Cây xương sông là vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều bệnh đường hô hấp như viêm họng cấp – mạn tính, viêm amidan, viêm thanh quản, chữa ho có đờm, nôn trớ ở t.rẻ e.m…
Đặc điểm cây xương sông
Tên khác: Xương sông, rau húng ăn gỏi.
Tên khoa học: Blumea lanceolaria (Roxb), thuộc họ Cúc Asteraceae.
Cây thân thảo sống dai, cao khoảng 1m hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mép có răng cưa; cuống lá có khi có tai ngắn. Cụm hoa hình đầu màu vàng nhạt, tập hợp 2-4 cái ở nách các lá. Hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Hoa cái ở xung quanh có tràng 3 răng; hoa lưỡng tính ở giữa có tràng 5 răng. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh. Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4-5.
Cây xương sông.
Bộ phận dùng: Lá, toàn cây trên mặt đất, dùng tươi hay phơi khô trong râm hoặc sấy nhẹ cho đến khô.
Thành phần hóa học: Lá chứa tinh dầu 0,24% mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%); còn có p-cymen (3,28%), limonen (0,12%).
Bài thuốc từ cây xương sông
Tính vị quy kinh: Vị cay, tính ấm, quy kinh vị, phế, đại trường.
Công dụng: Tác dụng khư phong trừ thấp; tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc.
Vị thuốc này có tác dụng tốt với các chứng bệnh như viêm họng cấp mạn tính, viêm amiđan, viêm thanh quản kể cả đã mất tiếng… Chữa ho có đờm, t.rẻ e.m nôn trớ.
Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, 5 thìa mật ong.
Cách làm: Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
Chữa ho thông thường: Lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp đường hoặc mật ong để ngậm.
Lá xương sông kết hợp với húng chanh, lá hẹ, mật ong chữa ho.
Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản sẽ có kết quả tốt.
Chữa đầy bụng, khó tiêu: Lá xương sông 30g, tía tô 30g, sinh khương 10g, hậu phác 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g. Cho các vị vào ấm, đổ 3 bát nước, nấu sôi 10 phút, rót ra bát uống dần.
Ngoài ra, lá xương sông còn có tác dụng giải dị ứng và tăng khả năng t.ình d.ục.
Hạt xương sông: Làm tan huyết ứ, cầm huyết. Sắc hạt và uống nhiều lần cho tan m.áu bầm khi bị chấn thương ứ m.áu.
Tê nhức tứ chi: Uống nước sắc hạt xương sông mỗi ngày 15 – 20g chữa đầu ngón tay chân tê dại và mất cảm giác, lạnh tay chân…
Viêm họng: Sắc hạt xương xông ngậm và uống.
Lưu thông khí huyết, giúp trẻ lâu: Uống nước hãm (hoặc nước sắc loãng) hạt xương sông. Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người gây táo bón.
Bài thuốc kinh nghiệm của gia đình: Trị ho viêm họng cấp.
Lá xương sông 7 lá (nam), 9 lá (nữ), lá xạ can (dải quạt) 3 lá, muối tinh 5 hạt. Giã nát, vắt lấy nước cho uống ngày 2 lần. Kiêng thịt gà, tôm, trứng, lạc rang.
Loại rau dễ trồng, được ví như ‘hàu thực vật’
Lá hẹ là loại rau dễ trồng, không cần chăm bón nhiều nhưng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt được ví như “hàu thực vật” đối với nam giới.
Dưới đây là thông tin do lương y, nhà khoa học Bùi Đắc Sáng, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp về tác dụng của lá hẹ:
Khi nghĩ tới các món ăn giúp tăng cường sinh lý không ít người nghĩ ngay tới hàu. Tuy nhiên, trong hàng trăm loại rau làm thực phẩm lá hẹ được đ.ánh giá có tác dụng cho “chuyện ấy” sánh ngang với hàu.
