Loại cây này rất quen thuộc với người dân Việt, lại có mức giá vô cùng rẻ.
Cây sả được biết đến là loại gia vị quen thuộc với hầu hết các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, loại cây này còn mang nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.
Theo Web MD, trong 28g sả chứa: 30 Calo, 1g chất đạm, 0g chất béo, 7g carbohydrate, 0g chất xơ và 0g đường. Cùng với đó, sả cũng chứa một lượng sắt, canxi và vitamin C tốt cho sức khoẻ. Nếu sử dụng loại cây này thường xuyên, bạn sẽ được hưởng những lợi ích sau:
Ngăn ngừa ung thư
Hợp chất citral trong cây sả có khả năng sả giúp t.iêu d.iệt các tế bào ung thư và không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Nhiều chuyên gia cũng khuyến khích chúng ta nên cho sả vào thức ăn hoặc giã sả vắt làm nước uống thay cho trà.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu từng công bố còn cho thấy sả có chứa beta-carotene-1 là loại chất chống oxy hóa có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.
Hỗ trợ giảm cân
Trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc để tăng cường trao đổi chất, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Theo một báo cáo năm 2013 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, sự hiện diện của các hợp chất polyphenol và hàm lượng caffeine trong sả làm tăng tiêu hao năng lượng và quá trình oxy hóa chất béo, do đó góp phần giảm cân.
Kháng viêm
Một nghiên cứu được công bố trên CNN vào năm 2010 cho thấy chiết xuất sả chính là phương pháp điều trị các bệnh viêm nhiễm vô cùng hiệu quả. Các nhà nghiên cứu khẳng định các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong sả giúp làm giảm sự căng thẳng.
Một nghiên cứu tương tự của các nhà khoa học Mỹ cho thấy sả chính là một liệu pháp điều trị bệnh viêm ruột vì có khả năng ức chế quá trình sản sinh leukocyte – một loại tế bào bạch cầu, từ đường ruột bị viêm nhiễm.
Giảm huyết áp
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn m.áu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
Thúc đẩy sự phát triển của tóc
Dùng sả là một phương pháp điều trị mọc tóc hiệu quả và làm tăng sự phát triển của tóc. Nó là một nguồn giàu vitamin A và C, đóng vai trò là chất dinh dưỡng cần thiết cho cả da và tóc. Uống trà sả thường xuyên có thể giúp tăng cường các nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Theo Sức khoẻ & Đời sống, sả làm giảm đáng kể gàu trong vòng một tuần.
Ngoài ra, có thể sử dụng 1 nắm thân sả đem nấu với 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi, chờ nước nguội hoặc pha thêm nước, dùng gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần giúp tóc mượt, chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.
Lưu ý khi sử dụng
Sả là loại cây mang nhiều tác dụng cho sức khoẻ của con người. Tuy nhiên không phải dùng càng nhiều là càng tốt. Theo các chuyên gia, việc sử dụng cây sả quá nhiều có thể gây ra các tác hại sau:
Gây nóng trong
Nóng trong người là biểu hiện rõ nhất khi sử dụng cây sả quá mức, trong sả có chứa nhiều tinh dầu và thành phần methyl eugenol. Gây nên tình trạng nóng trong, làm cho cơ thể cảm thấy cực kỳ khó chịu.
Vậy nên, trước khi quyết định sử dụng một lượng lớn sả đưa vào cơ thể thì bạn nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Dị ứng
Trong sả có chứa nhiều chất tinh dầu, giúp kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng quá liều lượng cây sả sẽ phản tác dụng ngược lại gây nên tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng. Khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu và mệt mỏi nên cần phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng loại cây này.
Khó tiêu, táo bón
Theo các chuyên gia, tinh dầu sả có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chậm tiêu hay đầy bụng. Tuy nhiên, việc sử dụng với lượng lớn sẽ gây tác dụng phụ kích ứng đến thành dạ dày, nóng trong và co thắt ruột khiến cho việc tiêu hóa kém. Dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng.
Ai không nên ăn đỗ đen?
Đỗ đen là thực phẩm tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được, vậy ai không nên ăn đỗ đen?
Từ lâu đỗ đen (đậu đen) đã được biết đến là loại ngũ cốc tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được đỗ đen. Dưới đây là những tác dụng của đỗ đen và người không nên ăn đỗ đen.
Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của đỗ đen
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra, thành phần dinh dưỡng của một nửa cốc (86g) đỗ đen nấu chín chứa khoảng:
Năng lượng: 114 kilocaloriesChất đạm: 7,62 gChất béo: 0,46 gCarbohydrate: 20,39 gChất xơ: 7,5 gĐường: 0,28 gCanxi: 23 mgSắt: 1,81 mgMagiê: 60 mgPhốt pho: 120 mgKali: 305 mgNatri: 1 mgKẽm: 0,96 mgThiamin: 0,21 mgNiacin: 0,434 mgFolate: 128 msgVitamin K: 2,8 mg
Đỗ đen cũng cung cấp nhiều loại dinh dưỡng thực vật như saponin, anthocyanins, kaempferol và quercetin, tất cả các hợp chất này đều có đặc tính chống oxy hóa.
