Kết quả nghiên cứu từ thực tế khám chữa bệnh của các bác sĩ Bệnh viện (BV) Đa khoa TP Cần Thơ cho thấy, nhiều người mắc phải bệnh tật do lối sống, thói quen tự ý sử dụng thuốc…
Vì vậy, các bác sĩ đưa ra khuyến cáo, giúp cộng đồng nâng cao nhận thức, thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên rèn luyện thể lực để duy trì sức khỏe, có chất lượng sống tốt hơn.
Bài Viết Liên Quan
- Ăn măng có tốt không? Những lợi ích sức khỏe bạn không nên bỏ qua
- Nghiên cứu mới: uống cà phê giúp giảm nguy cơ t.ử v.ong do ung thư ruột
- Trẻ bị tay chân miệng, 3 dấu hiệu trẻ cần nhập viện ngay
Nhiều hành vi, thói quen sai lầm trong cuộc sống gây nên bệnh tật. Trong ảnh: Bác sĩ CKII Lưu Ngọc Trân thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Nội tiết.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp trong cộng đồng. Triệu chứng điển hình là khó thở, suy hô hấp do tổn thương đường thở không hồi phục, diễn tiến nặng dần dẫn đến t.ử v.ong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, COPD đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân gây t.ử v.ong trên toàn thế giới, sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch m.áu não.
Vì vậy, BS Trần Thị Dáng Kiều và các cộng sự đã thực hiện đề tài “ánh giá kết quả điều trị ban đầu đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Hồi sức cấp cứu, BV a khoa TP Cần Thơ năm 2019″, nghiên cứu trên 132 bệnh nhân từ 40 t.uổi trở lên, nhập viện từ tháng 3 đến tháng 10-2019. Qua đó, các bác sĩ ghi nhận, nam giới mắc COPD nhiều hơn nữ giới, với độ t.uổi mắc bệnh phổ biến từ 60-69 t.uổi.
iều đáng lưu ý, 100% nam giới mắc COPD đều có t.iền sử hút t.huốc l.á, trung bình là 32 gói/năm. Người hút ít nhất 4 gói/năm, người hút nhiều nhất là 52 gói/năm. Hơn 97% bệnh nhân COPD vào viện vì khó thở kèm các triệu chứng như ho đàm, ho khan, sốt, rối loạn tri giác, tím môi, phù chi, ran phổi, mạch nhanh. Ngoài các vấn đề về hô hấp, hơn 37% bệnh nhân COPD mắc bệnh tim mạch kèm theo. Sau điều trị, khoảng 76,5% bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt, trường hợp nặng và t.ử v.ong chiếm 2,3%.
Liên quan đến tình trạng loãng xương nghiêm trọng, thường gặp ở nữ giới, do việc tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ và lối sống ít vận động, BS CKII Lưu Ngọc Trân, là Trưởng khoa Nội tiết và các đồng nghiệp đã thực hiện đề tài “ặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của loãng xương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân dùng glucocorticoid ngoại sinh tại BV a khoa TP Cần Thơ năm 2019″.
Loãng xương do lạm dụng glucocorticoid là dạng loãng xương do thuốc thường gặp nhất. Glucocorticoid là nhóm thuốc được chỉ định rộng rãi trong rất nhiều bệnh lý với hiệu quả đáng kể và đôi khi là thuốc không thể thay thế. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, gặp nhiều tác dụng phụ nặng nề. áng chú ý nhất là loãng xương dẫn đến gãy xương, gia tăng tỷ lệ t.ử v.ong và tàn phế.
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu dịch tễ cho thấy khoảng 20% phụ nữ trên 60 t.uổi có triệu chứng loãng xương. Theo nhóm nghiên cứu của BS Lưu Ngọc Trân, đây là vấn đề cấp thiết cần có sự báo động và biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời cho người bệnh. “Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm cung cấp thêm số liệu cập nhật về tỷ lệ loãng xương ở người dùng glucocorticoid ngoại sinh cũng như một số yếu tố liên quan. Từ đó, hướng đến tầm soát và điều trị sớm cũng như giáo dục người bệnh không lạm dụng thuốc, tránh nguy cơ loãng xương và gãy xương do thuốc”- BS Trân chia sẻ.
