Biết được sự thật này, các mẹ nuôi con nhỏ, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ sẽ bớt stress hơn và biết cách tự thích nghi với nếp sinh hoạt của con.
Khi mới mang thai, hẳn là bà mẹ cũng sẽ tưởng tượng ra khoảnh khắc yên bình con nằm ngủ ngoan trong khi bạn tranh thủ đọc sách, tập yoga hay trò chuyện với bạn bè qua điện thoại. Nhưng tưởng tượng thì sẽ mãi là tưởng tượng. Vì thực tế thì không có đ.ứa t.rẻ nào chịu ngủ ngon ngay từ khi mới chịu đời. Và thói đời là có mẹ ở bên cạnh thì không sao, chứ mẹ đứng lên đi vệ sinh, đi tắm hay làm một việc gì đó là y như rằng con sẽ tỉnh dậy và khóc ngay.
Để các mẹ không quá bỡ ngỡ trong những năm tháng chăm con, Giám đốc Trung tâm chuyên chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh Early Year ở Peterborough (Anh), bà Kellie Walden chia sẻ: “Các cha mẹ hầu như đều vạch ra kế hoạch con sẽ ăn ngủ như thế nào. Nhưng trẻ sơ sinh rất “cá tính”. Các bé sẽ tự quyết định mình nên ngủ lúc nào, ngủ bao lâu và ngủ ở đâu”.
Bà Kellie cũng cho biết thêm là trong 6 tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh không có khái niệm ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ giấc dài vào ban đêm. Các bé sẽ ăn – ngủ – thức liên tục cả ngày lẫn đêm, và đẩy cha mẹ vào thế bị động vì mọi nhu cầu của bé thay đổi xoành xoạch không theo một thói quen nào. Điều này là hoàn toàn bình thường, bạn đừng nên quá lo lắng.
Trong 6 tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh không có khái niệm ngủ trưa. Em bé sẽ ăn – ngủ – thức liên tục cả ngày lẫn đêm (Ảnh minh họa).
Và bắt đầu từ tuần thứ 6 trở đi, các em bé sẽ có những thay đổi trong giấc ngủ tùy theo từng giai đoạn:
1. Từ 6 tuần đến 3 tháng
Theo Tiến sĩ Shelly Weiss – công tác tại khoa Thần kinh Nhi thuộc Bệnh viện Toronto (Canada), nhiều trẻ ở độ t.uổi này vẫn chưa có khái niệm ngủ giấc dài vào ban đêm và giấc ngắn vào ban ngày. Bé có thể ngủ suốt ngày đêm vì bé cần thế hoặc có bé sẽ ngủ ngày cày đêm. “Điều quan trọng là bạn phải đi theo xu hướng ngủ thức tự nhiên của trẻ. Theo thời gian, con sẽ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban đêm” , Tiến sĩ Shelly cho biết.
Để giúp con phân biệt về thời gian, Tiến sĩ Shelly khuyên rằng nên mở cửa sổ hoặc đèn ngay cả khi bé ngủ vào ban ngày và tắt hết đèn để phòng tối yên tĩnh vào ban đêm dù bé đang thức. Điều này sẽ giúp trẻ dần dần phân biệt được ngày và đêm.
2. Từ 3 – 6 tháng t.uổi
Khi được 4 tháng t.uổi, trẻ bắt đầu ngủ cố định 2 giấc vào ban ngày: buổi sáng và buổi trưa (Ảnh minh họa).
Khi được 4 tháng t.uổi, nhiều trẻ bắt đầu hình thành thói quen ngủ hai giấc vào ban ngày, bao gồm 1 giấc vào giữa buổi sáng và 1 giấc vào buổi chiều. Đồng thời thời gian ngủ vào ban đêm của trẻ cũng dài hơn. Tuy nhiên, “cũng có một vài trẻ thích ngủ và trẻ ngủ suốt cả ngày rồi đêm thức chơi. Điều này cũng hết sức bình thường”, Tiến sĩ Shelly nói.
3. Từ 6 -12 tháng t.uổi
Lúc này thì cha mẹ đã có thể sắp xếp lịch ngủ trưa cho con rồi. Bây giờ thì hầu hết trẻ đều đã chuyển sang ngủ hai giấc vào ban ngày với tổng thời gian ngủ là 2 – 3 giờ.
Để con đi ngủ dễ dàng, cha mẹ nên bắt đầu bằng việc kể chuyện hoặc hát cho con nghe. Bên cạnh đó, bạn cũng nên rèn con ngủ mà không cần ngậm ti hay bình sữa hoặc đu đưa qua lại. Hãy cho con một món đồ chơi nhồi bông nhỏ xíu để bé tự trấn an khi đi ngủ.
Trong trường hợp trẻ không chịu ngủ do mải chơi thì thỉnh thoảng bạn có thể linh hoạt cho con ngủ muộn hơn một chút cũng được. Nhưng bà Kellie vẫn khuyên rằng cha mẹ nên giảm bớt trò chơi từ từ để khi đến giờ đi ngủ, con cũng không còn ham chơi nữa.
4. Từ 1 – 2 t.uổi
Khi được 1 t.uổi, nhất là khi được 18 tháng, nhiều trẻ sẽ chỉ ngủ một giấc vào ban ngày nhưng cha mẹ nên lưu ý thời gian ngủ của trẻ phải từ 2 – 3 giờ.
