Một số yếu tố đã được xác định làm tăng nguy cơ bị gãy xương ở t.uổi trung niên, bao gồm t.uổi cao, giới tính nữ và mức độ hoạt động thể chất thấp…
Tăng hoạt động thể chất giúp ngăn ngừa gãy xương.
TS Cecilia Rogmark, Bệnh viện Đại học Skne ở Malm, Thụy Điển và các đồng nghiệp đã kiểm tra các yếu tố liên quan đến hoạt động thể chất và các tình huống tâm lý xã hội có liên quan đến sự cố gãy xương ở 30.446 phụ nữ và nam giới trung niên được theo dõi từ năm 1991 đến năm 1996 và tiếp tục theo dõi cho đến năm 2016. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong thời gian theo dõi trung bình 20,7 năm, 8.240 người (27%) bị gãy xương ít nhất một lần.
Các yếu tố liên quan độc lập đến tăng nguy cơ gãy xương cao hơn bao gồm t.uổi cao, giới tính nữ, bị gãy xương trước đó, t.iền sử gia đình bị gãy xương, ít hoạt động thể chất, làm việc nặng, sống một mình, hút thuốc và uống nhiều rượu.
Sự kết hợp của một số yếu tố nguy cơ làm tăng rõ rệt nguy cơ gãy xương trong cuộc sống sau này. Các nhà khoa học nhấn mạnh. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những yếu tố nguy cơ này và phát triển các sáng kiến giúp cộng đồng ngăn ngừa gãy xương.
Cảnh giác với tình trạng kém hấp thu vitamin D
Có đủ vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, chống n.hiễm t.rùng và giữ cho hệ thần kinh và cơ bắp hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, một số người khó hấp thu vitamin D hơn người khác và một số bệnh lý có thể ngăn cản cơ chế tiếp nhận dưỡng chất quan trọng này của cơ thể.
Chúng ta có thể tăng cường hấp thu vitamin D bằng cách phơi nắng sáng, ăn cá béo và uống thuốc bổ sung chất này. Ảnh: Pansport
Theo chuyên gia dinh dưỡng Melissa Perst thuộc Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống (Mỹ), thiếu vitamin D là một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại “vì nó làm tăng nguy cơ bị gãy xương, loãng xương và yếu cơ”. Bà cho biết có hai cách chủ yếu để chúng ta hấp thu vitamin D là từ thực phẩm hoặc chất bổ sung và ánh nắng.
Cụ thể, sau khi bạn ăn thức ăn hoặc uống thuốc bổ sung vitamin D, cơ thể sẽ tích trữ nó trong các tế bào mỡ. ến khi cơ thể cần dùng, gan và thận sẽ chuyển đổi vitamin D dự trữ thành một hoạt chất gọi là calcitriol, thông qua một quá trình gọi là hydroxyl hóa.
Trong khi đó, tiếp xúc với ánh nắng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D bằng cách kích hoạt một loại cholesterol có trong cơ thể gọi là 7-dehydrocholesterol, thúc đẩy quá trình sản xuất và vận chuyển dưỡng chất này đến gan và thận, giống như sau khi bạn ăn thực phẩm chứa vitamin D.
Những yếu tố cản trở việc hấp thu vitamin D
Một số yếu tố có thể làm giảm hoặc ngăn chặn cơ thể hấp thu vitamin D gồm bệnh celiac (chứng không dung nạp gluten), viêm tụy mãn tính, viêm ruột từng vùng (bệnh Crohn) và xơ nang. Những bệnh này đều có thể ảnh hưởng đến ruột, ngăn chúng hấp thu vitamin D trong thực phẩm.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30 – tức béo phì. Mỡ thừa dưới da có thể cô lập hoặc bẫy vitamin D, đó là lý do tại sao thiếu hụt là mối quan tâm lớn ở những người béo phì.
Bệnh gan hoặc thận. Cả hai bệnh này đều ảnh hưởng tiêu cực đến cách cơ thể xử lý vitamin D. Cụ thể, bệnh thận có thể khiến cơ thể khó biến đổi vitamin D thành dạng hoạt động calcitriol để dùng khắp cơ thể, trong khi một số dạng bệnh gan gây ra các vấn đề về hấp thu chất béo, cũng như cản trở việc hấp thụ vitamin D.
iều trị bức xạ. Phương pháp điều trị ung thư này có thể khiến ruột khó hấp thu vitamin D.
Phẫu thuật giảm cân. Các biện pháp phẫu thuật làm giảm kích thước của dạ dày hoặc cắt bỏ một phần ruột non cũng khiến cơ thể khó tiêu thụ đủ lượng vitamin và khoáng chất, gồm cả vitamin D.
Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Antonette Hardie tại Trung tâm Y tế Wexner ại học Bang Ohio cho biết một số loại thuốc cũng có thể tác động hoặc ức chế sự hấp thu vitamin D, bao gồm: thuốc chống viêm steroid dùng đường uống, thuốc giảm cân Orlistat, thuốc hạ mỡ m.áu statin, thuốc lợi tiểu.
Một số triệu chứng báo hiệu cơ thể thiếu vitamin D là mệt mỏi toàn thân, đau nhức cơ, tâm trạng thay đổi thất thường và đau xương khớp. Cách nhanh nhất để xác định cơ thể có bị thiếu vitamin D hay không là nhờ bác sĩ xét nghiệm m.áu. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, với một người trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ vitamin D bình thường dao động trong khoảng 12-20 nanogram/ml. Trái lại, nồng độ dưới 12 nanogram/ml nghĩa là thiếu hụt vitamin D và có thể là dấu hiệu của việc kém hấp thu chất này.
Giải pháp tăng cường hấp thu vitamin D
Nếu gặp vấn đề về hấp thu vitamin D, chuyên gia Melissa Perst khuyến nghị nên tăng cường các thực phẩm giàu chất béo và giàu magiê.
Vì vitamin D hòa tan trong chất béo nên việc ăn cùng với các thực phẩm béo có thể giúp cơ thể hấp thu và dự trữ nó để sử dụng trong tương lai tốt hơn. Bà cho biết thực phẩm béo cũng chứa nhiều vitamin D, nhất là các loại cá béo (cá hồi, cá nục, cá thu…), lòng đỏ trứng, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, mắc ca…), sữa bổ sung vitamin D và các chế phẩm từ sữa béo. Kết hợp thực phẩm cung cấp vitamin D với thực phẩm tự nhiên giàu magiê (hạt bí, hạnh nhân, trái bơ) còn giúp tăng khả năng hấp thu.
Theo bà Perst, mặc dù bổ sung vitamin D từ thực phẩm toàn phần là cách tốt nhất, nhưng nếu cần thiết, người bị thiếu hụt chất này có thể dùng thuốc bổ sung với sự tư vấn của bác sĩ. ể tránh nguy cơ ngộ độc vitamin D, các bác sĩ thường kê đơn liều cao chỉ trong thời gian ngắn.