Theo thời gian hệ tim mạch cũng dần bị suy giảm chức năng, làm xuất hiện nhiều bệnh liên quan, nguy hiểm… Điều này thúc đẩy nhanh hơn quá trình lão hóa của cơ thể. Vậy làm sao để có hệ tim mạch khỏe mạnh?
T.uổi tác ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch thế nào?
Khi độ t.uổi càng cao mọi bộ phận cơ thể đều lão hóa trong đó có hệ tim mạch. Ở người cao t.uổi thường thấy các động mạch nhỏ ngoại biên có đường kính hẹp lại, làm giảm lượng m.áu cung cấp cho các mô tế bào, làm tăng sức cản, hậu quả là tim phải tăng sức bóp nên bị tiêu hao nhiều năng lượng hơn, thường phải tăng đến khoảng 20% so với lúc còn trẻ.
Tình trạng xơ cứng động mạch chủ cũng rất phổ biến. Tĩnh mạch giảm trương lực và độ đàn hồi do đó dễ giãn ra. Sự tuần hoàn mao mạch giảm hiệu lực do mất một số mao mạch, đồng thời tính phản ứng bù trừ của số mao mạch còn lại cũng giảm đi.
Thực tế nếu người cao t.uổi không có bệnh lý gì kèm theo thì khối lượng nặng của cơ tim thường giảm đi theo t.uổi tác, hệ tuần hoàn nuôi tim cũng giảm hiệu lực làm ảnh hưởng đến sự dinh dưỡng của cơ tim. Trên lâm sàng, sự biến đổi ở tim trái rõ hơn tim phải.
Nhịp tim thường chậm hơn lúc còn trẻ do giảm tính linh hoạt của xoang tim. Khi t.uổi càng tăng cao, sẽ có suy giảm tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim; lượng m.áu cung cấp cho các cơ quan, đặc biệt là cho tim và não bị giảm dần.
Bài Viết Liên Quan
- Hiếm xảy ra tái nhiễm Covid-19, nguy cơ bệnh nặng giảm 90%
- Một số rau gia vị quen thuộc có lợi ích đặc biệt với sức khỏe
- Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm thế nào?
Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp ở người cao t.uổi.
Khi t.uổi càng cao các bệnh lý tim mạch thường gặp là cơn đau thắt ngực, nhồi m.áu cơ tim, tai biến mạch m.áu não, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch; ngoài ra còn gặp bệnh tâm phế mạn, rối loạn nhịp tim và dẫn truyền, suy tim, tắc nghẽn động mạch…
Cơn đau thắt từng cơn ở vùng tim do thiếu m.áu cơ tim và là hậu quả của một tình trạng mất cân bằng tạm thời giữa sự cung cấp và nhu cầu oxy cần thiết, tình trạng này có thể phục hồi được một cách tự nhiên. Đối với nhồi m.áu cơ tim thì phần lớn các trường hợp là do cục m.áu đông hiện diện trong lòng mạch m.áu nuôi tim (động mạch vành) làm tắc mạch m.áu.
Tăng huyết áp cũng là vấn đề gặp ở người có t.uổi theo lão hóa và thời gian. Phần lớn bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng gì cho đến khi phát hiện được bệnh, thực tế đau đầu vùng chẩm là triệu chứng thường gặp; các triệu chứng khác có thể gặp là choáng, hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt… không đặc hiệu; một số triệu chứng tăng huyết áp có thể tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng tăng huyết áp. Ngoài ra phải đo huyết áp đúng phương pháp để xác định tình trạng tăng huyết áp với các chỉ số cụ thể.
