Dị ứng protein sữa bò ( sữa công thức) là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất trong 3 năm đầu đời của trẻ, do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với protein có trong sữa bò.
Ảnh minh họa
Những triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời của trẻ và sẽ thuộc 1 trong 2 kiểu biểu hiện thông thường là “phản ứng dị ứng nhanh” hoặc “phản ứng dị ứng chậm”. Trong đó biểu hiện phản ứng dị ứng chậm là thể lâm sàng thường gặp nhất.
Kiểu biểu hiện phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ dùng khăn có dính sữa lau miệng hay uống chung ly của trẻ khác có dính một ít sữa còn sót lại cũng gây nên phản ứng dị ứng.
Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ, không rõ ràng. Những triệu chứng gợi ý tình trạng dị ứng có thể là trẻ hay bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể có ít m.áu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Thể lâm sàng này thường khó chẩn đoán vì những biểu hiện triệu chứng trên cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác. Hầu hết t.rẻ e.m ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa công thức vào lúc 2 t.uổi.
Cũng cần phân biệt những triệu chứng của bất dung nạp chất Lactose với dị ứng sữa bò. Bất dung nạp Lactose thường có biểu hiện triệu chứng là chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do không tiêu hóa được đường Lactose có trong thành phần sữa.
Để việc xử trí tình trạng dị ứng sữa mang lại hiệu quả và đảm bảo sức khỏe của trẻ, cần thực hiện những bước quan trọng sau đây:
Ngưng việc sử dụng sữa bò ở trẻ. Nếu trẻ bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng dị ứng nhanh, cần chuyển sang sử dụng sữa đậu nành. Nếu đã chuyển sang sử dụng sữa đậu nành nhưng triệu chứng vẫn không cải thiện thì có thể hiểu rằng trẻ đồng thời cũng bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa đậu nành. Lúc này, cần phải chuyển sang sử dụng những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây ra phản ứng dị ứng. Những loại protein này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng cho trẻ, tuy nhiên giá thành của những sản phẩm này thường rất đắt.
Thời gian sử dụng sản phẩm ít gây kích ứng dị ứng nêu trên ít nhất phải là 2 tháng, cũng có khi phải kéo dài đến 12 tháng. Sau thời gian này, cần cho trẻ dùng lại sữa bò để xem trẻ có dung nạp được hay chưa, nếu vẫn còn dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế và cứ mỗi 3 – 6 tháng lại cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra vấn đề dung nạp.
Có thể chuyển sang cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn khả năng tiết sữa. Cần lưu ý các protein có trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ, vì vậy cần phải loại bỏ hết những thực phẩm có chứa sữa trong chế độ ăn của người mẹ.
Cần thông báo rõ cho những người chăm sóc trẻ như người bảo mẫu, thầy cô giáo mầm non, quản gia, ông bà nội/ngoại… về tình trạng dị ứng của trẻ để họ tránh cho trẻ sử dụng sữa hay những sản phẩm có chứa sữa. Tốt nhất, cha mẹ nên có những mẩu giấy nhỏ dán trực tiếp lên những thực phẩm có chứa sữa.
Phải ghi rõ t.iền sử dị ứng của trẻ trong những hồ sơ sức khỏe liên quan. Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết. Ở một số nước đã có loại Epinephrine được định liều sẵn trong một ống tiêm nhỏ nhằm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Nếu trẻ có biểu hiện bị phản ứng phản vệ cấp tính cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Vì sao t.rẻ e.m thường bị ốm?
Nguyên nhân t.rẻ e.m thường ốm có thể do thường bị cảm lạnh, dị ứng, sâu răng và thậm chí mặc quần áo sai cách. Theo thống kê, trẻ mẫu giáo bị bệnh khoảng 6 lần/năm, HS phổ thông là 3 lần/năm.
Trẻ nhỏ thường bị ốm.
Tuy nhiên, một số t.rẻ e.m bị ốm thường xuyên hơn những trẻ khác. Dưới đây là nguyên nhân và lời khuyên của tiến sỹ y khoa về dị ứng – miễn dịch Tachiana Semenicheva, Giám đốc Bệnh viện Nhi khoa tại Matxcơva để khắc phục tình trạng này.
Điều trị không dứt điểm bệnh mãn tính
Chứng viêm phế quản không được điều trị dứt điểm, viêm tai giữa làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Kết quả là những bệnh chưa được chữa lành sẽ quay trở lại, hoặc là đ.ứa t.rẻ quá dễ dàng và thường xuyên nhiễm bất kỳ loại virus và n.hiễm t.rùng nào.
Nên: Xác định những vấn đề chưa được xử lý bằng cách xét nghiệm m.áu. Thành phần của m.áu sẽ cho biết tình trạng viêm, sau đó cần đến khám tại bác sĩ nhi khoa, nơi đã phát hiện ra chứng viêm.
Mặc quần áo sai cách
Trước hết, không nên quá bao bọc trẻ khi mặc quá nhiều quần áo, bởi trẻ sẽ nóng khi chạy nhảy và đổ mồ hôi. Việc đổ mồ hôi không chỉ gây ra vấn đề về da mà còn khiến cho cơ cấu điều chỉnh nhiệt trong cơ thể bị trục trặc. Làn da trở nên ít nhạy cảm, từ đó làm rối loạn sự hình thành hệ cơ – xương.
Và điều quan trọng nhất là sẽ dần phát sinh chứng loạn trương lực cơ – mạch. Hậu quả là không chỉ sự trao đổi nhiệt, mà các quá trình tuần hoàn m.áu và tiêu hóa đều bị rối loạn.
