Vào những lúc giao mùa, thời tiết trở lạnh bất thường là thời điểm người mắc bệnh hen suyễn cần chú ý giữ gìn. Bệnh hen suyễn vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt căn nên cách tốt nhất cho bệnh nhân là cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế các cơn hen xảy ra.
Hen suyễn là tình trạng phế quản bị viêm nặng và co thắt khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở phải thở gấp, rít lên từng hơi dài, thở khò khè… Cơn hen phế quản thường xảy ra vào sáng sớm hoặc đêm khuya.
Cùng với thuốc và kế hoạch điều trị thích hợp, các biện pháp điều trị hen suyễn tại nhà có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng. Việc chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng đối với những người bị hen suyễn để ngăn ngừa các đợt cấp của bệnh. Các biện pháp khắc phục bao gồm từ việc xác định các tác nhân đơn giản đến điều chỉnh lối sống.
Bài Viết Liên Quan
- Tại sao bạn nên kẹp gối ở giữa hai chân khi ngủ?
- Giờ nào trong ngày người ta dễ bị đột quỵ nhất?
- 5 thói quen ăn uống gây hỏng thận
Hình ảnh phế quản trong bệnh hen suyễn.
Các biện pháp phòng ngừa chung
Xác định và loại bỏ các yếu tố kích hoạt cơn hen: Một trong những biện pháp điều trị hen suyễn tại nhà hiệu quả nhất là xác định và loại bỏ các tác nhân gây ra cơn hen suyễn.
Những tác nhân này tuy khác nhau ở mỗi người, nhưng phổ biến là các yếu tố sau đây: Khói (đốt củi hoặc rơm rạ, cỏ, than), đặc biệt là khói t.huốc l.á; Lông vật nuôi trong nhà như chó, mèo; Bụi; Phấn hoa; Ô nhiễm không khí; Mắc các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp cấp; Căng thẳng cảm xúc; Không khí lạnh; Tập thể dục hoặc hoạt động thể lực quá mức…
Ngoài ra nguyên nhân còn có thể là nước hoa, côn trùng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một số thuốc mà người bệnh dùng… Khi người bệnh tự xác định tác nhân gây bệnh hen suyễn của mình là gì, có thể phòng tránh chúng. Chẳng hạn, bạn có thể bỏ hút thuốc và tránh hít khói thuốc thụ động; sử dụng bộ trải giường chống dị ứng, giặt và phơi hàng tuần; hút bụi thường xuyên trong nhà; theo dõi dự báo chất lượng không khí và thay đổi kế hoạch cá nhân để thích ứng với chất lượng không khí thấp trong khu vực; lắp một bộ lọc không khí trong phòng ngủ…
Thực hành lối sống lành mạnh: Những thói quen lành mạnh sau đây có thể giúp bạn kiểm soát bệnh hen suyễn của mình: Bỏ t.huốc l.á, nếu là người hút thuốc; Đạt hoặc duy trì cân nặng vừa phải; Hoạt động thể chất vừa phải; Ngủ đủ giấc; Thực hành các kỹ thuật quản lý căng thẳng, chẳng hạn như thiền và hít thở sâu.
Tập yoga: Nghiên cứu chỉ ra rằng yoga có thể là một phương pháp điều trị hen suyễn tại nhà hiệu quả. Những người mắc bệnh hen suyễn thực hành các tư thế yoga (Asanas), thực hành thở yoga (Pranayama) và thiền định có thể giảm tần suất các cơn hen suyễn, ít gặp triệu chứng hen suyễn hơn, nâng cao dung tích phổi, cải thiện lưu lượng m.áu, đáp ứng tốt hơn với thuốc.
Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng và những cảm xúc mạnh mẽ, chẳng hạn như tức giận, đôi khi có thể gây ra các cơn hen suyễn. Các kỹ thuật giảm mức độ căng thẳng có thể là phương pháp điều trị tại nhà hữu ích cho bệnh hen suyễn. Các kỹ thuật mà nhiều người bệnh hen suyễn có thể áp dụng: bài tập thở, liệu pháp massage, thiền, liệu pháp thôi miên…
Thuốc xịt cắt cơn hen rất cần thiết đối với người bệnh hen suyễn.
