Các món ăn ngon, không khí vui tươi của ngày Tết dễ kích thích việc ăn quá mức. Các chuyên gia y tế sẽ giải thích tại sao và điều gì xảy ra sau khi bạn ăn uống vô độ.
Nhiều người thường biện minh lâu lâu Tết đến thôi thì mình cứ “xõa” cho thoả thích. Và hầu hết mọi người sẽ đối diện với tình trạng cảm giác khó chịu trong dạ dày, ợ chua, thậm chí căng thẳng cho cơ thể mà không dễ biến mất trong thời gian ngắn sau khi đã nạp quá nhiều đồ ăn và đồ uống.
Tiến sĩ Melvin Look, Giám đốc Bệnh viện Mount Elizabeth (Singapore) cho biết, nạp quá nhiều thực phẩm chế biến, các thức ăn nhiều đường và calo gây ra sự thay đổi dữ dội về chỉ số đường huyết do mức insulin tăng đột ngột. Nhưng chưa hết, điều nghịch lý tiếp theo là dù đã ăn quá nhiều thì chúng ta đói hơn bình thường vào ngày sau. Và hệ quả là lượng calo dư thừa dẫn đến việc tăng cân. Và chỉ cần say sưa bù khú trong một tuần lễ Tết là đủ tích mỡ cho cơ thể.
Tại sao lại ăn quá nhiều?
Nhưng có một điều bạn biết điều đó nhưng vẫn cứ ăn quá nhiều không kiểm soát? Theo Tiến sĩ Melvin Look, trong dạ dày có các đầu dây thần kinh thụ cảm gửi tín hiện đến não báo hiệu đã no bụng. Nhưng vấn đề là quá trình truyền tín hiện này mất đế 20 phút. Và trong quá trình đó, mọi người cứ nạp quá nhiều thức ăn vượt mức trước khi não phát tín hiệu ngăn ăn quá nhiều.
Ngoài ra, nội tiết tố có ảnh hưởng đến việc ăn vượt mức. Cơ thể có thể quan với việc ăn nhiều bằng cách giải phóng dopamine, một chất hóa học tạo khoái cảm tự nhiên khuyến khích bạn ăn nhiều hơn.
Vì điều này nên theo Giáo sư Elizabeth Hartney, Đại học Royal Roads (Canada), dù ăn nhiều sẽ gây ra những khó chịu cho cơ thể, nhưng bạn một cách t.ự v.ẫn cứ ăn như là cách nghiện thực phẩm.
Rủi ro…
Tiến sĩ Look cảnh báo, ăn quá nhiều dẫn đến rủi ro dạ dày giãn quá mức khiến bạn sẽ không cảm thấy no khi trở lại mức ăn bình thường sau Tết.
Theo Đại học Texas (Mỹ), ăn quá mức thường xuyên có thể tác động đến giấc ngủ. Đồng hồ sinh học có nhiệm vụ điều tiết nội tiết tố quyết định bạn ăn hay ngủ trong ngày, nhưng ăn nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp điệu này khiến trở nên khó ngủ về đêm.
“Thói quen ăn quá nhiều dẫn đến việc béo phì và khả năng ung thư ruột kết do nạp quá mức calo. Tất nhiên cơ chế gây ra ung thư ruột kết rất phức tạp nhưng yếu tố ăn vượt mức cũng đóng góp một phần nguyên nhân”, Tiến sĩ Lin Jinlin, Khoa ngoại tổng quát, Bệnh viện Changi (Singapore) cho biết.
Tiến sĩ Lin cho biết, có một điều may mắn, dạ dày sẽ không bị bục vì bạn ăn quá nhiều. Dạ dày là một túi cơ hình chữ J, mà khi rỗng, có kích thước khoảng 35 cm chu vi, và có khả năng chứa tối đa 4-5 lít thức ăn. Dạ dày có thành dày và cơ mạnh nên dù đổ số lượng thức ăn lớn như vậy cũng không hề bị bục.
Nhưng nếu nạp nhiều quá thì dạ dày tự thoát bằng cách tống thức ăn thừa theo cách bạn nuốt vào. Và khi đó cơ thể xuất hiện các triệu chứng nôn, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy.
Do đó, để tránh ăn quá nhiều trong Tết, Tiến sĩ Look khuyên, hãy ăn ở mức 80% vì như đã biết não mất nhiều thời gian để nhận được tín hiệu no. Hãy ăn chậm, uống nước trước, trong và sau bữa ăn để có cảm giác no. Hãy tránh ăn đồ ngọt, đồ tráng miệng, nước có cồn quá mức.
