Bên cạnh việc lên án đối với hành vi của nam học sinh tát giáo viên trong clip được chia sẻ trong thời gian vừa qua, bác sỹ Đỗ Văn Thắng, Trưởng Đơn nguyên Phục hồi chức năng – Tâm bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh có những phân tích sâu về tâm lý, cũng như các yếu tố cấu thành hành vi nói trên.
Ảnh minh họa.
Theo đó, hành vi trên được cấu thành từ 2 yếu tố. Yếu tố đầu tiên là ngoại cảnh, cần xem xét hoàn cảnh lúc đó, giáo viên và học sinh xung quanh có thái độ, hành động quá đáng hay không. Yếu tố thứ hai là nội tại của đ.ứa t.rẻ, cần xem xét về bối cảnh gia đình, trẻ có bị cha mẹ bắt ép trong việc học hành, trẻ có nghiện game, trẻ có đang bị các rối loạn lo âu, trầm cảm, tăng động giảm chú ý… hay không.
Từ các yếu có sẵn như vậy, cộng thêm giọt nước tràn ly – là việc giáo viên thu giữ tai nghe của học sinh này. Khi không kiểm soát được cảm xúc, trẻ dễ bị stress và dẫn tới việc bộc phát hành vi không chuẩn mực đã kể trên. “Hành vi này, không phải tự dưng xuất hiện, nó là hệ quả của một quá trình có nhiều bất ổn tâm lý, có thể từ việc trẻ nghiện game”, bác sỹ Thắng chia sẻ.
N.am s.inh Đ.N.N.K tát giáo viên P.T.T, Trung tâm GDNN – GDTX quận Ba Đình (Hà Nội). Ảnh cắt từ clip
Nhìn nhận thêm về vụ việc, bác sỹ Thắng phân tích, học sinh trong vụ việc kể trên đang ở đuổi trẻ v.ị t.hành n.iên. Đây là độ t.uổi chuyển giao từ thiếu niên lên trưởng thành và có nhiều biến đổi lớn về hình thể, sinh học (dậy thì), cùng với các yếu tố tâm lý điển hình như – tăng tính tự lập, tính khẳng định bản thân. Ở độ t.uổi này, trẻ cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ bạn bè và dễ vướng vào những hành vi sai trái.
Cũng từ thực đế điều trị, bác sỹ Thắng thường nhận thấy ở nhóm trẻ nghiện game, bị stress trong quá trình chơi game, mất ngủ, tính bạo lực trong game dễ làm trẻ nóng tính, khó kiềm chế được hành vi. Dẫu vậy nhưng bố mẹ của các trẻ do quá bận bịu, ít có thời gian để nhận ra tình hình của con mình, đến khi con có hành vi không chuẩn mực thì mới tá hỏa tìm cách giải quyết.
Bác sỹ Đỗ Văn Thắng (bên phải), Trưởng Đơn nguyên Phục hồi chức năng – Tâm bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh.
Tuy rằng, đến thời điểm này là quá muộn, nhưng vẫn có cách để trẻ hạn chế hành vi trên và sớm trở lại ổn định về tâm lý. Điều cần làm đầu tiên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ở chuyên khoa thần kinh – tâm thần, khuyến khích gặp bác sỹ chuyên điều trị cho trẻ v.ị t.hành n.iên (ở Bệnh viện Nhi Trung ương có khoa này).
“Nhiệm vụ của bác sỹ là chẩn đoán trẻ thuộc thể gì: Trầm cảm, hay stress, rối loạn tâm lý do nghiện game hay do bạo lực học đường. Từ đó đưa ra khuyến cáo về tâm lý trị liệu, thay đổi môi trường sống, một số trường hợp có thể dùng thuốc. Nhưng suy cho cùng, sự sát sao, quan tâm của bố mẹ, bạn bè và thầy cô giáo vẫn là vô cùng quan trọng”, bác sỹ Thắng cho hay.
Được biết, đây là một quá trình điều trị lâu dài, trung bình từ 6 – 12 tháng. Để việc điều trị có tiến triển tốt, đòi hỏi cha mẹ của trẻ bắt buộc phải kiên trì, tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ dẫn, phác đồ điều trị của bác sỹ.
Ngày 17/2/2021, trên mạng xã hội chia sẻ rộng rãi clip “ n.am s.inh tát giáo viên trên bục giảng”, gây xôn xao dư luận. Ngay sau khi clip được đăng tải, các quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc và xác minh, clip này ghi nhân vụ việc này đã xảy ra xảy ra từ năm 2020, cụ thể vào ngày 25/5/2020 tại Trung tâm GDNN – GDTX quận Ba Đình (Hà Nội).
Theo đó, sự việc xảy ra trong tiết học môn Toán lớp 8 do cô giáo P.T.T giảng dạy. Trong tiết học này, học sinh T.M.S có mượn tai nghe của học sinh Đ.N.N.K và sử dụng trong giờ học. Dù được giáo viên nhắc nhở nhiều lần nhưng học sinh T.M.S vẫn tiếp tục sử dụng, cô giáo đã thu tai nghe và nói: “Cô thu để đây, cuối giờ cô sẽ trả lại”. Lúc này, học sinh Đ.N.N.K đi từ cuối lớp lên văng tục với cô, tự ý lấy tai nghe trên bàn giáo viên, rồi quay lại tát cô giáo.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, giáo viên P.T.T đã trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và báo Ban Giám đốc cơ sở giáo dục này. Sau khi họp Hội đồng kỷ luật đế giải quyết vụ việc, có sự tham gia của phụ huynh học sinh đã thống nhất hình thức kỷ luật là – buộc thôi học đối với học sinh Đ.N.N.K kể từ ngày 26/5/2020 đến hết năm học 2019 – 2020.