Có thể nói xơ vữa động mạch là hiện tượng xơ hóa thành động mạch trung bình và động mạch lớn, biểu hiện chủ yếu là sự lắng đọng mỡ và các màng tế bào tại lớp bao trong thành động mạch gọi là mảng vữa. Triệu chứng xơ vữa động mạch diễn biến qua 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn tiềm tàng chưa có biểu hiện bệnh lý, giai đoạn lâm sàng có triệu chứng thiếu m.áu của cơ quan điển hình, giai đoạn biến chứng các cơ quan do sự thiếu m.áu cục bộ gây ra; triệu chứng thường phụ thuộc vào các cơ quan bị tổn thương.
Cách nào giúp hệ tim mạch khỏe mạnh?
Việc lão hóa thì không chữa khỏi nhưng chúng ta có thể hạn chế và làm chậm quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh.
Cần tập thể dục: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày đều đặn. Hoạt động thể chất luôn đem lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe như: Kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim…
Hệ tim mạch suy yếu sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong các bệnh lý tim mạch. Để phòng tránh suy tim nên: Tránh ăn quá nhiều muối, đường; hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn như thịt đỏ, sản phẩm sữa nguyên chất béo, thức ăn nhanh, chiên giòn, đồ hộp…; ăn nhiều rau, củ, quả; ăn hai hoặc nhiều phần ăn một tuần các loại cá như cá hồi, cá ngừ…; tránh xa rượu bia, chất kích thích.
Thực phẩm chứa chất béo tốt có lợi cho tim mạch.
Thay đổi lối sống: Những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ bị béo phì, tăng huyết áp, đau tim, tiểu đường và trầm cảm. Vì khi thiếu ngủ, các mạch m.áu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực lên tim nhiều hơn. Nên ngủ đủ giấc 7-8 giờ/ngày để ngăn ngừa các bệnh lý về tim. Ngủ đúng giờ, không thức khuya, tránh ăn quá no hoặc không uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ giúp dễ ngủ hơn.
Không hút thuốc: T.huốc l.á dù dưới hình thức nào thì nó cũng được sếp vào yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim. Khí carbon monoxide trong khói t.huốc l.á sẽ thay thế một lượng oxy trong m.áu. Hậu quả làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn bằng cách ép tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ oxy.
Tránh căng thẳng: Vì căng thẳng làm tăng nguy cơ suy tim và các bệnh lý về tim khác. Khi căng thẳng sẽ tác động đến hệ thần kinh giao cảm và tiết ra hormone adrenalin và cortisol. Hai hormone này làm tim đ.ập nhanh hơn, gây tăng huyết áp và m.áu c.hảy mạnh hơn. Bên cạnh đó, chính những hoạt động này có thể gây ra hiện tượng thiếu m.áu cục bộ. Ngoài ra hệ thần kinh giao cảm tác động lên thành mạch gây ảnh hưởng đến tế bào nội mạc. Hậu quả, gây lắng động cholesterol gây xơ vữa động mạch, đau tim, suy tim, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ….
Việc thực hiện một lối sống lành mạnh là việc nên thực hiện mỗi ngày. Ngoài ra, cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường giúp điều trị kịp thời.
Sự lão hóa hay già hóa hệ tim mạch thường được ghi nhận từ những biến đổi ở tim, mạch m.áu, thành phần sinh hóa của m.áu và huyết áp…
7 dấu hiệu thầm lặng chỉ ra cục m.áu đông c.hết người đang gây tắc nghẽn động mạch
Cứ 12 người thì có 1 người mắc bệnh tim.
Chứng hói đầu ở đỉnh đầu làm tăng gấp đôi nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim ở cả hai giới – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ngoài mục tiêu chính là phòng ngừa bệnh tim mạch vành, thì việc phát hiện sớm là điều tốt nhất. Nhận biết các dấu hiệu âm thầm của bệnh tim là vô cùng quan trọng để cứu sống bệnh nhân.
Nhiều người bị sốc khi biết về những manh mối tiết lộ các động mạch bị tắc và bệnh tim tiềm ẩn sau đây, theo MSN.
1. Rối loạn chức năng cương
Khi khó hoặc không thể cương cứng, đó có thể là dấu hiệu của các động mạch bị tắc nghẽn trong khung chậu xuất hiện trước khi cơn đau tim ập đến.