Các tác giả nghiên cứu trên tổng số gần 100 bệnh nhân nhập viện vào Khoa Nội tiết BV a khoa TP Cần Thơ trong thời gian từ tháng 2-2019 đến tháng 8-2019. Từ kết quả nghiên cứu, tỷ lệ loãng xương ở bệnh nhân sử dụng glucocorticoid là 43,5%, trong đó, loãng xương cột sống thắt lưng chiếm 70%. Tỷ lệ nữ bị loãng xương nhiều hơn nam giới; đa số có t.iền sử sử dụng glucocorticoid liều cao và kéo dài trên 6 tháng. Bệnh nhân dùng glucocorticoid không có thói quen vận động tăng nguy cơ loãng xương gấp 1,5 lần.
Theo các bác sĩ, có mối liên quan chặt chẽ giữa loãng xương và thói quen vận động. Vận động thể lực làm gia tăng sức mạnh của cơ bắp và hệ xương khớp. iều này dễ nhận thấy hơn khi quan sát trường hợp bất động thì cơ bắp bị teo và hệ xương bị suy kiệt. BS Lưu Ngọc Trân và các cộng sự khuyến cáo, cần tăng cường tầm soát loãng xương trên các bệnh nhân sử dụng glucocorticoid, bất kể liều và thời gian sử dụng, đặc biệt là người lớn t.uổi, giới nữ, ít vận động. Bên cạnh đó, tuyên truyền cho người dân về tác dụng phụ gây loãng xương, gãy xương của glucocorticoid và tránh lạm dụng thuốc.
Hai kết quả nghiên cứu trên thuộc tổng số 20 đề tài tiêu biểu được các tác giả báo cáo tại Hội nghị Khoa học kỹ thuật năm 2020 của BV a khoa TP Cần Thơ. BS CKII Trần Quốc Luận, Giám đốc BV cho biết, chiến lược phát triển BV ưu tiên hàng đầu lĩnh vực phát triển chuyên môn kỹ thuật. Năm 2019, BV thông qua 58 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và 2 nghiên cứu được đăng trên tạp chí quốc tế. a số các đề tài hướng đến những vấn đề đáng quan tâm trong thực tế điều trị cho bệnh nhân, nhằm tìm ra những phương pháp điều trị tối ưu, giúp nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng BSCL.
Từ A – Z về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 (giai đoạn nặng)
Bệnh phổi tắc nghẽn có 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 4 có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Dưới đây là những điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 là một trong 4 giai đoạn của bệnh, hay còn gọi là giai đoạn cuối, giai đoạn nặng của COPD.
Mỗi giai đoạn đường thở sẽ hẹp dần. Ngoài việc ảnh hưởng đến đường thở, người bệnh có thể ho mãn tính và tăng đờm. Các chỉ tiêu của từng giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) như sau:
– Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn bệnh nhẹ, chỉ số đ.ánh giá chức năng phổi (FEV1) lớn hơn 80%.
– Giai đoạn 2: Khi bệnh đã có tiến triển, chỉ số FEV1 từ 50-79%.
– Giai đoạn 3: Giai đoạn này bệnh COPD đã phát triển thành nặng, chỉ số FEV1 từ 30-49%.
– Giai đoạn 4: Lúc này, bệnh COPD rất nghiêm trọng, chỉ số FEV1 dưới 30%, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Dưới đây là một số thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4
– Ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, tình trạng rất nghiêm trọng, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi cũng không thở được. Giai đoạn này các loại thuốc đã không còn nhiều tác dụng, các hoạt động thường ngày cũng khiến bạn khó thở hơn bình thường.
– Các biến chứng n.hiễm t.rùng phổi, suy hô hấp hoặc các biến chứng hô hấp khiến bạn thường xuyên phải đến bệnh viện kiểm tra nhiều hơn.
– Tình trạng tăng huyết áp phổi cũng thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4, dẫn đến suy tim phải. Người bệnh sẽ thấy nhịp tim lúc nghỉ ngơi tăng mạnh.
– Có tình trạng giảm cân.
Tình trạng tăng huyết áp phổi cũng thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 (Ảnh: Internet)
2. Mức độ nguy hiểm của bệnh COPD giai đoạn cuối
Ở giai đoạn 4, các tổn thương của phổi đã rất nặng nề. Cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng:
– Người bệnh sẽ không thở được dù chỉ làm những việc nhẹ nhàng thường ngày.
– Nguy cơ dẫn đến t.ử v.ong nếu không được điều trị, cấp cứu kịp thời.