Nên: Khi thời tiết lạnh, cho trẻ mặc ba lớp áo. Lớp đầu tiên giữ cho làn da được khô. Lớp thứ hai để giữ nhiệt và thoát ẩm. Lớp thứ ba có nhiệm vụ bảo vệ khỏi tác động của điều kiện thời tiết, mưa gió. Nên nhớ rằng khi một đ.ứa t.rẻ liên tục di chuyển nó sẽ không lạnh như khi đang đứng.
Ăn thực phẩm không lành mạnh
Trẻ nhỏ dễ bị lây bệnh ở trường.
Những thực phẩm như mayonnaise, sốt cà chua, khoai tây chiên, soda, kẹo… đều có hại. Dùng nhiều đồ ăn chế biến sẵn sẽ không đủ cho sự phát triển bình thường của cơ thể cũng như tăng cường sức khỏe.
Điều rất quan trọng là cung cấp cho con bạn thực phẩm có sự kết hợp đúng các protein, carbohydrate, chất béo và các thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất. Thực phẩm cũng phải giàu các vitamin để bảo vệ cơ thể như vitamin A, C và D. Đó là các loại cá có dầu, cà chua, cà rốt, ớt, phomai, gan, trái cây, hoa quả khô, kiwi và các loại trái cây khác nhau.
Vitamin nhóm B cũng quan trọng đối với cơ thể t.rẻ e.m, vì chúng có chức năng về bộ nhớ, hệ thần kinh, xương và khớp. Chúng sẽ tăng cường hệ miễn dịch và được chứa trong các loại hạt, các loại đậu, trứng, bánh mỳ đen, sữa, thịt, trái cây, rau củ và các loại rau xanh.
Trong khẩu phần dinh dưỡng của t.rẻ e.m nhất thiết phải có can-xi có ở trong sữa và các sản phần sữa chua, i-ốt (tảo biển, hải sản, cá biển và muối biển) và ca-li (đậu đỗ, chuối, lạc).
Không luyện tập thể thao
Luyện tập thể thao rất có ích. Điều chủ yếu là có mức độ tập hợp lý để trẻ không bị ra quá nhiều mồ hôi và không mệt mỏi. Nhiều phụ huynh lo lắng rằng các con sau khi tập thể thao ra ngoài đường sẽ nóng, nhưng sự thay đổi nhiệt độ của môi trường cũng là một cách để thích ứng.
Không muốn đến trường hoặc nhà trẻ
T.rẻ e.m không thể ốm theo ý muốn, nó chỉ có thể phân giai đoạn bệnh. Ví dụ, hầu như không thể làm tăng nhiệt độ bằng nỗ lực của ý chí. Nhưng các phản ứng rối loạn thần kinh (hồi hộp, lo lắng, sợ hãi) có thể làm nhiệt độ tăng vọt. Đôi khi một đ.ứa t.rẻ không muốn đi học không hẳn vì nó lười biếng, mà chỉ là do tâm lý căng thẳng và có sự mâu thuẫn trong nhóm bạn.
Nên: Tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra, và vì sao trẻ lại không muốn đến lớp, thậm chí là muốn bị ốm? Hãy hỏi trẻ về mọi chuyện. Với trẻ nhỏ có thể chơi cùng búp bê và các đồ chơi nhẹ nhàng để tìm hiểu điều gì khiến bé lo lắng.
Nếu cần, hãy đến gặp chuyên gia tâm lý. Một chuyên gia lành nghề có thể giúp xác định lý do thực sự về hành vi đó của trẻ và bạn sẽ biết cách xử lý tiếp theo. Trong mọi trường hợp, cha mẹ cần có lập trường cứng rắn. Bạn cần giải quyết vấn đề, không né tránh.
Ngoài ra, nếu nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ khi không có các triệu chứng bệnh khác thì không được trẻ nghỉ học (với điều kiện trẻ thực sự khỏe mạnh). Khi đó, trẻ sẽ không thể và không cần thiết phải viện cớ ốm để nghỉ học.
Dị ứng
Dị ứng (sổ mũi, hen suyễn, viêm kết mạc) và ức chế miễn dịch có liên quan. Cơ thể t.rẻ e.m càng mạnh sẽ càng dễ bị dị ứng. Và ngược lại – hệ miễn dịch càng yếu thì dị ứng càng tác động nhiều đến tình trạng cơ thể trẻ. Vì vậy, nếu trẻ bị dị ứng thì cần thường xuyên được tư vấn của chuyên gia dị ứng và miễn dịch.
Vệ sinh răng miệng kém
Cần đi khám nha khoa mỗi năm 2 lần. Đ.ánh răng vào buổi sáng và tối, còn sau bữa trưa có thể dùng nước súc miệng.
Lây bệnh ở trường
Dù cơ thể của đ.ứa t.rẻ có khỏe đến đâu, trong một tập thể có vài chục bạn cùng lớp và một số em bị hắt hơi và ho thì rất có khả năng bị lây bệnh.
Nên: Có quy định nghiêm ngặt dưới sự giám sát thường xuyên của chuyên gia tai mũi họng, có biện pháp phòng ngừa bắt buộc (xúc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh sạch sẽ…).
Lưu ý
Trong những tháng ấm, có thể và nên cho trẻ đi chân trần trong nhà, trên bãi cỏ hoặc cát (những nơi đó không bị cứng và lạnh). Đi chân trần sẽ có tác động đến các điểm hoạt tính của bàn chân, kích thích khả năng phòng vệ của cơ thể.