Được biết, cũng tại cuộc họp này, mẹ học sinh Đ.N.N.K đã thay mặt gia đình và học sinh, gửi lời xin lỗi đến cô giáo P.T.T, xin lỗi Trung tâm và cho biết về tình trạng sức khỏe của con mình – có biểu hiện về tâm lý, trầm cảm, hay mất ngủ, tinh thần căng thẳng, dễ bị kích động, rất sợ mất đồ của mình… Cô giáo chủ nhiệm cũng có nhận xét, hàng ngày trong lớp học học sinh này ít nói, ít giao tiếp với các bạn, có biểu hiện mệt mỏi, thiếu ngủ.
Sang năm học 2020-2021, phụ huynh học sinh Đ.N.N.K đã có đơn trình bày nguyện vọng xin cho con được quay trở lại, học lại lớp 8 sau thời gian bị kỷ luật và đã được Ban giám đốc Trung tâm chấp thuận.
Hiện nay, học sinh này đã đi học trở lại.
Sở GDĐT TPHCM: Không được ép buộc học sinh mua sách tham khảo
Sở GDĐT TPHCM yêu cầu các trường học trên địa bàn tuyệt đối không ép buộc, vận động mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều chỉnh chương trình học lớp 1, không gây áp lực cho học sinh
Theo Sở GDĐT TPHCM, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 xây dựng trên cơ sở học sinh được học 2 buổi/ngày và sĩ số hạn chế. Điều này chưa thể thực hiện đồng loạt tại TPHCM.
Sở GDĐT TPHCM đã ban hành văn bản chỉ đạo giáo viên lớp 1 chủ động điều chỉnh tiến độ thực hiện chương trình, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, bám sát thực tiễn học sinh, không nóng vội, không gây áp lực cho các em trong năm đầu cấp.
Ngoài ra, Sở GDĐT TPHCM cũng có khuyến cáo phụ huynh không nên so sánh giữa chương trình mới và chương trình cũ vì những yêu cầu, mục tiêu khác biệt. Giáo viên cũng không nóng vội mà cần bám sát các chuẩn kiến thức, kỹ năng để chủ động điều chỉnh theo thực tế lớp học.
Không được ép buộc, vận động học sinh mua xuất bản phẩm tham khảo
Sở GDĐT TPHCM cho biết thêm, sách giáo khoa mới được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, không còn sự bao cấp, trợ giá của ngân sách nên về cơ bản, giá sách cao hơn nhiều lần so với trước đây.
Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục không thực hiện đúng theo quy định, giới thiệu các tài liệu bổ trợ, các xuất bản phẩm tham khảo có tính áp đặt, gây hiểu lầm, tạo áp lực cho phụ huynh vào dịp đầu năm học.
Sở đã có văn bản nhắc nhở các cơ sở giáo dục thực hiện đúng quy định về quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục. Trong đó, nhấn mạnh một số nội dung: Giáo viên và cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thông tin đầy đủ, chính xác danh mục xuất bản phẩm tham khảo cho học sinh và cha mẹ học sinh; tuyệt đối không thực hiện hoặc tham gia thực hiện việc ép buộc, vận động mua xuất bản phẩm tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào…
Thực tế, việc sử dụng các xuất bản phẩm tham khảo trong trường là cần thiết, bổ trợ hoạt động dạy của thầy và học của trò. Các trường phải bổ sung nguồn tư liệu trong thư viện nhà trường để giáo viên và học sinh chủ động tham khảo, khuyến khích học sinh và cha mẹ học sinh trang bị nếu có điều kiện nhưng không bắt buộc, không tạo áp lực cho phụ huynh. Các cơ sở giáo dục thực hiện không đúng quy định đều được chỉ đạo xử lí ngay và rút kinh nghiệm trong toàn ngành.
Thiếu sách giáo khoa đầu năm học
Sở GDĐT TPHCM khẳng định, tình hình thiếu sách giáo khoa đầu năm học là có. Nguyên nhân do năm nay triển khai sách giáo khoa mới, việc chọn sách cũng có thay đổi từ năm học tới, nên các đại lí phát hành, các nhà sách không dám nhập sách nhiều như mọi năm (hầu hết nhà sách đều không đủ sách hoặc không bán riêng).
Trước đó, Sở cũng đã dự báo trước và yêu cầu các trường hỗ trợ phụ huynh nhưng cũng gặp khó khăn vì việc dự báo số lượng học sinh bị biến động (tăng dân số cơ học) nên chưa chính xác, một số phụ huynh muốn tự mua sách bên ngoài (việc phát hành sách trong trường không bắt buộc), một số trường chọn sách giáo khoa không theo bộ (một trường có nhiều bộ sách theo môn học)…
Về vấn đề này, Sở GDĐT TPHCM cho biết sẽ phối hợp với các nhà xuất bản xử lí sớm nhất trong khả năng và đã đảm bảo có đủ sách cho học sinh.