– Người bệnh có thể gặp các biến chứng như suy tim, tím môi, phù chân,…
3. Tiên lượng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4
Ở giai đoạn 4, người bệnh sẽ có chỉ số FEV1 dưới 35% và hơn một nửa người trong giai đoạn này sẽ không thể tiếp tục cuộc sống trên 4 năm sau khi được chẩn đoán. Ngoài ra, một số yếu tố tiên lượng khác cũng ảnh hưởng đến bệnh như:
– Cân nặng: Giai đoạn cuối, người bệnh thường sẽ bị sụt cân, điều này là do việc ăn uống với bạn cũng khá khó khăn, cơ thể không hấp thụ được. Sụt cân có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.
– Khó thở khi hoạt động: Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ khó thở thông qua việc bạn đi bộ để đ.ánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tùy vào mức độ khó thở của người bệnh mà bác sĩ sẽ đ.ánh giá phương pháp can thiệp thích hợp
– Khoảng cách bạn đi bộ trong 6 phút: Khi bạn đi bộ được càng nhiều trong 6 phút thì mức độ bệnh COPD giảm dần.
– Độ t.uổi: Những người trên 70 t.uổi sẽ có tiên lượng nghiêm trọng hơn người dưới 70 t.uổi.
4. Lưu ý khi điều trị COPD giai đoạn 4
Người bị bệnh COPD giai đoạn 4 thường sẽ cảm thấy cô đơn cũng như sợ hãi. Người bệnh nên trò chuyện với những người gần gũi để cảm thấy yên tâm hơn. Nếu bạn có người thân bị COPD thì cũng nên động viên và khuyến khích họ để họ có thêm niềm tin vào cuộc sống.
Người bị phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 cũng nên lắng nghe lời khuyên từ những người đã bị trước đó. Bạn có thể biết được những thông tin hữu ích như các loại thuốc cần sử dụng hoặc những điều sẽ xảy ra ở giai đoạn này.
Duy trì chất lượng cuộc sống của bạn là rất quan trọng trong giai đoạn này. Bạn nên kiểm tra chất lượng không khí và thực hành các bài tập thở hằng ngày. Tuy nhiên, khi tình trạng COPD giai đoạn 4 đã tiến triển ở mức độ nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện điều trị bằng các chăm sóc giảm nhẹ hoặc chăm sóc bổ sung.
5. Sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4
– Bạn nên hạn chế dùng t.huốc l.á, sau đó là bỏ hẳn thuốc để không làm bệnh tiến triển nặng.
– Sử dụng thuốc giúp giảm triệu chứng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ như thuốc giãn phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng hơn.
– Bạn nên tập thở bằng một số bài tập đơn giản giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Cải thiện chế độ ăn uống: Một số bài tập thể dục như hít thở, vận động nhẹ nhàng, yoga có thể có ích cho bệnh nhân bị COPD. Người bệnh cũng nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4 (Ảnh: Internet)
– Nên giữ ấm cơ thể, luôn mang theo bên mình ống hít khẩn cấp, tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
– Tránh ra ngoài trời vào những ngày chất lượng không khí kém, khói bụi và mức độ ô nhiễm cao.
– Đeo khăn hoặc khẩu trang khi ra ngoài trời lạnh, điều này có thể giúp làm ấm không khí bạn hít vào.
– Gặp bác sĩ thường xuyên để trao đổi cũng như đ.ánh giá về tình trạng bệnh.
6. Một số biện pháp chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân COPD giai đoạn 4
Nhiều người cho rằng, chăm sóc giảm nhẹ bệnh chỉ dành cho những người đang có nguy cơ t.ử v.ong cao. Điều này đôi khi không hoàn toàn chính xác. Thay vào đó, chăm sóc giảm nhẹ bao gồm việc xác định các phương pháp điều trị có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn và giúp người chăm sóc có những biện pháp hiệu quả hơn khi chăm sóc bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4.
Mục tiêu của việc giảm nhẹ là giảm đau và kiểm soát các triệu chứng của người bệnh càng nhiều càng tốt. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn trong việc lập kế hoạch mục tiêu điều trị và chăm sóc sức khỏe cũng như kiểm soát cảm xúc phù hợp nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin về những lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ.
Trên đây là một số những điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4. Đây là giai đoạn rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng bất kỳ lúc nào, bạn nên tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để giúp kéo dài tiên lượng sống cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.