Những loại cá dưới đây chứa nhiều chất rất tốt cho cơ thể, giá lại rẻ, chúng ta nên tích cực ăn hàng ngày.
Cá cấn
Cá cấn thuộc dạng cá đồng, chứa nhiều protein, canxi, kali, magiê, selen chất béo, cùng nhiều chất dinh dưỡng khác.
Cá cấn ăn rất mềm, dễ tiêu hóa, phù hợp cho t.rẻ e.m, người già và những người có chức năng tiêu hóa kém. Đặc biệt loại cá này còn có tác dụng bổ sung m.áu, cực kỳ tốt cho dạ dày.
Cá trích
Cá trích là loại cá ít tanh, lành tính, thịt trắng, ít mỡ, ăn rất béo, đậm thịt và là một trong các loại cá dễ đ.ánh bắt nhất. Cá trích thường có tập tính di cư thành đàn lớn, bởi vậy khi đ.ánh bắt thường được số lượng lớn.
Cá trích rất giàu Omega-3 thường được biết tới là dạng axit béo sản xuất ra DHA, một chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, tăng cường sức khỏe não bộ, tốt cho tim mạch và giúp điều chỉnh huyết áp.
Đồng thời, cá trích còn là thực phẩm cung cấp nguồn vitamin D dồi dào rất tốt cho cơ thể.
Cá chép
Cá chép rất lành tính và giàu dinh dưỡng, thường được thai phụ, em bé dùng để bồi bổ cơ thể.
Theo Đông y, cá chép vị ngọt, tính bình, hàm lượng protein và vitamin dồi dào, có tác dụng trị ho, hen suyễn, thông sữa, lợi tiểu tiêu phù, tạo thèm ăn và tốt cho tiêu hóa.
Người đang mắc chứng ứ nước trong cơ thể, tiêu chảy nước, vàng da, bí tiểu, phụ nữ động thai, thai nghén phù thũng, trẻ nhỏ nên thường xuyên ăn cá chép.
Cá mè hoa
Cá mè hoa chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao. Trong 100g thịt cá mè chứa 15,3g đạm; 2,2g mỡ; 82mg canxi; 18mg photpho; 0,8mg sắt; 229mg kali, 4,7g carbohydrate và các vitamin B1, B2; 2,8mg axit Nicotinic; 2,65mg vitamin E.
Cá mè hoa tính ôn, vị ngọt, rất tốt cho người mắc chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, suy nhược cơ thể, nhiều đờm, cao huyết áp, suy thận, đau lưng, đau khớp, gân cốt yếu, tiêu hóa kém, tứ chi phù, tì vị suy hàn.
Cá rô phi
Cá rô phi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: axit béo omega-3, protein, vitamin B6, vitamin B12, selen, phốt pho, kali, niacin và axit pantothenic.
Đồng thời, cá rô phi chứa nhiều protein nhưng lại ít calo và chất béo, mức thủy ngân thấp nhất trong các loài cá. Cứ 100 g cá rô phi chứa 26 g protein và chỉ chứa 2g chất béo.
Loại cá này rất phù hợp với t.rẻ e.m trên hai t.uổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ rất giàu vitamin nhóm B (như B1, B2), niacin, axit béo không bão hòa và các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen… có tác dụng làm ấm dạ dày, bình gan.
Loại cá này phù hợp cho người bị mỡ m.áu cao, t.rẻ e.m phát triển không tốt, người bị sưng phù, phổi kết hạch, sản phụ ít sữa…
Ngoài ra, loại cá này có tác dụng sáng mắt, nên người thể lực yếu, mất cảm giác ngon miệng càng nên bổ sung loại cá này.
Cá chim
Trong 100g thịt cá chứa 75,2g nước, 19,4g protein, 185mg photpho, 0,6mg sắt, 145mg natri, 263mg kali, 27mg vitamin A, 2mg vitamin PP, 1mg vitamin C, các vitamin B1, B2, 5,4g lipit, 1,1g tro, 15mg canxi, … cung cấp được 126kcal.
Đồng thời, cá chim cũng giàu omega – 3 và protein có lợi cho sức khỏe.
Cá nục
Cá nục không chỉ chứa nhiều chất bổ, thành phần omega – 3 có trong cá nục có tác dụng trị đau khớp và làm giảm viêm nhiễm và đau khớp.
Ngoài ra, cá nục chứa rất ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp so với các loại thịt khác nên có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong m.áu, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch nếu ăn thường xuyên.
Bổ sung 2 chất này có tác dụng ngăn ngừa chóng mặt
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, bổ sung vitamin D và canxi có thể làm giảm nguy cơ bị chóng mặt đáng kể.
