Da khô ngứa, da dày, xơ cứng, loét da, mảng da màu vàng quanh mắt… có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường, còn gọi đái tháo đường, có thể ảnh hưởng nhiều cơ quan, trong đó có da. Bác sĩ Phạm Thị Kim Ngọc, Phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết người bệnh tiểu đường chưa được chẩn đoán hoặc điều trị chưa ổn định, nếu xuất hiện các dấu hiệu sau đây ở da thì cần đến bệnh viện khám ngay.
Khoảnh da màu vàng, nâu đỏ
Những khoảnh da này thường sáng bóng, có thể thấy được các mạch m.áu, ngứa hoặc đau. Chúng xuất hiện, biến mất rồi xuất hiện lại. Tình trạng này gọi là hoại tử mô mỡ do đái tháo đường.
Bài Viết Liên Quan
- Ham nâng ngực giá rẻ, người phụ nữ trả cái giá quá đắt sau 7 tiếng đồng hồ nằm trên bàn phẫu thuật
- Nguyên nhân “kinh điển” khiến dân văn phòng dễ mắc sỏi thận
- Phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu: Chủng ngừa là phương án tốt nhất!
Hoại tử mô mỡ do tiểu đường. Ảnh do bác sĩ cung cấp.
Khoảnh da sậm màu như nhung
Khoảnh da này thường thấy ở các vùng nếp như cổ, nách, bẹn. Đây còn gọi là chứng gai đen, dấu hiệu của tình trạng đề kháng insulin hoặc t.iền đái tháo đường.
Chứng gai đen và da thừa. Đây là các dấu hiệu của tình trạng đề kháng insulin hoặc t.iền đái tháo đường. Ảnh do bác sĩ cung cấp.
Da dày, cứng
Hiện tượng xơ cứng thường gặp ở các ngón tay, mặt lưng bàn tay, làm các khớp bị cứng, khó vận động. Khi đường huyết không được kiểm soát tốt trong thời gian dài, tình trạng xơ cứng này có thể lan rộng lên cẳng tay, cánh tay, vai, cổ và mặt.
Bóng nước
Bóng nước có thể đơn độc, hoặc thành chùm, thường xuất hiện đột ngột ở tay, chân, không đau.
N.hiễm t.rùng da
Người bệnh dễ bị n.hiễm t.rùng da hơn bình thường. Các biểu hiện có thể quan sát được gồm mảng da sưng phù, đỏ, bóng nước, rỉ dịch mủ…
Loét da
Đường huyết cao kéo dài dẫn đến giảm tưới m.áu mô và tổn thương thần kinh ngoại biên. Tình trạng này sẽ làm chậm lành các vết thương nhỏ, đặc biệt là ở chân, lâu dài sẽ dẫn đến loét chân do tiểu đường.
Những điểm hoặc đường lõm da ở cẳng chân
Chúng thường có màu nâu, không ngứa, có thể mờ sau 18-24 tháng. Tình trạng này gọi là bệnh da đái tháo đường.
Phát ban nhiều nốt nhỏ màu vàng đỏ
Những nốt nhỏ này nhìn giống mụn trứng cá, nhưng thường ngả màu vàng, tập trung nhiều ở đùi, mông, hơi mềm và ngứa. Đây là tình trạng u vàng phát ban.
Những nốt màu da gồ lên bề mặt da
Nốt này được gọi là u hạt vòng, có thể gặp ở người bình thường hoặc người tiểu đường. Nếu bị u hạt vòng với diện tích thương tổn rộng và tái đi tái lại nhiều lần, cần xét nghiệm tầm soát bệnh.
Da khô, ngứa nhiều
Người bệnh đái tháo đường song đường huyết kiểm soát không tốt sẽ dẫn đến giảm tuần hoàn tại da, làm da trở nên khô và ngứa.
Mảng da màu vàng quanh mắt
Tình trạng này gọi là ban vàng mi mắt. Đây là dấu hiệu của của tình trạng nồng độ lipid trong m.áu cao hoặc đường huyết không được kiểm soát tốt.
Da thừa
Những mẩu da này thường có cuống, tập trung nhiều ở vùng cổ, nách, bẹn. Đây cũng là dấu hiệu của tình trạng đề kháng insulin hoặc đái tháo đường type 2.
Bác sĩ Ngọc khuyến cáo, nếu da xuất hiện các triệu chứng trên, cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt kiểm tra đường huyết để phòng ngừa và phát hiện sớm đái tháo đường, tránh các biến chứng nặng.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường ở t.rẻ e.m
Hiện nay, tỷ lệ t.rẻ e.m mắc bệnh tiểu đường (còn gọi là tiểu đường thanh thiếu niên) ngày càng tăng và đặc biệt là khởi phát ở t.uổi rất nhỏ.
Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 – dạng phổ biến ở t.rẻ e.m – thường xuất hiện chỉ trong vòng vài tuần phát bệnh, trong khi các triệu chứng của tiểu đường tuýp 2 lại biểu hiện chậm hơn. Các chuyên gia cho biết việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng đối với bệnh nhi mắc tiểu đường.
Vì cơ thể không sản xuất đủ hoóc-môn insulin nên trẻ bị tiểu đường luôn cảm thấy đói.
Do đó, phụ huynh nên chủ động đưa con đi tầm soát bệnh nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường sau đây:
Khát nước và đi tiểu thường xuyên. Hay khát nước (chứng tăng khát – polydipsia) và đi tiểu nhiều (chứng đa niệu – polyuria) đều là những triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường t.rẻ e.m. Theo đó, tình trạng mất cân bằng chất dẫn lưu trong cơ thể gây ra cảm giác khát nước quá mức, ngay cả khi trẻ vừa uống xong.
Mặt khác, khi lượng đường glucose trong cơ thể tăng vọt, thận sẽ nhận được tín hiệu phải đào thải lượng glucose dư thừa ra ngoài qua nước tiểu. Hệ quả là khiến bệnh nhi đi tiểu nhiều hơn, làm cơ thể mất nước và thường xuyên cảm thấy khát.
Luôn than đói. Nếu nhận thấy con mình lúc nào cũng than đói và thậm chí ăn nhiều vẫn không đủ no, hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Nguyên nhân là khi không sản xuất đủ hoóc-môn insulin, cơ thể không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng hoạt động và tình trạng thiếu năng lượng này làm tăng cảm giác đói.
Sụt cân không rõ nguyên nhân. Bệnh nhi tiểu đường có xu hướng sụt cân nhiều trong thời gian rất ngắn. iều này là do khi lượng insulin quá thấp, quá trình chuyển đổi glucose thành năng lượng bị hạn chế, buộc cơ thể đốt cháy năng lượng tích trữ trong cơ và mỡ tích trữ để lấy năng lượng, dẫn tới sụt cân nhanh.
Hơi thở có mùi hôi. Tình trạng này do chứng toan xêton do đái tháo đường (DKS), một bệnh diễn ra do cơ thể thiếu insulin và được xem là triệu chứng tiểu đường gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m. Bởi khi thiếu glucose, cơ thể bắt đầu đốt cháy mỡ lấy năng lượng và quá trình này tạo ra xêton. Mùi đặc trưng của xêton có thể được nhận biết bằng hơi thở có mùi hôi giống trái cây hư, cá tanh, mùi sữa chua.
Cư xử khác thường. Theo một nghiên cứu, nhóm t.rẻ e.m bị tiểu đường gặp nhiều vấn đề về hành vi hơn so với nhóm trẻ khỏe mạnh. Cụ thể, có 20/80 trẻ bị tiểu đường có hành vi không tốt như không tuân thủ chế độ ăn, bản tính nóng nảy, hướng nội hoặc chống đối. iều này có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh gây khó chịu, quá trình điều trị khắt khe ở nhà, so bì với anh chị em khác hoặc cảm thấy bản thân “khác biệt”. Tất cả những yếu tố này đều dẫn tới tâm trạng thay đổi thất thường, lo lắng và trầm tính ở trẻ.
Xuất hiện vùng da tối màu. Bệnh Gai đen – tình trạng xuất hiện nếp gấp da dày lên và sẫm màu – thường liên quan đến tiểu đường. Ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên, vị trí thường gặp của bệnh là sau cổ.
Luôn mệt mỏi. T rẻ mắc tiểu đường tuýp 1 không có đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng hoạt động, từ đó, trẻ luôn thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức chỉ sau một hoạt động thể chất nhỏ.
Thị lực suy giảm. Tỷ lệ mắc bệnh mắt ở t.rẻ e.m bị tiểu đường nhiều hơn so với trẻ có sức khỏe bình thường. Nguyên do là đường huyết cao dễ làm tổn thương các dây thần kinh thị giác và gây ra các vấn đề thị lực như nhìn mờ hoặc mù hoàn toàn, nếu bệnh không được kiểm soát tốt.
Nhiễm nấm. Một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn, đặc biệt là ở các b.é g.ái. Hệ vi sinh vật đường ruột là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tự miễn dịch như tiểu đường. Khi lượng đường trong cơ thể cao sẽ làm rối loạn hệ vi sinh vật, tăng nguy cơ nhiễm nấm.
Lâu lành vết thương. ường huyết cao trong cơ thể làm rối loạn chức năng của hệ miễn dịch, tăng viêm nhiễm, ngăn cản quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng và dẫn đến giảm lượng m.áu đi đến các bộ phận cơ thể. Tất cả những điều này khiến vết thương chậm lành, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho trẻ.