Làm gì ở nhà khi lên cơn suyễn
Khi có cơn hen cấp, người bệnh cần thực hiện ngay lập tức các bước sau: Ngồi thẳng và cố gắng giữ bình tĩnh. Đừng nằm! Sử dụng thuốc cắt cơn hoặc ống hít cách nhau 30 – 60 giây, tối đa 10 lần. Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện sau 10 lần xịt thuốc, hãy trợ giúp y tế khẩn cấp. Nếu mất hơn 15 phút chưa được trợ giúp, hãy lặp lại bước 2 – Sử dụng thuốc cắt cơn. Cần nhớ, các cơn hen suyễn cấp có khả năng đe dọa tính mạng nên cần được cấp cứu nếu các triệu chứng không thuyên giảm.
Biện pháp khắc phục tại nhà: Ngồi thẳng lưng sẽ giúp mở đường hô hấp, giúp không khí di chuyển qua phổi dễ dàng hơn. Giữ bình tĩnh là điều cần thiết. Phản ứng căng thẳng tự nhiên của cơ thể, có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Các bài tập thở có thể hữu ích. Mục đích của các bài tập này là giảm số lần thở, giữ cho đường thở mở lâu hơn và giúp bạn thở dễ dàng hơn. Thở mím môi: Hít vào bằng mũi. Thở ra bằng đôi môi mím chặt. Hơi thở ra phải dài gấp đôi nhịp hít vào.
Thở bụng: Hít vào bằng mũi với hai tay đặt trên bụng. Thở ra với cổ và vai thư giãn. Thở ra nên kéo dài hơn 2 hoặc 3 lần so với hít vào.
Lời khuyên của thầy thuốc
Cách tốt nhất để người bị hen suyễn thường xuyên hoặc dai dẳng ngăn chặn cơn hen là dùng thuốc dự phòng hen suyễn theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi họ có rất ít hoặc triệu chứng nhẹ. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp hỗ trợ dự phòng kể trên sẽ giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả bệnh hen suyễn và nâng cao chất lượng sống.
Nhận biết Cơn hen suyễn Cấp
Việc theo dõi các triệu chứng rất hữu ích vì các cơn hen suyễn thường bắt đầu từ từ. Nhận biết các triệu chứng bất thường có thể dẫn đến nhận biết sớm hơn về một cơn hen cấp. Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của một cơn hen phế quản nặng, đe dọa tính mạng để đến các cơ sở y tế kịp thời:
Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách nhanh chóng.
Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol.
Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ.
Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính
Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện, xử trí. Vì vậy, nắm được những dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp và cách phòng ngừa, điều trị dưới đây sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này.
Hen suyễn cấp tính có nguy hiểm không?
Bệnh hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm,… gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở. Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, chủ yếu xảy ra vào thời điểm ban đêm và sáng sớm. Người bị hen phế quản có thể phục hồi tự nhiên hoặc dùng thuốc.
N.hiễm t.rùng đường hô hấp do virus parainfluenza cũng có thể gây hen phế quản
Tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tỉ lệ người bị hen phế quản chiếm tới 5% dân số, tương đương khoảng trên 4 triệu người. Trong đó, tỉ lệ t.rẻ e.m mắc bệnh là cao nhất và chủ yếu nằm ở nhóm t.uổi 12 – 13 t.uổi.
Theo thống kê mới đây, tại Hà Nội có 8,1% t.rẻ e.m nội thành và 6,7% t.rẻ e.m ngoại thành mắc hen phế quản. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, con số này cao hơn rất nhiều với tổng số 29,1% t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi bị hen phế quản.
Đặc biệt, nếu không thực hiện điều trị hen phế quản kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến nặng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính
Cơn hen suyễn có thể khởi phát một cách rầm rộ, đột ngột hoặc cũng có thể diễn tiến từ từ và sau sẽ nặng dần. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản cấp tính là:
Khó thở: người bệnh thường bị ngộp, không thở được, không đủ hơi để thở. Khi khó thở nhiều, người bệnh còn có triệu chứng hốt hoảng, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi,…
Khò khè: là tiếng rít đi kèm với nhịp thở, thường nghe thấy khi bệnh nhân hen suyễn thở ra. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của cơn hen suyễn cấp tính.
