Ăn hơn chục bát mì cay siêu cấp, n.ữ s.inh bị nôn mửa, tiêu chảy và tim ngừng đ.ập

Ngày 6/11, Liu Xiaogang, Trưởng Khoa Cấp cứu, Trung tâm Công nghệ cao của Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu ( Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp một n.ữ s.inh viên đại học 19 t.uổi ăn hơn chục gói mì cay vào ban đêm và suýt t.ử v.ong.

Giống như nhiều cô gái trẻ, các món ăn cay luôn là món yêu thích của Diệp Tử (19 t.uổi, Trịnh Châu, Trung Quốc).

Buổi tối mấy ngày trước hôm xảy ra sự việc, Diệp Tử đi siêu thị mua hơn chục gói mì cay vì phải thức khuya cày bộ phim truyền hình yêu thích. Đến 11 giờ tối, cô đã ăn liên tiếp hơn chục gói mì.

Khi Diệp Tử chuẩn bị ngủ, bụng cô bắt đầu khó chịu, cảm giác buồn nôn khiến cô vào nhà vệ sinh để nôn ra 3 lần, sau đó bụng bắt đầu đau âm ỉ, tiêu chảy 5-6 lần. Thấy Diệp Tử nôn ọe, tiêu chảy, người phờ phạc như c.hết đi sống lại, người bạn cùng phòng thấy tình hình không ổn đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa cô đến khoa Cấp cứu (ICU) của Trung tâm Công nghệ cao.

Bài Viết Liên Quan

an hon chuc bat mi cay sieu cap nu sinh bi non mua tieu chay va tim ngung dap a31 5383887

Khi Diệp Tử nhập viện cấp cứu, chân tay cô đã mềm nhũn, kali m.áu chỉ còn 1,5mmol/L (mức bình thường là 3,1-5,5mmol/L), cô được chẩn đoán là bị hạ kali m.áu, nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào!

Hạ kali m.áu là gì?

Ion kali là một chất điện giải quan trọng để duy trì các chức năng của các cơ quan ở người. Tăng kali m.áu hoặc hạ kali m.áu có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là hạ kali m.áu. Khi kali huyết thanh thấp hơn 3,5 mmol/L, hoặc 14mg/dl, nó được gọi là hạ kali m.áu.

Hạ kali m.áu không phải là cơ thể thiếu kali mà là thiếu kali trong m.áu, khi cơ thể thiếu kali trên 500mmol thì kali huyết thanh sẽ giảm.

Có 3 lý do chính dẫn đến hạ kali m.áu, một là do ăn không đủ, mất quá nhiều và hai là do phân bố bất thường. Trường hợp của Diệp Tử là do nôn mửa, tiêu chảy nên dẫn đến thiếu ion kali.

Ở bệnh nhân hạ kali m.áu, bệnh nhân nhẹ sẽ có các triệu chứng nhẹ (suy nhược toàn thân, liệt tứ chi, táo bón và đ.ánh trống ngực) hoặc không triệu chứng. Nhưng bệnh nhân nặng cấp tính và khởi phát nhanh thường có các triệu chứng nặng (rối loạn nhịp tim, tổn thương chức năng thận, suy nhược cơ, thậm chí ngừng tim, liệt cơ hô hấp), thậm chí t.ử v.ong.

an hon chuc bat mi cay sieu cap nu sinh bi non mua tieu chay va tim ngung dap b0b 5383887

Sau khi đến ICU, ngay lập tức các bác sĩ đã thiết lập đường truyền tĩnh mạch để bổ sung kali cho Diệp Tử! Tuy nhiên, cần một khoảng thời gian nhất định để kali m.áu tăng lên, do đó, không lâu sau khi nhập viện, cô đã bị tim ngừng đập!

Các nhân viên y tế lập tức cứu chữa, hồi sức tim phổi kéo dài hàng chục phút! Với sự nỗ lực không ngừng của các nhân viên y tế, nhịp tim của Diệp Tử đã từ từ hồi phục!

Ăn mì cay cần lưu ý những gì?

– Chọn những sản phẩm có chất lượng đảm bảo.

– Không được ăn quá nhiều!

– Một khi các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy xuất hiện, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Cua lông là món “cực phẩm” mùa thu nhưng có vài điều cần lưu ý khi ăn món này để tránh hút độc tố vào người

Bạn nên “thuộc nằm lòng” những lưu ý sau đây trước khi thưởng thức món cua lông nhé!