Các nhà nghiên cứu tại Hàn Quốc đã tìm hiểu sâu thêm về hiện tượng chóng mặt lành tính (BPPV), một vấn đề khá phổ biến và thường xuất hiện khi thay đổi tư thế, di chuyển đầu, xoay đầu. Tình trạng này xảy ra do các tinh thể canxi carbonate (otoconia) trong tai bị tách rời và di chuyển tới ba ống bán khuyên, nơi cảm nhận chuyển động của đầu. Chúng cản trở dòng chảy của chất lỏng ở khu vực này, từ đó khiến tai gửi sai tín hiệu lên não.
Theo các tác giả của nghiên cứu, khoảng 86% những người mắc phải chứng chóng mặt này cho biết họ bị ảnh hưởng lớn trong cuộc sống, thậm chí khiến họ không thể làm việc được.
Ji-Soo Kim, đồng tác giả của nghiên cứu kiêm tiến sĩ tại Đại học Y Seoul cho biết, chóng mặt lành tính thường được khắc phục bằng cách thực hiện một số chuyển động đầu nhất định dưới sự giám sát của bác sĩ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây lại chỉ ra, bổ sung vitamin D và canxi là biện pháp vừa đơn giản vừa có thể ngăn ngừa những cơn chóng mặt tái phát. Theo tiến sĩ Kim, phương pháp điều trị này còn đặc biệt hiệu quả đối với người bị thiếu vitamin D.
BPPV là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới hiện tượng chóng mặt.
Phát hiện mới
Anthony Geraci, bác sĩ kiêm chuyên gia về thần kinh tại Trung tâm y tế Northwell ở Great Neck, New York khẳng định, nghiên cứu trên là bằng chứng tốt nhất tới nay chứng minh có một phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả cho tình trạng chóng mặt phổ biến, thường ảnh hưởng đến những người trên 50 t.uổi.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên 900 người mắc BPPV. Các tình nguyện viên được chia thành 2 nhóm. Nhóm đầu tiên bao gồm những người có lượng vitamin D thấp, dưới 20ng/ml, sẽ bổ sung 180mg vitamin D và 500mg canxi hai lần mỗi ngày, Trong khi đó, nhóm còn lại là sẽ không phải tăng cường 2 chất này.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những người dùng thực phẩm bổ sung giảm nguy cơ bị chóng mặt tới 24% so với người khác. Hơn nữa, hiệu quả cao nhất nằm ở người thiếu nhiều vitamin D. Các nhà nghiên cứu đã thống kê, người có lượng vitamin D thấp, dưới 10ng/ml giảm được 45% tỷ lệ tái phát chóng mặt, trong khi con số này chỉ là 14% ở những người có mức vitamin D từ 10 đến 20ng/ml.
Tiến sĩ Kim cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng vì kết quả này do từ trước đến nay, đến gặp bác sĩ để thực hiện các chuyển động đầu là cách chủ yếu để điều trị chứng chóng mặt tư thế lành tính. Nghiên cứu đã chỉ ra một phương pháp điều trị rẻ t.iền, ít rủi ro và chỉ cần bổ sung vài chất dinh dưỡng là có thể ngăn ngừa chứng rối loạn phổ biến và thường tái phát này”.
Lợi ích của vitamin D và canxi
Mọi người có thể tăng cường vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tiêu thụ thức ăn như cá béo hoặc dùng thực phẩm bổ sung.
Tăng cường vitamin D và canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày là việc làm rất cần thiết. Bác sĩ Geraci lưu ý, không ít nghiên cứu trước đây đã chứng minh chất này giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương và giảm nguy cơ gãy xương do vấp ngã ở người cao t.uổi.
Sami Saba, nhà thần kinh học kiêm bác sĩ tại Bệnh viện Lenox Hill ở Great Neck, New York cho biết, phương pháp điều trị BPPV truyền thống chỉ giúp tái định vị, đưa các tinh thể canxi carbonate bị dịch chuyển trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng thường tái phát sau một thời gian và cho đến nay vẫn chưa có cách điều trị tận gốc.
Nghiên cứu trên hứa hẹn đem lại hy vọng cho những người mắc BPPV. Theo bác sĩ Saba, các tinh thể tai trong, còn gọi là sỏi tai otoconia, được tạo ra từ canxi cacbonate và vitamin D rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa canxi. Đây có thể là lý do tại sao bổ sung hai chất dinh dưỡng này lại giúp ngăn ngừa nguy cơ chóng mặt tái phát.
Cơ thể con người tạo ra vitamin D từ ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên da. Ngoài ra, chất này cũng tồn tại trong một số thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, gan động vật, thịt đỏ và lòng đỏ trứng. Trong khi đó, để bổ sung canxi, bạn nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, pho mát, sữa chua, rau xanh, đậu và một số loại cá.