Nhiệt độ thấp khiến cơ thể có xu hướng tăng trao đổi chất nên dễ dàng kích thích cảm giác thèm ăn.
Việc này cũng làm cơ thể tốn nhiều năng lượng hơn nên bạn thường nhanh thấy đói và có thể tiêu thụ nhiều đồ ăn hơn.
Uống nhiều nước lọc có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. (Nguồn: Freepik)
Để hạn chế thèm ăn vặt, tránh hình thành thói quen xấu, chuyên gia khuyến nghị bạn làm những việc sau.
Ăn đủ protein chất lượng cao
Đủ protein có thể làm tăng cảm giác no, xây dựng cơ bắp, giữ cơ và giảm mỡ. Protein chất lượng cao thường có tỷ lệ mỡ thấp, có thể kể đến như trứng, ức gà, cá hồi, các loại hạt đậu…
Ăn nhiều loại rau củ
Rau chứa chất xơ có thể làm tăng cảm giác no. Chế độ ăn giàu chất xơ cũng có thể giúp ích cho sức khỏe đường ruột và tăng khả năng miễn dịch.
Ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp
Các loại trái cây có chỉ số GI thấp như bơ, bưởi, việt quất, táo… cũng góp phần giúp ức chế cơn đói, bớt cảm giác thèm ăn. Những loại quả này đều chứa hàm lượng dinh dưỡng, vitamin lý tưởng cho cơ thể.
Ăn những loại quả có hàm lượng nước cao như dưa chuột, củ đậu… cũng là cách để tạo cảm giác no.
Uống cà phê đen
Caffeine kích thích sinh nhiệt, giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn, thúc đẩy nhu động ruột để tiêu hóa dễ dàng hơn, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giảm lượng calo dư thừa.
Cà phê đen cũng góp phần ức chế cảm giác thèm ăn vặt. Tuy nhiên, cần uống có chừng mực và hạn chế kết hợp nhiều đường, sữa.
Uống trà xanh
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống lại chứng viêm mãn tính có liên quan trực tiếp đến béo phì. Nếu không thêm đường, sữa vào trà, thức uống này có lượng calo thấp, lý tưởng cho việc giảm cân, giữ dáng.
EGCG trong trà nguyên chất có thể tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ đốt cháy chất béo, giảm mỡ nội tạng, ức chế thèm ăn.
Uống đủ nước lọc
Nước không chứa calo nhưng giúp đốt cháy nhiều calo hơn. Nghiên cứu chỉ ra uống 0,5 lít nước có thể đốt cháy 23 calo. Uống nhiều nước có thể kiểm soát sự thèm ăn, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo hơn, nhờ đó hỗ trợ giảm cân, giữ dáng.
Khi không có nước, cơ thể không thể chuyển hóa chất béo hay tinh bột.
Bên cạnh thêm những thực phẩm giúp tăng cảm giác no vào thực đơn, ăn uống đúng bữa, tránh chờ đói mới ăn cũng là cách để kiểm soát việc ăn uống hiệu quả, lành mạnh. Ăn chậm, nhai kỹ khi ăn cũng góp phần tạo cảm giác no lâu.
Tại sao mỗi tối trước khi ngủ nên đắp gừng lên rốn, chị em là người được lợi nhiều nhất
Gừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe khi ăn nhưng nếu dùng nó để đắp lên cơ thể thì liệu có hiệu quả gì không?
Gừng là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, nhưng bạn có biết gừng ngoài ăn ra còn có thể dùng bên ngoài da. Ví dụ như mỗi tối trước khi đi ngủ nếu đắp gừng lên rốn,sau một thời gian sẽ thấy cơ thể có những sự thay đổi kỳ diệu.
1. Điều hòa chức năng đường tiêu hóa
Một số người có thói quen ăn uống đặc biệt không tốt, chẳng hạn như ăn quá nhiều, không điều độ, lâu ngày dễ dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột, có thể gây viêm ruột.
Lúc này có thể đắp gừng lên rốn, có tác dụng chữa viêm ruột rất hiệu quả.Còn nếu do ăn quá nhiều mà bị đầy bụng, hay bị táo bón, bạn cũng có thể đắp gừng lên rốn, có thể cải thiện rất hiệu quả những triệu chứng cơ thể này.
2. Tránh say tàu xe
Say tàu xe, say sóng luôn là vấn đề khiến nhiều người đau đầu.Để giảm bớt sự khó chịu, nhiều người sẽ uống thuốc say tàu xe trước khi lên xe, nhưng họ lo lắng rằng uống thuốc say tàu xe sẽ gây ra tác dụng phụ.
