợp mà huyết áp không thể được kiểm soát dù đã được áp dụng tích cực các phương pháp kiểm soát huyết áp thông thường. Và các trường hợp như vậy được gọi là tăng huyết áp kháng trị, hay còn gọi là tăng huyết áp kháng thuốc.
1. Tăng huyết áp kháng trị là gì?
Về định nghĩa, tăng huyết áp kháng trị được hiểu là tình trạng tăng huyết áp khó kiểm soát khi áp dụng các phương pháp điều trị thông thường, hoặc cần sử dụng các biện pháp điều trị đặc biệt hơn để kiểm soát huyết áp.
Ngày nay, để chuẩn hóa tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp kháng trị, người ta xem bệnh nhân bị tăng huyết áp kháng trị khi huyết áp lớn hơn mức 140/90mmHg mặc dù đã sử dụng tới 3 loại thuốc điều trị tăng huyết áp và trong đó có một thuốc thuộc nhóm thuốc lợi tiểu.
Hoặc những trường hợp bệnh nhân có huyết áp nhỏ hơn 140/90mmHg nhưng cần phải sử dụng đến 4 loại thuốc để đạt được mức huyết áp trên thì cũng được xem như một tình trạng tăng huyết áp kháng trị.
Vì vậy, tăng huyết áp kháng trị là tình trạng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp kháng trị là tình trạng tăng huyết áp đáp ứng kém hoặc rất kém với các phương pháp điều trị(Ảnh: Internet)
2. Các nguyên nhân nào gây nên tình trạng tăng huyết áp kháng trị?
Tăng huyết áp kháng trị có thể bị gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là những nguyên nhân khách quan do bệnh lý hoặc cũng có thể là nguyên nhân chủ quan từ phía bệnh nhân và bác sĩ điều trị.
Những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tăng huyết áp kháng trị ở bệnh nhân bao gồm:
– Bệnh nhân tuân thủ điều trị không tốt: Điều trị tăng huyết áp là một quá trình lâu dài, diễn ra liên tục và không được ngắt quãng. Điều này khiến nhiều bệnh nhân không thể kiên trì theo đuổi điều trị, khiến cho quá trình điều trị không được tuân thủ tốt và diễn ra đều đặn như yêu cầu. Nó khiến cho huyết áp của bệnh nhân không thể được kiểm soát.
– Lối sống không được điều chỉnh thích hợp: Chỉ số huyết áp của bệnh nhân phụ thuộc rất nhiều vào lối sống thường ngày. Việc chỉ sử dụng thuốc mà không có một chế độ sinh hoạt lành mạnh là không đủ để hạ huyết áp cho bệnh nhân. Ăn uống quá mặn, hút t.huốc l.á, nghiện rượu, béo phì, lười hoạt động thể lực,… là những nguyên nhân có thể khiến việc sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp không có hiệu quả, gây nên tình trạng tăng huyết áp kháng trị.
– Sử dụng các thuốc gây tăng huyết áp: Một số thuốc khi sử dụng có thể gây nên tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân, chẳng hạn như liquorice, cocaine, corticoid, thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs),… Nếu không được sử dụng đúng cách, nó có thể là nguyên nhân gây nên tăng huyết áp kháng trị ở bệnh nhân.
– Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Ngày nay, người ta đã phát hiện được những mối quan hệ giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ và tình trạng kháng điều trị tăng huyết áp. Hội chứng này làm gia tăng tần suất xuất hiện của tăng huyết áp kháng trị.
– Không điều trị được căn nguyên gây tăng huyết áp: Với các bệnh nhân bị tăng huyết áp thứ phát, chỉ số huyết áp của bệnh nhân rất khó được kiểm soát nếu không thể điều trị được bệnh lý là căn nguyên gây nên tăng huyết áp hoặc không thể tìm được chính xác căn nguyên gây bệnh.
Ngoài ra, khi mắc tăng huyết áp kháng trị mà đã loại trừ hầu hết các nguyên nhân thường gặp thì bác sĩ có thể sẽ cân nhắc đến yếu tố hormon hoặc các vấn đề về mạch m.áu của bệnh nhân.
Lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp kháng trị (Ảnh: Internet)
3. Chẩn đoán tăng huyết áp kháng trị
Nhìn chung chẩn đoán tăng huyết áp kháng trị không phải là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác và khách quan của chẩn đoán thì cần phải thỏa mãn hai nhóm điều kiện bao gồm:
– Chỉ số huyết áp: Huyết áp của bệnh nhân lớn hơn 140/90 mmHg khi đã dùng tới ba nhóm thuốc kết hợp và trong đó có một thuốc thuộc nhóm thuốc lợi tiểu. Hoặc bệnh nhân phải sử dụng đến 4 nhóm thuốc kết hợp mới có thể duy trì huyết áp dưới 140/90mmHg.
– Loại trừ các yếu tố làm sai lệch kết quả đo:
Bệnh nhân phải được đo huyết áp với dụng cụ thích hợp, băng quấn huyết áp không được quá lớn hoặc quá nhỏ so với kích thước tay của bệnh nhân.
Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi trước khi tiến hành đo huyết áp trong vòng ít nhất 5 đến 10 phút.
Tránh khiến bệnh nhân bị căng thẳng, không sử dụng rượu bia, t.huốc l.á hoặc cafe trước khi đo huyết áp,… các yếu tố bất lợi này có thể làm tăng huyết áp của người bệnh, điều này dễ dẫn đến chẩn đoán sai lầm tăng huyết áp kháng trị.
– Chắc chắn rằng bệnh nhân không có tình trạng tăng huyết áp áo choàng trắng. Tăng huyết áp áo choàng trắng là tình trạng mà chỉ số huyết áp của bệnh nhân tăng lên cao khi được kiểm tra bởi bác sĩ hoặc ở cơ sở y tế, tuy nhiên chỉ số huyết áp lại bình thường khi kiểm tra tại nhà.