Cũng giống như nhiều loại đậu khác, đỗ đen chứa tinh bột, một dạng carbohydrate phức tạp. Tinh bột hoạt động như một kho dự trữ năng lượng đốt cháy chậm cho nên cũng được cơ thể tiêu hóa chậm, ngăn chặn sự gia tăng đột biến lượng đường trong m.áu.
Dưới đây là những tác dụng của đỗ đen đối với sức khoẻ:
Duy trì xương khỏe mạnh
Đỗ đen là loại thực phẩm mà thành phần dinh dưỡng bao gồm có nhiều chất đạm và chất xơ. Ngoài ra, thành phần hợp chất phốt pho, sắt, canxi, magiê, mangan, đồng và kẽm trong đậu đen đều góp phần xây dựng và duy trì cấu trúc xương cũng như sức mạnh của xương.
Thành phần hợp chất canxi và phốt pho rất quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh của xương cũng như độ đàn hồi của xương và khớp.
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị: cần khoảng 99% nguồn cung cấp canxi cho cơ thể, 60% magiê và 80% dự trữ phốt pho được chứa trong xương. Do đó, để phòng ngừa một số bệnh lý về xương khớp có thể nên duy trì uống nhiều nước đỗ đen rang.
Đỗ đen tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn được.
Giảm huyết áp
Hoạt động duy trì lượng natri thấp trong m.áu là điều cần thiết để giữ huyết áp ở mức bình thường. Đỗ đen có hàm lượng hợp chất natri thấp tự nhiên và chứa kali, canxi và magiê, tất cả đều có tác dụng làm giảm huyết áp một cách tự nhiên.
Quản lý bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu tìm thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 ăn chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ có mức đường huyết thấp hơn. Ngoài ra, những người mắc bệnhđái tháo đường loại 2 có thể cải thiện lượng đường trong m.áu, lipid và mức insulin. Một cốc, hay 172 gam đỗ đen nấu chín đóng góp 15 gam chất xơ.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra khuyến nghị 25 gam chất xơ mỗi ngày dựa trên chế độ ăn 2.000 calo. Điều này có thể giúp thay đổi tùy thuộc vào tổng lượng calo tiêu thụ.
Ngăn ngừa ung thư
Selen là một khoáng chất không có trong hầu hết các loại trái cây và rau quả nhưng hợp chất này cũng có thể được tìm thấy trong đỗ đen. Hợp chất selen cũng đóng một vai trò trong chức năng của enzym gan và giúp giải độc một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, hợp chất selen có thể có tác dụng ngăn ngừa viêm và giảm tỷ lệ phát triển của khối u.
Hợp chất saponin giúp ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên và lây lan khắp cơ thể. Hơn nữa, việc hấp thụ chất xơ từ trái cây và rau quả như đỗ đen có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Đậu đen chứa nhiều hợp chất folate. Đây là hợp chất có vai trò tổng hợp và sửa chữa DNA, do đó ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư do đột biến DNA.
Tiêu hóa khỏe mạnh
Do hàm lượng chất xơ của chúng, đỗ đen giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đường tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ từ đỗ đen cũng cung cấp nhiên liệu cho vi khuẩn lành mạnh trong ruột kết.
Ai không nên ăn đỗ đen?
Tuy mang lại nhiều tác dụng với sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được đỗ đen. Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học Cổ truyền, trường Đại học Y Dược TP.HCM nêu những nhóm người được khuyến cáo không nên dùng đậu đen, hoặc nếu muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ:
Thứ nhất,người bị bệnh thận: Nước đỗ đen tác dụng lợi tiểu, do đó người bệnh thận cần thận trọng khi sử dụng.
Thứ hai,người đang uống thuốc có khoáng chất: Trong nước đỗ đen chứa Phytat làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Phytat gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho.
Vì vậy, bạn không nên dùng nước đỗ đen để uống các loại thuốc có chứa sắt, kẽm, can, đồng, canxi hoặc sử dụng thực phẩm có chứa các chất này… dẫn tới thiếu m.áu, loãng xương. Tốt nhất, thời gian lý tưởng để sử dụng đậu đen với các thực phẩm khác là cách nhau khoảng 4 giờ.
Thứ ba,người mắc bệnh viêm đại tràng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đỗ đen. Nếu bạn muốn uống thì phải rang lên và dùng với số lượng ít.
Thứ tư,trẻ nhỏ và người già, do hàm lượng protein trong đỗ đen rất cao khiến cho người già, t.rẻ e.m hay người có thể trạng yếu, khó tiêu thụ hết lượng protein trong đậu đen, dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng.
Trên đây là những nhóm người được khuyến cáo không nên sử dụng đỗ đen. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa loại ngũ cốc này nhé.