Cua lông là một món đặc sản có giá khá “đắt đỏ” nhưng lại rất được ưa chuộng vào khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm. Với kích thước không quá to nhưng bù lại phần thịt cua đậm vị, mềm ngậy, đặc biệt có nhiều gạch cua nên vô cùng giàu dinh dưỡng.

cua long la mon cuc pham mua thu nhung co vai dieu can luu y khi an mon nay de tranh hut doc to vao nguoi 0e9 5350661

Dù biết cua lông có nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên đây cũng là loại thực phẩm dễ ẩn chứa những nguy cơ trong quá trình chế biến hoặc lựa chọn thực phẩm. Vì vậy, trước khi mua cua lông về nhà ăn trong thời điểm này, bạn nên nắm rõ một vài điều lưu ý sau đây đã nhé!

*Những điều cần chú ý khi ăn cua lông:

1. Không phải phần cua nào cũng ăn được

Thịt cua lông khá ngọt với hàm lượng đạm cùng axit béo cao nên bạn có thể ăn thoải mái. Thế nhưng, phần ruột cua, bao tử cua, mang cua hay tim cua thì nhất quyết không được ăn. Bởi ruột và dạ dày cua thuộc bộ máy tiêu hóa, mang cua là cơ quan hô hấp. Đây đều là những bộ phận dễ tích tụ chất bẩn, ăn vào có thể gây dị ứng, tiêu chảy.

cua long la mon cuc pham mua thu nhung co vai dieu can luu y khi an mon nay de tranh hut doc to vao nguoi f7b 5350661

2. Không ăn cua đã c.hết

Bạn có biết rằng, sau khi cua c.hết thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và ăn mòn các axit amin có trong thịt cua. Đồng thời, lượng histamine sinh ra trong quá trình phân giải protein còn có thể gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, kèm theo các triệu chứng khác. Vậy nên, khi lựa chọn cua lông, bạn cần kiểm tra kỹ xem cua còn sống hay không.

Bạn có thể thử cho cua vào một chậu nước để phán đoán xem nếu cua còn sống thì sẽ thấy nước trong chậu sủi bọt. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách bóp vào lưng và lắc nhẹ để xem chuyển động. Hãy nhớ rằng, nếu cua đã c.hết thì tuyệt đối không được ăn. Còn nếu đã lỡ ăn rồi mà gặp phải các triệu chứng lạ thì cần tới bệnh viện kiểm tra ngay.

cua long la mon cuc pham mua thu nhung co vai dieu can luu y khi an mon nay de tranh hut doc to vao nguoi c78 5350661

3. Mang găng tay khi tiếp xúc với cua

Vi khuẩn ăn thịt là loại vi khuẩn thường bám trong vây cá, tôm hùm hoặc càng cua, nếu dính vào tay bạn có thể gây viêm cân mạc hoại tử. Trong quá trình xử lý cua sống, càng cua có thể làm bạn bị thương, từ đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn ăn thịt xâm nhập vào cơ thể người thông qua những vết thương nhỏ. Do đó, hãy thận trọng khi sơ chế cua và nhớ đeo găng tay lúc cầm nắm cua để tránh bị thương.

*Ai không thích hợp ăn cua lông?

Cua lông tuy ngon và có giá trị dinh dưỡng cao nhưng 5 đối tượng dưới đây tốt nhất không nên ăn:

1. Người có cơ địa dị ứng

Nếu bạn bị dị ứng với hải sản thì không nên ăn cua. Bởi ăn cua dễ gây ra các phản ứng dị ứng như phát ban da và hen suyễn.

2. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Cua là loại thực phẩm giàu đạm, dễ làm tăng gánh nặng chuyển hóa của gan và thận. Trong khi đó, chức năng gan của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn chưa mạnh, không thích hợp để tiêu thụ.

3. Người có dạ dày kém

Những người khó tiêu đạm hàng ngày, thiếu axit dịch vị, tiêu chảy, đầy hơi, người có cơ địa dị ứng nên cẩn thận khi ăn cua để tránh các triệu chứng khó chịu. Những người bị viêm dạ dày, viêm ruột, loét tiêu hóa, các bệnh về gan, túi mật và các vấn đề khác cần cẩn thận, không nên tham mà ăn nhiều.

cua long la mon cuc pham mua thu nhung co vai dieu can luu y khi an mon nay de tranh hut doc to vao nguoi 274 5350661.gif

4. Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính

Cua lông thường chứa nhiều chất béo và cholesterol, đặc biệt là càng cua vàng, ăn quá nhiều dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm túi mật, viêm tụy… Vì vậy, người bị cao huyết áp, tim mạch vành, túi mật nên tránh ăn cua. Những người bị viêm và các bệnh khác ăn càng ít hoặc không ăn càng tốt.

5. Người bị bệnh gút không được ăn cua

Đối với những người mắc bệnh gút và thích ăn cua, nếu thực sự thèm thì có thể ăn một chút chứ không nên tham lam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *