Ông Trương, 50 t.uổi người Quảng Đông ( Trung Quốc) được cấp cứu trong tình trạng sốt cao, đau nhức đầu, cổ, lưng dữ dội. Bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn gây viêm màng não.
Ông Trương đã có kinh nghiệm 6-7 năm trong nghề bán thịt lợn. Đột nhiên vào một ngày, ông cảm thấy đau nhức ở cổ và lưng không giải thích được. Ban đầu, ông nghĩ là cảm lạnh nên không để tâm lắm. Sau đó mấy hôm, ông Trương bỗng đau đầu dữ dội. Gia đình thấy vậy nên vội đưa ông Trương đi bệnh viện.
Tại bệnh viện địa phương, bác sĩ nhận thấy kết quả chụp CT đầu của ông không có gì bất thường nhưng hiệu quả điều trị lại không rõ ràng. Đến tối hôm đó, tình trạng của ông Trương xấu đi rõ rệt.
“Thân nhiệt lên tới 40,2 độ C, cả người bứt rứt, bất an, giống như đang ‘phát điên’ vậy” , bà Điền, người nhà ông Trương chia sẻ. Sau đó, ông Trương đã được chuyển đến một bệnh viện chuyên khoa Quảng Châu để chữa bệnh.
Bác sĩ khám trực tiếp cho bệnh nhân phát hiện ra trên ngón tay cái bàn tay trái của ông Trương có một vết thương hở nhỏ bằng hạt đậu. Xét thấy bệnh nhân có t.iền sử tiếp xúc với thịt lợn sống và dương tính kích thích màng não, bác sĩ chẩn đoán sơ bộ là viêm màng não có mủ do nhiễm khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis).
Bài Viết Liên Quan
- Cảnh báo: Nếu xuất hiện dấu hiệu này ở lòng bàn tay, rất có thể đã bị ung thư phổi!
- 6 công dụng tuyệt vời của hạt sen đối với sức khỏe
- Hiện tượng kỳ quái các phi hành gia gặp phải khi lơ lửng ngoài vũ trụ
Vết thương hở trên bàn tay trái của ông Trương là “cầu nối” khiến ông bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn
Cuối cùng, vi khuẩn liên cầu lợn đã được tìm thấy trong dịch tủy não của bệnh nhân, càng khẳng định chẩn đoán ban đầu của bác sĩ. Sau khi chống n.hiễm t.rùng và điều trị các triệu chứng khác, ý thức của ông Trương đã dần tỉnh táo.
Sau mấy ngày nhập viện, ông đã có thể giao tiếp bình thường, tay chân cử động thoải mái. Tình trạng đau nhức vùng cổ, thắt lưng và đầu cũng được cải thiện đáng kể và có thể bình phục và xuất viện trong thời gian tới.
Trước đó, tháng 9/2020, một trường hợp tương tự cũng xảy ra với một người phụ nữ ở Quảng Tây (Trung Quốc). Người này cũng bị viêm màng não do nhiễm liên cầu lợn sau khi chặt thịt và xương lợn bằng tay trần.
Vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây nhiễm qua vết thương hở trên tay
Vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis) là một tác nhân gây bệnh ở lợn và đôi khi có thể gây bệnh trên người. Loại vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp, đường tiêu hóa và s.inh d.ục của lợn.
Chủ nhiệm Chung Thủy Sinh, khoa thần kinh số 2 của bệnh viện cho biết, trường hợp lây nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn ở người là rất hiếm gặp và chưa thấy lây truyền từ người sang người. Một khi bệnh khởi phát sẽ rất nguy hiểm, hầu hết người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt cao, chóng mặt, toàn thân khó chịu.
Vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây nhiễm sang người trong quá trình xử lý, chế biến thịt lợn
Vi khuẩn này có thể gây nhiều bệnh lý như nhiễm độc tiêu hóa, viêm màng não, viêm phổi, viêm khớp, viêm cơ tim… Nặng hơn, người bệnh có thể bị sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông m.áu, suy hô hấp và suy đa tạng dễ dẫn đến t.ử v.ong.
Bác sĩ cho biết thêm, vi khuẩn liên cầu lợn sợ nhiệt độ cao. Chỉ cần thịt lợn được đun nóng đến 100 độ C là có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn. Nếu không, đun ở nhiệt độ 60 độ C trở lên trong 10~12 phút cũng có thể t.iêu d.iệt chúng.
Vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây sang người do tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương ở da và niêm mạc). Vi khuẩn lây truyền qua tổn thương trên da của người g.iết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn chưa được nấu chín.
Do đó, mọi người nên mua thịt lợn ở những chỗ bán uy tín. Nếu có vết thương trên da thì nên tránh tiếp xúc với thịt lợn sống. Ngoài ra, việc chế biến thực phẩm cần tách biệt giữa sống và chín để tránh nhiễm khuẩn chéo. Nếu bạn thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.
Nhiều mẹ lên mạng hỏi nên cho con tiêm cho vắc xin phế cầu của Anh hay Bỉ, thay vì chọn bừa thì các mẹ nên biết 2 loại này khác nhau thế nào?