Trung bình, từ khi bắt đầu bị rối loạn chức năng cương cho đến khi phát hiện bệnh tim mạch vành, kéo dài từ 3 – 5 năm, đủ để phát hiện và chữa trị kịp thời các vấn đề về tim.
Nếu lo lắng về khả năng t.ình d.ục, hãy tìm và điều trị nguyên nhân gốc rễ là bệnh động mạch vành, trước khi vội uống… Viagra.
2. Hói đầu
Trong một nghiên cứu toàn diện trên gần 37.000 nam giới, chứng hói đầu nghiêm trọng ở đỉnh đầu tiên đoán mạnh mẽ sự hiện diện của bệnh động mạch vành thầm lặng ở mọi lứa t.uổi.
Một nghiên cứu khác trên 7.000 người, gồm hơn 4.000 phụ nữ, cũng phát hiện chứng hói đầu làm tăng gấp đôi nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim ở cả hai giới, theo MSN.
3. Nếp nhăn ở tai
Một trong những dấu hiệu lạ, nếp nhăn ở dái tai – là nếp gấp ở góc trong tai chạy theo đường chéo từ ống tai đến mép dưới của dái tai – đã được đề cập trong các báo cáo nghiên cứu y tế – như một dấu hiệu của bệnh động mạch vành im lặng trong nhiều thập kỷ.
Tai có thể bị nhăn do tuần hoàn kém, bao gồm cả các động mạch ở tim.
Đau cứng hàm và cổ là các triệu chứng phổ biến của chứng đau thắt ngực – ẢNH: SHUTTERSTOCK
4. Đau bắp chân khi đi bộ
Xơ vữa động mạch có thể làm tắc nghẽn động mạch chân, đặc biệt là ở những người hút thuốc. Triệu chứng này cần được khám ngay lập tức.
Chế độ ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật, ít động vật và bắt đầu chương trình đi bộ có thể giúp cơn đau bắp chân khỏi hoàn toàn trong vòng vài tuần và không tái phát trong nhiều năm.
5. Đau cứng hàm và cổ
Triệu chứng tắc nghẽn động mạch này thường xảy ra ở phụ nữ hơn, nhưng nam giới cũng nên lưu ý. Theo Trường Y Harvard (Mỹ), đau cứng hàm và cổ là các triệu chứng phổ biến của chứng đau thắt ngực – do lưu lượng m.áu đến tim kém.
Cơn đau xảy ra do dây thần kinh phế vị – dây thần kinh mang tín hiệu đau từ tim, tiếp xúc thường xuyên với cổ, hàm, đầu và cánh tay trái.
Hãy đi khám ngay để tìm hiểu xem cơn đau hàm là do lý do khác hay cần phải theo dõi một cách thận trọng.
6. Đau thắt lưng
Theo tổ chức y tế Physicians Community for Responsible Medicine, lưng dưới cũng thường là một trong những nơi đầu tiên bị tích tụ mảng bám.
Sẽ cảm thấy rất đau vì khu vực này có thể làm suy yếu các đĩa đệm cột sống.
7. Thói quen hút thuốc
Như chúng ta đã biết, hút thuốc là một trong những điều tệ hại nhất bạn đang hủy hoại sức khỏe của mình. Và theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, bỏ t.huốc l.á là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Bất kỳ ai có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên của bệnh động mạch vành thầm lặng đều nên kiểm tra chỉ số huyết áp, cholesterol, đường huyết lúc đói.
Hãy hỏi bác sĩ xem có nên được kiểm tra bệnh tim bằng điện tâm đồ, chụp CT mạch vành hay xét nghiệm gắng sức.
Vì một lần phòng bệnh bằng cả ngàn lần chữa bệnh. Và có đến 80% ca bệnh tim có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi thói quen sống, theo MSN.