Đắp gừng lên rốn có thể cải thiện hiệu quả chứng say tàu xe, say sóng còn tốt hơn cả uống thuốc, không cần lo lắng về tác dụng phụ.
Gừng có nhiều tác dụng cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
3. Xua tan cái lạnh
Nhiều bạn nữ có thể chất lạnh,họ đặc biệt dễ bị lạnh tay chân.Trong thời kỳ hành kinh, đau bụng kinh cũngcó thể do nhiễm lạnh quá mức.
Lúc này, chị em có thể đắp gừng lên rốn, có hiệu quả giúp cơ thể giảm lạnh,đồng thời có thể làm ấm tử cung.Do đó, nếu chị em bị đau bụng kinh khi hành kinh có thể đắp gừng lên rốn để giảm bớt.
4. Có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ
Buổi tối khi ngủ đặt lát gừng trực tiếp trên rốn có thể thư giãn cơ thể, giảm mệt mỏi đau nhức, tăng nhiệt độ cơ thể, đồng thời có tác dụng thôi miên, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
5. Có tác dụng chống ung thư
Gừng rất giàu chất curcumin, có tác dụng chống ung thư mạnh, đặc biệt là ung thư da và ung thư đại trực tràng, có tác dụng ức chế tốt.
Do đó, không chỉ ăn nhiều gừng trong cuộc sống mà bạn còn có thể dùng gừng đắp lên rốn để đạt hiệu quả nhất định cho sức khỏe.
Đắp gừng lên rốn trước khi đi ngủ giúp làm ấm tử cung, ngủ ngon hơn, ngừa ung thư,… (Ảnh minh họa)
Tại sao lại đắp gừng lên rốn?
Rốn cũng là huyệt Thần khuyết, là huyệt dưỡng sinh số mộtcủa cơ thể con người, là huyệt có thể uống thuốc, có khả năng hấp thu mạnh.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, khi em bé còn trong bụng mẹ, nó sẽ dựa vào dây rốn để kết nối với người mẹ để cung cấp dinh dưỡng, nếu không có huyệt Thần khuyết thì sự sống sẽ không còn tồn tại.Chính vì vậy khi đắp gừng lên rốn thì khả năng hấp thụ cũng cao hơn.
Bên cạnh đó, rốn cũng là bộ phậnmỏng manh, một khi bị nhiễmlạnh, cơ thể sẽ lập tức mắc các loại bệnh như tiêu chảy, khó chịu đường tiêu hóa. Tuy nhiên nếu chăm sóc rốn một chút, biết cách bảo dưỡng thì có thể mang lại hiệu quả như chăm sóc toàn thân.
Bởi vì rốn thông với các kinh lạc của toàn thân, nối liền các cơ quan nội tạng và tứ chi, thuốc ở rốn có thể thông qua các kinh mạch lan tỏa khắp toàn thân, có tác dụng chữa bệnh gấp đôi công hiệu mà chỉ tốn một nửa công sức.
Rốn là huyệt dưỡng sinh của cơ thể, có thể giúp hấp thụ các chất từ gừng vào cơ thể. (Ảnh minh họa)
Đơn thuốc vài xu từ gừng để dưỡng toàn thân
Các bước để thực hiện bài thuốc đắp gừng lên rốn cực kỳ đơn giản:
– Cắt gừng thành miếng mỏng
– Dùng tăm bông nhúng vào rượu trắng (hoặccồn75% ) để vệ sinh rốn và vùng da quanh rốn;
– Đặt gừng lên rốn
– Lấy tăm bông nhúng vào giấm trắng và thấm vào lát gừng trên rốn
– Lấy băng dán vết thương dán lên miếng gừng để giữ gừng nằm yên trên rốn, dùng tay ấn nhẹvài lần, sau 8-12 giờ thì tháo băng ra.
Rượu trắng có tác dụngsát trùng, giấm trắng để thông kinh lạc, có thể thúc đẩy dược chất thẩm thấu qua da, tính nóng của gừng có thể truyền đến nội tạng, nâng cao khí lực của mạch, đặc biệt hiệu quả đối với chứng táo bón và đầu hơi.
Bài thuốc bổ rẻ này giúp bảo vệ tim mạch và mạch m.áu não cả đêm, ngừa ung thư, ngừa tam cao, bổ khí huyết khắp người.
Lưu ý:Gừng có tính cay, gây kích ứng, sau khi dánnếu vùng da dán gừng có cảm giác đau rát thì cần kịp thời lấy gừng ra, rửa sạch để tránh bị viêm da.