Bà Kellie chia sẻ: “Bạn cần cố gắng rèn con ngủ một giấc buổi trưa, vì nếu duy trì ngủ 2 giấc vào ban ngày sẽ khiến con khó ngủ vào ban đêm. Bạn có thể bỏ qua giấc ngủ buổi sáng của con, sau đó cho trẻ ăn trưa vào lúc 10 giờ 30 rồi cho con đi ngủ. 11 giờ 30 cho con đi ngủ và giấc ngủ này sẽ kết thúc vào khoảng tầm 2 giờ chiều. Như vậy là trẻ sẽ có một buổi chiều tỉnh táo và tối sẽ đi ngủ sớm”.
Nếu cha mẹ thấy con mình đã bỏ giấc ngủ trưa rồi mà giờ đột nhiên lại bắt đầu ngủ vào ban ngày thì nên đưa con đi khám bác sĩ (Ảnh minh họa).
5. Từ 2 – 4 t.uổi
Mỗi đ.ứa t.rẻ đều có một nhu cầu khác nhau. Có trẻ 2 t.uổi đã bỏ giấc ngủ trưa, nhưng có bé 4 t.uổi vẫn cần phải ngủ một giấc vào ban ngày. Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được nhu cầu của con mình.
“Nếu bạn thấy con mình đã bỏ giấc ngủ trưa rồi mà giờ đột nhiên lại bắt đầu ngủ vào ban ngày thì nên đưa con đi khám vì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị trầm cảm, rối loạn giấc ngủ hoặc một bệnh gì đó” , Tiến sĩ Shelly lưu ý.
Đừng chủ quan nếu bé dưới ba t.uổi có những biểu hiện này
Rất nhiều ca bệnh ở trẻ nhỏ đều có những biểu hiện ban đầu rất thông thường nhưng sự chủ quan và thiếu kiến thức của cha mẹ thường là nguyên nhân khiến bệnh biến chứng nặng nề.
Chủ quan và thiếu kiến thức khi nuôi con nhỏ
Ngày 03/11 vừa qua, bệnh nhi N.Q.Đ (2,5 t.uổi thường trú tại Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Hồng Ngọc với triệu chứng ban đầu là ngạt mũi, chảy nước mũi, có mủ chảy ra từ tai trái và ho nhiều.
Theo thông tin cung cấp từ gia đình, bé Đ bắt đầu có biểu hiện ho và chảy nước mũi khoảng một tuần nay. Vì bé ăn ngủ vẫn bình thường lại là con đầu, cha mẹ chưa có kinh nghiệm cho rằng bé chỉ bị dị ứng thời tiết, sẽ khỏi rất nhanh nên có phần chủ quan. Sự việc trở nên nghiêm trọng cho đến khi cha mẹ thấy có nước mủ màu trắng đục chảy ra từ bên tai trái. Lúc này, cả nhà mới lo lắng đưa bé đi bệnh viện khám.
Qua thăm khám lâm sàng kết hợp chẩn đoán hình ảnh nội soi tai, mũi, họng, các bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm mũi họng cấp bội nhiễm dẫn đến viêm tai giữa cấp mủ hai bên. Trong đó, tình trạng của tai trái là viêm tai xương chũm xuất ngoại thể Gelle còn tai phải là viêm tai giữa cấp ứ mủ.
Bác sĩ Saing Pisy – Khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện Hồng Ngọc, chủ trị ca bệnh cho biết: “Tình trạng của bé …. nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến….”
Hình ảnh nội soi tai, mũi, họng của bệnh nhân N.Q.Đ
Trường hợp của bé N.Q.Đ, bác sĩ đã chỉ định điều trị nội khoa tích cực kết hợp nội soi đặt ống thông khí màng nhĩ tháo mủ cấp để tránh biến chứng nội sọ do viêm tai màng chũm cấp gây ra.
Sau một tuần điều trị, bé đã được xuất viện. Ngày 17/11, kết quả tái khám lần một cho thấy tình trạng của bé đã ổn định, tuy nhiên vẫn cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bé N.Q.Đ hồi phục tốt sau phẫu thuật
Cha mẹ có con dưới ba t.uổi phải luôn cảnh giác
Bé Đ. cùng với anh song sinh của mình là hai bé sinh non. Buổi đầu chào đời, hai bé phải trải qua bốn mươi ngày được nuôi dưỡng trong lồng kính cho nên sức đề kháng của hai bé có phần kém hơn các bạn cùng trang lứa.
” Vì lúc đầu, thấy biểu hiện của bé cũng chỉ là ho, chảy mũi thông thường hơn nữa lại thấy bé vẫn ăn, ngủ bình thường, chỉ có em nhỏ bị còn anh lớn vẫn khỏe. Hai bé đều là con đầu, vợ chồng chưa có nhiều kinh nghiệm nên gia đình có phần chủ quan mới dẫn đến tình trạng nặng như vậy. Khi đưa bé đến gặp bác sĩ Pisy, thực sự gia đình tôi vô cùng lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên. Rất may mắn là bây giờ bé đã ổn định rồi. (cười)”
Bé N.Q.Đ khỏe mạnh, vui vẻ trong ngày tái khám
Nhiều gia đình nhất là các gia đình có bố mẹ trẻ, lần đầu làm cha mẹ như gia đình bé Đ, chưa có kinh nghiệm, thiếu kiến thức và có phần chủ quan khi thấy con có những biểu hiện tương tự. Nhưng theo bác sĩ khoa Nhi cho biết, phần lớn các ca bệnh biến chứng nặng ở trẻ nhỏ đều có biểu hiện ban đầu tưởng chừng như rất thông thường.
Cha mẹ cần hết sức cảnh giác, khi thấy con có những biểu hiện như ho, chảy nước mũi dù nhẹ nhưng kéo dài trên một tuần hoặc ngay khi bé sốt cao liên tục 2 ngày không giảm thì cần đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay./.