Ho: thường đi kèm với triệu chứng khó thở, chủ yếu xảy ra vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức. Cũng có trường hợp người bệnh hen phế quản chỉ có triệu chứng ho nên việc chẩn đoán bệnh vì thế mà gặp nhiều khó khăn.
Nặng ngực: người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực. Đây cũng là một biểu hiện khác của tình trạng khó thở.
Viêm tiểu phế quản cấp: kèm theo sốt, ho khạc đờm.
Nguyên nhân hen phế quản
Hen phế quản do nhiều nguyên nhân gây nên, đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường. Một số nguyên nhân gây hen phế quản thường gặp là:
Hen phế quản do dị ứng
Các cơnhen phế quản cấp tính có thể xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên như: phấn hoa, bụi nhà, bọ nhà, lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng như hải sản, thịt bò,… hoặc một số thuốc như aspirin
Các yếu tố kích thích
Các yếu tố môi trường như khói t.huốc l.á, khói bụi, ô nhiễm không khí, các hóa chất rửa tẩy, thay đổi độ ẩm,…
Người bệnh thường bị ngộp, không thở được, không đủ hơi để thở
Hen phế quản do vận động
Hen phế quản có thể khởi phát hoặc nặng lên sau một vận động gắn sức, trường hợp này được gọi là hen phế quản do gắng sức.
Nguyên nhân khác dẫn đến bệnh hen phế quản
Một số nguyên nhân khác gây hen phế quản là: n.hiễm t.rùng đường hô hấp do virus parainfluenza, yếu tố di truyền, mắc bệnh trào ngược dạ dày hay các bệnh lý khác trên đường hô hấp, sử dụng một số thuốc như chẹn beta giao cảm.
Nên làm gì để kiểm soát cơn hen phế quản cấp tính?
Chúng ta có thể phòng ngừa và kiểm soát cơn hen suyễn cấp tính theo hướng dẫn sau:
Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát cơn hen cấp như: khói t.huốc l.á, hóa chất có mùi nồng gắt, làm việc gắng sức, nhiễm khí lạnh,… Đồng thời, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học để cải thiện sức khỏe nói chung, chức năng hệ hô hấp nói riêng.
Sử dụng thuốc đường hít sớm và đúng cách: là cách đưa thuốc trực tiếp vào đường hô hấp bằng các dụng cụ bơm xịt, bình hít bột khô. Ưu điểm của phương pháp này là giảm bớt khó thở chỉ sau 2 – 5 phút. Các thuốc có thể sử dụng trong trường hợp này là thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như Salbutamol hoặc Formoterol.
Người có cơn hen suyễn nên dùng thuốc đường hít sớm ngay khi có triệu chứng đầu tiên vì để càng muộn thì khả năng cắt cơn hen càng thấp. Liều dùng phù hợp là: 2 lần xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn. Nếu chưa giảm khó thở thì xịt lặp lại 2 lần cách nhau khoảng 5 – 10 phút.
Áp dụng các biện pháp hỗ trợ: nghỉ ngơi.
Nếu cơn khó thở không hết sau 3 lần xịt thuốc hoặc cơn suyễn chỉ lui tạm thời trong vài tiếng rồi trở lại thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc đến phòng cấp cứu ngay để được điều trị triệt để.
Hen phế quảncấp tính có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như xẹp phổi, suy hô hấp nếu không kịp thời xử lý. Vì vậy, người bệnh cần sớm thăm khám, điều trị bệnh ở những phòng khám, bệnh viện uy tín.
Và bệnh viện chính Vinmec là địa chỉ khám, điều trị hen phế quản uy tín. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, tận tình trong công việc, bạn và người thân sẽ được kiểm tra, chẩn đoán bệnh chính xác và đề xuất phương án điều trị, kiểm soát hen suyễn hiệu quả.