Khi đã thỏa mãn các điều kiện về chỉ số huyết áp không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với điều trị, đồng thời không có yếu tố nào làm sai lệch kết quả đo huyết áp thì người bệnh có thể được chẩn đoán mắc tăng huyết áp kháng trị.
4. Điều trị tăng huyết áp kháng trị
Khi tăng huyết áp kháng trị xảy ra, vấn đề điều trị cần được tiến hành với thái độ tích cực và khẩn trương hơn để giúp hạ huyết áp cho bệnh nhân. Các biện pháp điều trị tăng huyết áp kháng trị chính bao gồm:
– Sử dụng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị cần chắc chắn rằng bản thân sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp loại bỏ được tình trạng tăng huyết áp kháng trị do dùng thuốc không đúng cách.
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ là cực kỳ quan trọng để điều trị tăng huyết áp kháng trị (Ảnh: Internet)
– Áp dụng lối sống khoa học: Bệnh nhân tăng huyết áp cần xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học, điều này rất có ý nghĩa trong kiểm soát huyết áp ở người bệnh. Các nội dung cần thay đổi trong chế độ sống của bệnh nhân bao gồm ăn nhạt, hoạt động thể lực ở mức hợp lý sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ, không sử dụng rượu bia, t.huốc l.á,…
– Giải quyết nguyên nhân gây tăng huyết áp: Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp thứ phát thì chỉ khi điều trị được bệnh lý là căn nguyên gây tăng huyết áp thì mới có thể kiểm soát huyết áp có hiệu quả cho bệnh nhân. Vì vậy, bác sĩ cần phải tích cực khai thác các thông tin cần thiết để có thể xác định được nguyên nhân gây tăng huyết áp trên bệnh nhân nhằm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
– Sử dụng ít nhất ba loại thuốc điều trị tăng huyết áp: Bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị nên được sử dụng ít nhất ba loại thuốc điều trị tăng huyết áp, trong đó bao gồm cả thuốc kháng aldosterol chẳng hạn như spironolacton.
– Theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà và thăm khám định kỳ: Bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi huyết áp của bản thân tại nhà và ghi chú lại kết quả kiểm tra hằng ngày làm dữ liệu để đ.ánh giá hiệu quả kiểm soát huyết áp. Quá trình kiểm tra huyết áp phải được diễn ra đúng kỹ thuật, nên thực hiện đo huyết áp bằng các loại máy đo huyết áp với băng quấn ở cánh tay hơn là cổ tay. Đồng thời người bệnh cũng cần thực hiện tốt lịch thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế để giúp bác sĩ có thể theo dõi được diễn tiến của bệnh.
Qua đây thấy rằng, tăng huyết áp kháng trị là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm và cần được xử lý nhanh chóng để kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân, tránh biến chứng xảy ra. Do đó, nếu chỉ số huyết áp của bản thân không cải thiện hoặc cải thiện rất ít sau điều trị thì bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để chẩn đoán và xử trí nếu có tăng huyết áp kháng trị xảy ra.
Tại sao tăng huyết áp lại dùng thuốc lợi tiểu?
Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng thuốc furosemide, tôi tra ra là thuốc lợi tiểu. Vậy tại sao tôi lại dùng thuốc này? Khi uống thuốc cần chú ý gì không? Xin cảm ơn!
Trần Thị Hoa (Hà Nội)
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có kê đơn dùng thuốc lợi tiểu. Ở người bệnh tăng huyết áp, do lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể khiến thành động mạch chịu thêm nhiều áp lực.
Thuốc lợi tiểu sẽ tác động đến thận nhằm tăng lượng muối và nước thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu cũng giúp thành động mạch co giãn nhiều hơn, m.áu lưu thông một cách dễ dàng hơn. Nhờ 2 yếu tố trên, áp lực lên động mạch sẽ giảm xuống đáng kể, đưa mức huyết áp về ngưỡng an toàn.
Một số nghiên cứu còn cho thấy thuốc lợi tiểu hỗ trợ rất tốt cho các loại thuốc điều trị tăng huyết áp khác như thuốc ức chế beta, chất ức chế men chuyển angiotensin… khắc phục được tác dụng phụ giữ nước trong cơ thể khi dùng các thuốc này. Vì thế, thuốc lợi tiểu thường được kê đơn như lựa chọn đầu tiên, hoặc một thành phần trong thuốc phối hợp theo liều cố định để giúp người bệnh kiểm soát mức huyết áp hiệu quả nhất.
Furosemide nằm trong nhóm thuốc lợi tiểu thiazide. Các thuốc trong nhóm này được chọn dùng đầu tiên để điều trị tăng huyết áp nhẹ và các vấn đề về tim mạch khác liên quan đến huyết áp.
Thuốc làm giảm nồng độ Na dương thành mạch, làm giảm nhạy cảm của thành mạch với cathecolamin, do đó làm giảm sức cản của hệ tuần hoàn, nhưng phải được điều trị trong nhiều tuần mới thấy rõ tác dụng. Ngoài điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu còn được dùng trong điều trị suy tim, phù phổi cấp, bệnh thận, hội chứng thận hư…
Tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra là: Đi tiểu thường xuyên, mất nước (nếu uống nước không giảm bớt tình trạng này, thấy khát, khô miệng, nước tiểu có màu vàng đậm, táo bón, người bệnh nên đến bác sĩ để khám), tăng đường huyết, mất kali (chất khoáng tốt giúp hỗ trợ huyết áp bình thường), đau đầu, chuột rút, chóng mặt, mệt mỏi… Khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử trí kịp thời, thích hợp.