Bác sĩ Nguyễn Hữu Hải – Phó Trưởng phòng điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho hay, thời gian gần đây, nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng giới (MSM) được cảnh báo là nhóm chính nhiễm HIV/AIDS hiện nay.
Bài Viết Liên Quan
- Phân biệt bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt
- Những thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol trong m.áu
- Ngoài tăng cường ‘bản lĩnh đàn ông’, rượu ba kích còn có tác dụng gì?
Ảnh minh họa
Bác sĩ Hải chia sẻ: “Chương trình phòng chống HIV/AIDS đã thực hiện giám sát và xét nghiệm nhóm có nguy cơ cao. Nhóm MSM được đưa vào nhóm có quần thể nguy cơ cao. Theo số liệu giám sát giai đoạn 2011 – 2012, tỉ lệ lây nhiễm ở nhóm MSM chỉ khoảng gần 3%, tuy nhiên đến thời điểm năm 2016, đặc biệt năm 2018, tỉ lệ lây nhiễm ở trong nhóm MSM trên 10%. Gấp gần 3 – 4 lần so với thời đ.iểm gần 10 năm trước đây”.
Theo nghiên cứu sơ bộ, tỉ lệ nhiễm mới ở trong nhóm MSM cao hơn rất nhiều so với người tiêm chích ma tuý. Kết quả giám sát trọng điểm lần thứ nhất tỉ lệ nhiễm mới trong nhóm MSM khoảng 1,7%/100.000 người.
“Ngoài ra cũng có nghiên cứu đ.ánh giá hành vi, nguy cơ ở trong nhóm MSM, nguy cơ lây nhiễm HIV đa dạng và phổ biến do quan hệ t.ình d.ục ở nam giới nhóm MSM. Trong đó không chỉ có quan hệ t.ình d.ục với nam mà còn quan hệ t.ình d.ục với cả nữ, đồng thời đi kèm với hành vi quan hệ t.ình d.ục còn có sử dụng rượu bia, ma tuý, chất kích thích… điều đó đã góp phần làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV của nhóm MSM và tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng” – bác sĩ Hải nói.
Năm 2014, đơn vị phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS có thực hiện chương trình trên khoảng 500 MSM tại Hà Nội thì có đến 42,4% MSM có quan hệ từ 2 – 5 bạn tình trong vòng 1 tháng. Trong các yếu tố có nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM thì hành vi quan hệ t.ình d.ục không an toàn được xem là nguy cơ chủ yếu dẫn đến tình trạng nhiễm HIV trong cộng đồng. Tỉ lệ sử dụng b.ao c.ao s.u thường xuyên trong cộng đồng MSM chỉ dao động từ 40 – 60%.
“Chúng tôi thực hiện ước tính ở các nhóm có quần thể nguy cơ khác nhau, trong mô hình ước tính đó cũng cảnh báo MSM là 1 trong các nhóm quần thể chiếm tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất trong số những người nhiễm HIV trong các giai đoạn sắp tới” – Bác sĩ Hải khẳng định.
TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV-Cục phòng chống HIV/AIDS chia sẻ: Trong năm 2020, chỉ số báo cáo nhiễm HIV của người tiêm chích ma tuý chỉ khoảng 9%, trong cộng đồng MSM, nhóm chuyển giới nữ thì là 47% (chiếm gần số ca báo cáo nhiễm HIV). Qua nghiên cứu của trường ĐH Y Hà Nội là 7% MSM nhiễm mới mỗi năm.
Cộng đồng MSM Việt Nam khoảng 170.000 người, nhu cầu quan hệ t.ình d.ục rất cao, họ sử dụng các app hẹn hò để tìm bạn tình. App này đến thời điểm cao nhất kích hoạt lên đến 300.000 lượt. Theo ước tính từ 2 – 15% nam giới dưới 49 t.uổi trong cộng đồng MSM.
Những biện pháp sử dụng cho quan hệ đồng giới để tranh lây nhiễm HIV, chỉ có 2 biện pháp chính: sử dụng b.ao c.ao s.u và điều trị dự phòng trước lây nhiễm bằng kháng thuốc ARV.
Biện pháp điều trị dự phòng trước lây nhiễm bằng kháng thuốc ARV có từ lâu nhưng tỉ lệ sử dụng không cao, cộng đồng MSM sử dụng m.a t.úy để giúp quan hệ hứng phấn và kéo dài. Tình trạng này khá phổ biến ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc sử dụng ma tuý tổng hợp không kiểm soát được hành vi đã làm cho tình trạng lây nhiễm HIV trong cộng đồng này tăng lên rất nhanh.
Năm 2019, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành 2 chương trình về giáo dục giới tính và sức khoẻ cho các em cấp 2, cấp 3 tuy nhiên mới chỉ là tài liệu đào tạo chưa chính thức được giảng dạy ở các trường. Tôi hy vọng năm 2021 trở đi khi có những tài liệu chính thức về giảng dạy cho các em thì cũng là công cụ để giúp các em nâng cao kiến thức – Bác sĩ Tâm bày tỏ.
Người mắc HIV/AIDS được điều trị có t.uổi thọ bao nhiêu?
Nếu tuân thủ điều trị đúng phác đồ, người mắc HIV/AIDS có thể sống thêm 40 đến 60 năm.
Sáng 17-11, tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết: Tính từ thời điểm ghi nhận ca mắc HIV đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1990 đến nay, cả nước đã trải qua hành trình 30 năm ứng phó với dịch HIV/AIDS.
Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS nhân 30 năm này hướng tới chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.
30 năm qua, Việt Nam được đ.ánh giá là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới. Tỉ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số t.ử v.ong liên quan đến HIV/AIDS, kiểm soát tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%.
Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và 200.000 người không bị t.ử v.ong do AIDS.
Được biết, sau 30 năm được phát hiện nhiễm HIV, người đầu tiên ở Việt Nam nhiễm HIV được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM vẫn sống khoẻ mạnh nhờ tuân thủ điều trị.
Qua đó, bác sĩ Hải cũng cho hay, người nhiễm HIV/AIDS được điều trị sớm, tuân thủ điều trị và t.uổi thọ của họ gần như người bình thường, có thể kéo dài từ 40 đến 60 năm. Để giảm bớt chi phí, người bệnh có thể mua và sử dụng Bảo hiểm y tế trong quá trình điều trị lâu dài.