Trước khi quyết định cho con tiêm loại vắc xin nào, bố mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu kỹ về loại vắc xin đó rồi mới đưa ra sự lựa chọn.
Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nguy hiểm như thế nào?
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) được biết đến là một loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm gây bệnh ở cả t.rẻ e.m và người lớn.
Vi khuẩn phế cầu thường trú ngụ trong hầu họng, có thể lây truyền qua đường hô hấp. Khi xâm nhập vào cơ thể, phế cầu khuẩn có thể gây ra những bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới t.ử v.ong như: Viêm màng não do phế cầu khuẩn, viêm phổi, n.hiễm t.rùng huyết, viêm tai giữa… Bên cạnh đó, phế cầu khuẩn còn có thể gây ra các bệnh lý khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh như: Viêm xoang, các di chứng lâu dài như mù, điếc, chậm phát triển trí tuệ, động kinh, đau đầu kéo dài…
Nguy hiểm hơn, phế cầu khuẩn còn kháng nhiều loại kháng sinh khiến việc điều trị khó khăn và kéo dài.
Trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi là một trong những đối tượng có nguy cơ t.ử v.ong cao khi gặp di chứng nặng nề do phế cầu khuẩn. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh khi trẻ được 6 tuần t.uổi trở lên. (Ảnh minh họa)
T.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, người cao t.uổi, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người mắc bệnh mãn tính như lao phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, tim mạch, tiểu đường… là những đối tượng có nguy cơ t.ử v.ong cao khi gặp di chứng nặng nề do phế cầu khuẩn.
Chính vì sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn nên việc tiêm vắc xin phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng để phòng bệnh một cách hữu hiệu nhất. Hiện tại, vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn chưa được triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Bố mẹ có nhu cầu nên đưa con đến các trung tâm Tiêm chủng dịch vụ để tiêm vắc xin.
Tuy nhiên, khi đưa con đi tiêm vắc xin phế cầu, nhiều bậc phụ huynh lại phân vân trước hai sự lựa chọn là tiêm loại của Bỉ (Synflorix) hay của Anh (Prevenar 13) . Hai loại vắc xin này khác nhau ở điểm nào? Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tiêm cho con thay vì đưa ra lựa chọn bừa.
Sự khác nhau giữa vắc xin phế cầu Synflorix và Prevenar 13
Vắc xin Synflorix: Chứa 10 tuýp kháng nguyên phổ biến nhất của vi khuẩn phế cầu gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. Khi tiêm vào cơ thể, vắc xin Synflorix sẽ kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể sinh ra kháng thể chống lại các tuýp phế cầu trên. Sau này, khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể sẵn có sẽ bảo vệ cơ thể, không gây bệnh.
Đối tượng tiêm : Chỉ định phòng ngừa phế cầu khuẩn cho t.rẻ e.m từ 6 tuần – 5 t.uổi.
Giá tham khảo : 1.045.000-1.254.000 đồng/mũi.
Vắc xin Prevenar 13: Chứa 13 tuýp kháng nguyên phổ biến nhất của vi khuẩn phế cầu gồm: 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. Vắc xin Prevenar 13 kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo kháng thể chống lại những tuýp phế cầu kể trên, giúp ngăn ngừa các bệnh mà chúng có thể gây ra.
Đối tượng tiêm : Chỉ định phòng ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ từ 6 tuần t.uổi trở lên, người trưởng thành bị suy giảm miễn dịch và người cao t.uổi.
Giá tham khảo : 1.290.000-1.548.000 đồng/mũi.
Như vậy, về cơ bản vắc xin Synflorix và Prevenar 13 đều có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Tuy nhiên, hai loại vắc xin này có sự khác nhau ở đối tượng tiêm. Những trẻ đã quá t.uổi tiêm vắc xin Synflorix (trên 5 t.uổi) có thể tiêm vắc xin Prevenar 13.
Có thể tiêm xen kẽ hai loại vắc xin Synflorix và Prevenar 13 được không?
Không ít bậc phụ huynh gặp tình huống đang tiêm cho con vắc xin Synflorix nhưng đến mũi tiếp theo thì vắc xin tạm hết. Trong trường hợp này, có thể tiêm vắc xin Prevenar 13 thay thế được không? Câu trả lời được đưa ra là:
– Nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng với cùng một loại vắc xin Synflorix hoặc Prevenar 13.
– Trong trường hợp bất khả kháng có thể chuyển đổi vắc xin Synflorix và Prevenar 13 ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch trình tiêm chủng.
– T.rẻ e.m trước 6 t.uổi đã hoàn tất phác đồ tiêm vắc xin Synflorix trước đó có thể được tiêm 1 liều Prevenar 13 để kích thích sinh miễn dịch với 6 tuýp huyết thanh bổ sung. Mũi tiêm Prevenar 13 bổ sung cần được tiêm cách mũi Synflorix cuối cùng 8 tuần.