Rau hẹ có sức sống mạnh mẽ, chịu được điều kiện khắc nghiệt, không cần cầu kỳ chăm sóc. Từ xa xưa, lá hẹ không chỉ là thực phẩm mà nó còn được dùng làm thuốc. Các bộ phận của cây hẹ đều dùng được từ lá, hoa.
Người dân hay thường lấy lá hẹ hấp đường phèn trị ho, giun kim, chứng đổ mồ hôi trộm, viêm hô hấp trên. Ngoài ra, lá hẹ được dùng làm rau gia vị cho vào một số món ăn như bánh canh, hủ tiếu, nấu canh với các loại thủy hải sản.
Lá hẹ xào tôm là món ăn tốt cho sức khỏe, tăng cường sinh lý. Ảnh: Cookpad.
Theo Đông y, hẹ còn có tên gọi khởi dương thảo hay cửu thai. Lá hẹ có vị chua hăng, cay nhưng nấu chín là có tính ấm. Hẹ có công dụng ôn trung bổ hư, điều hòa phủ tạng, bổ thận ích dương…
Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy trong lá hẹ có nhiều thành phần khoáng chất như phốt pho, magiê, kẽm, canxi, vitamin C, vitamin A. Lá hẹ chứa lượng protein thực vật rất lớn. Lá hẹ còn nhiều chất xơ phòng táo bón, sâu răng, cân bằng nhóm vi khuẩn đường ruột…
Theo sách Nội kinh, Xuân – Hạ dẫn dương tức mùa xuân nên ăn các món bổ dương khí và hẹ nằm trong nhóm thức ăn đó. Việc dùng hẹ làm thực phẩm hay làm thuốc đều tốt vì đây là cây lành tính, không có độc.
Những món ăn ngon từ lá hoặc hoa hẹ tốt cho quý ông
Thứ nhất, lá hẹ xào gan dê: Bạn dùng 150g gan dê xào với 100g lá hẹ. Xào chín gan dê rồi cho lá hẹ vào đảo đều tay trên lửa lớn để lá hẹ không dai. Món ăn này có tác dụng chữa chứng di tinh, y.ếu s.inh l.ý, x.uất t.inh sớm ở nam giới. Người có dấu hiệu trên có thể ăn 3-4 bữa/tuần.
Thứ hai, hẹ xào lươn: 500g lươn làm sạch, cắt bỏ xương, xào thơm cho thêm tỏi gừng đun chín. Sau đó bạn cho thêm 300g lá hẹ vào đảo đều trên bếp khoảng 5 phút nữa rồi cho ra đĩa. Món ăn này nên ăn nóng. Món ăn giàu chất dinh dưỡng giúp bạn tăng cường sức khỏe, kích thích lưu thông khí huyết.
Thứ ba, hẹ xào nõn tôm hoặc tôm đồng nhỏ: Bạn lấy 300g tôm và 200g lá hẹ với gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Tôm sơ chế và xào chín sau đó nêm gia vị vừa ăn. Trút lá hẹ đã rửa sạch, thái khúc vào xào chín. Món ăn này vừa ngon miệng, tốt cho sức khỏe.
Ngoài các món ăn trên bạn có thể dùng lá hẹ làm gia vị cho các món ăn đơn giản như hẹ rán trứng đơn giản vẫn giữ được tác dụng.
Lá hẹ cũng kết hợp với các vị thuốc Đông y ngâm rượu uống hàng ngày 1 chén nhỏ. Bạn có thể dùng 200g lá hẹ, con ngài tằm khô 1000g, dâm dương hoắc 600g, kỷ tử 200g, kim anh tử 500g, ngưu tất 300g, ba kích 500g, thục địa 400g, sơn thù 300g, đường kính đem ngâm với 20 lít rượu.
Lưu ý hạn chế dùng hẹ vào mùa nóng, tránh dùng cùng lúc với mật ong. Người âm suy bốc hỏa hạn chế dùng hẹ. Trong bữa ăn, bạn chỉ nên ăn lá hẹ một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.