“Và nếu như bạn tự cảm thấy mình ăn quá nhiều thì cũng không nên bỏ bữa hay ăn quá ít vào ngày hôm sau. Nếu làm cách này chỉ khiến bạn ăn thêm quá nhiều vì quá đói. Thay vào đó, hãy đứng và đi dạo sau bữa ăn vượt mức, thay vì nằm dài hay ngồi yên một chỗ. Hoạt động thể chất giúp kích thích nhu động dạ dày và ruột, đồng thời giúp ngăn ngừa đầy hơi và khó chịu sau một bữa ăn lớn”, Tiến sĩ Look nói.
Các loại ung thư vợ chồng dễ mắc giống nhau
Do thói quen ăn uống, tiếp xúc gần gũi, hai vợ chồng có thể cùng mắc bệnh liên quan tới phổi, gan, dạ dày, ruột.
Các bác sĩ đưa ra khái niệm “ung thư vợ chồng” chỉ tình trạng, nếu vợ hoặc chồng mắc ung thư, thì sau một thời gian, nửa kia cũng phát hiện bị mắc bệnh tương tự.
Theo nghiên cứu năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 100 cặp vợ chồng có 5 cặp t.ử v.ong vì “ung thư vợ chồng”.
Thói quen ăn uống chung, sự gần gũi khiến các cặp vợ chồng dễ mắc bệnh giống nhau. Ảnh minh họa: Insider
Rõ ràng vợ và chồng không có quan hệ huyết thống, vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng “ung thư vợ chồng”?
Các chuyên gia cho rằng, lý do chính là các đôi sống chung có cùng thói quen ăn uống, cùng sống trong một môi trường. Ngoài ra, một số bệnh có thể lây lan qua những hành vi thân mật.
Dưới đây là 4 loại ung thư dễ xuất hiện ở cả hai vợ chồng:
1. Ung thư phổi
T.huốc l.á có thể là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư, liên quan mật thiết nhất là ung thư phổi. Có đến 70 loại chất gây ung thư được sản sinh khi đốt một điếu thuốc. Thời gian hút càng dài, số lượng thuốc càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Nếu chồng hoặc vợ hút thuốc, người còn lại sẽ hít phải khói thuốc có chứa chất gây ung thư. Cùng chung sống thời gian dài trong môi trường có khói t.huốc l.á, nghiễm nhiên cả hai vợ chồng đều có khả năng mắc ung thư phổi.
Ngoài ra, môi trường sống chung không trong lành cũng là một trong những yếu tố nguy hại, như khói bếp, hóa chất còn sót lại trong quá trình trang trí nhà, ô nhiễm không khí. Tất cả đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra ung thư phổi.
2. Ung thư gan
Tỷ lệ mắc viêm gan B và viêm gan C ngày càng tăng cao, viêm gan do virus có thể lây lan qua sinh hoạt t.ình d.ục, sử dụng chung các vật dụng cá nhân có tiếp xúc với m.áu.
Nếu mắc viêm gan B mạn tính trong một thời gian dài và không được điều trị khoa học, các tế bào gan sẽ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.
Cùng ăn những loại thực phẩm giàu chất béo, mặn dễ khiến người cùng gia đình mắc bệnh dạ dày, đường ruột. Ảnh minh họa: Food Navigator
3. Ung thư dạ dày
Có hai yếu tố chính gây ung thư dạ dày ở một cặp vợ chồng. Yếu tố phổ biến nhất là thói quen ăn uống. Ví dụ, cả hai vợ chồng đều thích ăn đồ nhiều muối, chiên, nướng, chế biến sẵn. Trong những thực phẩm này có chứa chất gây hại cho dạ dày, chất gây ung thư như nitrosamine, benzobenzene, acrylamide.
Yếu tố thứ hai là sự lây truyền của vi khuẩn HP. Nếu một trong hai vợ chồng bị nhiễm vi khuẩn này và ăn uống chung, vi khuẩn sẽ truyền từ người nhiễm sang cho đối phương.
4. Ung thư ruột
Những yếu tố gây ung thư ruột trên cả hai vợ chồng tương tự như ung thư dạ dày, liên quan đến thói quen ăn uống kém chất lượng. Ăn một lượng lớn thịt đỏ hoặc thực phẩm nhiều dầu, lượng muối cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột.
Sử dụng lâu dài thực phẩm nhiều dầu mỡ, khó tiêu làm tăng gánh nặng đường ruột, gây ra các vấn đề như táo bón và béo phì.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa một trong hai vợ chồng bị ung thư, người kia cũng sẽ mắc ngay bởi thể chất, khả năng miễn dịch, gene… của mỗi người là khác nhau.
Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan trong việc phòng chống ung thư. Việc kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư thường xuyên là điều cần thiết để có thể phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể.