Những thay đổi về sức khỏe khi chúng ta bước qua t.uổi 30 chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên, thậm chí có cả những mặt lợi ích đáng kể

Không chỉ đơn thuần là giảm trí nhớ hay lão hoá, dưới đây là một số thay đổi cụ thể khi chúng ta bước qua t.uổi 30.

Sau t.uổi 30, cơ thể của chúng ta bắt đầu trải qua hàng loạt những thay đổi đáng kể, và rất nhiều trong số đó có lẽ sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên. Lấy một ví dụ điển hình như, đến t.uổi 30, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm sống hơn nhưng thực chất bộ não của chúng ta lại trở nên nhỏ hơn. Nếu bạn nhận thấy rằng mình đổ mồ hôi ít hơn sau khi đạt ngưỡng 30 t.uổi thì đừng thấy khó hiểu, đây cũng là một phần của quá trình lão hóa thôi.

1. Não của bạn trở nên nhỏ hơn

Đúng vậy, não của bạn không phát triển theo thời gian mà là ngược lại. Khi bạn già đi, một số bộ phận của não sẽ co lại. Não bộ sẽ mất đi khoảng 50.000 tế bào thần kinh mỗi ngày sau t.uổi 30. Nhưng không có lý do gì để hoảng sợ vì não của chúng ta biết cách thích nghi.

Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng khối lượng của não giảm dần theo độ t.uổi với tỷ lệ khoảng 5% mỗi 10 năm sau t.uổi 40. Những điều này ảnh hưởng đến trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ theo từng giai đoạn.

nhung thay doi ve suc khoe khi chung ta buoc qua tuoi 30 chac chan se khien ban ngac nhien tham chi co ca nhung mat loi ich dang 577 5589650

2. Bạn đổ mồ hôi ít hơn

Cũng là tin tốt khi biết rằng phụ nữ bắt đầu đổ mồ hôi ít đi theo thời gian đúng không nhỉ? Một số thay đổi liên quan đến thời kỳ mãn kinh trong đó có bốc hỏa, nhưng ngược lại, các tuyến mồ hôi (chủ yếu là dưới cánh tay) bị co lại theo t.uổi tác. Nhờ đó, chúng sẽ ít nhạy cảm hơn và giảm tiết mồ hôi.

nhung thay doi ve suc khoe khi chung ta buoc qua tuoi 30 chac chan se khien ban ngac nhien tham chi co ca nhung mat loi ich dang 27a 5589650

3. Bạn sẽ ít bị cảm lạnh hơn

Tin tốt cho chúng ta đó là hắt hơi và ho ít xảy ra hơn khi chúng ta già đi. Khi đến t.uổi trung niên, chúng ta đã mắc nhiều bệnh và khả năng miễn dịch của chúng ta ngày càng tăng.

nhung thay doi ve suc khoe khi chung ta buoc qua tuoi 30 chac chan se khien ban ngac nhien tham chi co ca nhung mat loi ich dang 018 5589650

4. Vị giác của bạn trở nên kém hơn

Vị giác của bạn có thể mất dần theo t.uổi tác và bạn thậm chí có thể không còn hứng thú với việc ăn uống vì lý do này. Hầu hết mọi người đều mất đi khá nhiều vị giác, đặc biệt là sau t.uổi 60. Đó là lý do tại sao người cao t.uổi thường ăn đồ ăn có nhiều đường và muối. Điều tương tự cũng xảy ra với khứu giác của chúng ta.

nhung thay doi ve suc khoe khi chung ta buoc qua tuoi 30 chac chan se khien ban ngac nhien tham chi co ca nhung mat loi ich dang 911 5589650

5. Khối lượng cơ giảm đi

Một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất của lão hóa là khối lượng cơ giảm dần. Kết quả là, chúng ta trở nên yếu hơn. Tỷ lệ này giảm khoảng 3-8% mỗi thập kỷ sau t.uổi 30. Tỷ lệ này còn giảm nhiều hơn sau 60 t.uổi.

nhung thay doi ve suc khoe khi chung ta buoc qua tuoi 30 chac chan se khien ban ngac nhien tham chi co ca nhung mat loi ich dang 454 5589650

6. Sự trao đổi chất trở nên ổn định

Nghiên cứu cho rằng sự trao đổi chất trong cơ thể chúng ta sẽ dần ổn định theo t.uổi tác và giai đoạn quan trọng nhất là vào khoảng 50-60 t.uổi. Sau 80 t.uổi, quá trình này trở nên chậm dần. Vì vậy, điều này có nghĩa là cân nặng của chúng ta sẽ khó trải qua những thay đổi lớn từ sau 30 t.uổi. Cơ thể sẽ đốt cháy ít calo hơn nhưng đồng thời, khi lớn t.uổi chúng ta sẽ ăn ít hơn những hồi còn trẻ.

nhung thay doi ve suc khoe khi chung ta buoc qua tuoi 30 chac chan se khien ban ngac nhien tham chi co ca nhung mat loi ich dang ac6 5589650

7. Móng của bạn mọc chậm hơn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta còn trẻ, móng tay của chúng ta phát triển rất nhanh. Điều này lần đầu tiên được phát hiện bởi Tiến sĩ William Bean, người đã quan sát thấy rằng móng ngón cái của ông phát triển với tốc độ 0,123 mm mỗi ngày. Sau 67 t.uổi, tỷ lệ này giảm xuống còn 0,095 mm mỗi ngày. Những thay đổi này có thể do m.áu lưu thông chậm hơn.

nhung thay doi ve suc khoe khi chung ta buoc qua tuoi 30 chac chan se khien ban ngac nhien tham chi co ca nhung mat loi ich dang ded 5589650

8. Bạn cảm thấy vui vẻ hơn

Khi còn là một đ.ứa t.rẻ, bạn thường cảm thấy hài lòng về cuộc sống. Sau đó, cảm giác này giảm đi và có thể dần đưa bạn vào thời kì khủng hoảng của cảm xúc. Theo quan niệm từ trước nay, t.uổi già được coi là giai đoạn suy giảm về thể chất và tâm lý xã hội, nhưng các nhà nghiên cứu đã thực sự phát hiện ra rằng khi về già, chúng ta dễ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn. Ít trầm cảm hơn và lạc quan hơn cũng là đặc điểm ở độ t.uổi này.

nhung thay doi ve suc khoe khi chung ta buoc qua tuoi 30 chac chan se khien ban ngac nhien tham chi co ca nhung mat loi ich dang 885 5589650

Học trò thách nhau “bản lĩnh”, rước kết cục thương tâm

Để chứng minh bản lĩnh hay được “duyệt” vào nhóm bạn, các em bị bạn bè thách thức phải hoàn thành những màn dại dột (làm ma trơi, cắt cổ tay, n.hảy l.ầu…) để rồi gặp tai nạn đau lòng.

hoc tro thach nhau ban linh ruoc ket cuc thuong tam 30d 5503391

Phần lớn các em đều chấp nhận thử thách bởi không đủ khả năng tự vệ, chưa có kinh nghiệm sống; sợ bị bạn bè tẩy chay, chê cười nếu mình từ chối Ảnh: internet

Vào bệnh viện vì… bản lĩnh học trò

Đang ngồi ăn cơm với gia đình, em N.L.P. (14 t.uổi, ngụ Q.1, TP.HCM) bỗng nhiên la hét, bật khóc khi đứa em đến ngồi cạnh mình. P. không làm chủ được bản thân, xô đổ ghế, lao vào đ.ánh em. Ba mẹ P. phải can ngăn, ôm em vào lòng để em lấy lại bình tĩnh. Những ngày sau, P. tự nhốt mình trong phòng, không ăn uống, không đến trường.

Cứ hơn 10 phút, mẹ P. lại “năn nỉ” con nhưng hai ngày liên tục, chị đành bất lực, dùng chìa khóa dự phòng mở cửa. “Con bé không phản ứng, cứ ôm gối khóc, trên giường có nhiều dây cước nhỏ. Tôi dỗ dành mãi, con vẫn không nói. Thấy các ngón tay P. rỉ m.áu, tôi sợ quá, đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám”, mẹ P. nhớ lại.

P. không hợp tác điều trị mà la hét, vùng chạy. Cố gắng lắm các bác sĩ mới có thể cho em sử dụng t.huốc a.n t.hần. Đã nhiều ngày, P. không thể ngủ, suy kiệt tinh thần lẫn thể chất.

Sau một giấc ngủ, P. phần nào lấy lại được bình tĩnh. Em không phản ứng mạnh mẽ như trước đó. Thăm khám cho P., bác sĩ phát hiện rất nhiều vết thương trên đầu ngón tay, cổ tay của em. Hỏi ra mới biết bạn bè đã thách thức P. làm theo một trò chơi trên mạng. Sau khi vệ sinh, băng vết thương cho P., bác sĩ tâm lý tiếp tục điều trị cho em. Qua nhiều ngày động viên, xoa dịu nỗi lo lắng cho P., chuyên viên tâm lý và mẹ của em giật mình khi P. tiết lộ trò chơi mà nhóm em đang tham gia.

Theo đó, mỗi tuần một lần, nhóm bạn của P. sẽ bốc thăm, ai nhận thăm trắng sẽ phải thực hiện một trò chơi mà nhóm đưa ra. Đến lượt, P. phải chứng tỏ bản lĩnh qua việc cắt cổ tay bằng dây cước mỏng. Người thực hiện phải quay clip lại nên P. không thể “ăn gian”.

“Tụi em bốc thăm ba lần rồi, các bạn trước em đã gặp những thử thách: uống dầu gió, khắc chữ lên đùi bằng dao, một bạn bỏ cuộc với thử thách nhảy từ lầu bốn xuống đất. Bạn bỏ cuộc đã bị cả nhóm tẩy chay, bị c.hửi hèn nhát, không ai chơi chung nên em sợ lắm! Nếu cắt bằng dao có thể em đã hoàn thành nhưng bằng dây cước thì rất nóng, rát, đau. Em chỉ có năm ngày để hoàn thành, nếu đầu tuần mà vẫn không xong, em sẽ bị loại”, P. nói.

Sau khi nghe P. thuật lại, gia đình em đã làm việc với ban giám hiệu nhà trường và cô giáo chủ nhiệm. Các học sinh tham gia trò chơi được người lớn phân tích rõ về mức độ nguy hiểm, đồng ý ngừng chơi. P. cũng đã đi học trở lại.

Tương tự, em T.T.H. (12 t.uổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) được đưa đến bệnh viện với bàn tay phải bị phỏng cồn. May mắn, H. chỉ phỏng nhẹ. Thế nhưng, H. lại lo lắng bởi… chưa kịp quay clip chứng minh em đã thành công trong việc làm “ma trơi”.

Theo H., trong giờ ra chơi, có lần, các bạn của em ngồi… kể chuyện ma. Một bạn kể đã gặp ma trong hình dạng đốm lửa, rằng “đốm lửa ma” cứ chạy theo trò chuyện với bạn. H. đã bác bỏ lời kể trên, cho rằng đây chỉ là hiện tượng hóa học H. từng xem trên truyền hình. “Em và các bạn cãi nhau, ai cũng thách đố em làm được “ma trơi”. Em lên mạng tìm, thấy người ta chỉ làm “ma trơi” với một cây bút bi và một bật lửa”, H. nói.

Ở nhà, H. “gọi” được “ma trơi” nhưng đem lên trường lại thất bại. Bị bạn cười nhạo, H. quyết tâm chế tạo một “con ma” lớn hơn, bay lâu hơn để chứng tỏ bản lĩnh của mình và H. bị phỏng cồn.

Gần đây, trên mạng xã hội cũng chia sẻ về trường hợp một học sinh 12 t.uổi mới học xong bài toán tọa độ, cá nhau với bạn sẽ nhảy từ lầu 20 xuống bể bơi. Kết quả, học sinh này t.ử v.ong thương tâm.

Làm gì để giúp con vượt qua thách đố?

hoc tro thach nhau ban linh ruoc ket cuc thuong tam d46 5503391

Về sự việc trên, chuyên viên tâm lý Phùng Thị Lụa – Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM – cho biết t.rẻ e.m chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, thích khám phá, trải nghiệm những điều xung quanh. Các em chưa có khả năng nhận thức, kiểm soát được sự nguy hiểm ở các trò chơi thử thách, chỉ nghĩ đơn giản người khác làm được thì mình làm được.

“Có những trẻ cá tính mạnh, dễ bị lôi kéo hoặc bắt chước các trò chơi. Thậm chí, có trẻ còn muốn tăng độ khó lên để bạn bè nể mình. Nhiều trẻ kể rằng con xem trên mạng, các anh nói không sao hết, hơn nhau ở chỗ ai đủ can đảm để làm. Ví dụ rơi xuống nước thì chỉ cần biết bơi. Trẻ không biết rằng càng lên cao khi rơi xuống nước càng nguy hiểm bởi các chấn động”, chuyên viên Lụa cho hay.

Theo các chuyên gia tâm lý, phần lớn các em đều chấp nhận thử thách bởi không đủ khả năng tự vệ, chưa có kinh nghiệm sống; sợ bị bạn bè tẩy chay, chê cười. Có những em không muốn tham gia nhưng cố gắng ép mình vào cuộc chơi nên dễ gặp tình huống nguy hiểm khi bạn bè rủ rê, thử thách thực hiện các trò mạo hiểm.

Để tránh những tình huống nguy hiểm và những điều đáng tiếc xảy ra, cha mẹ nên thường xuyên dành thời gian trò chuyện cùng con, quan tâm đến cảm xúc, hành vi của con, từ đó sẽ phát hiện được những bất thường con mình đang gặp phải.

“Quan trọng là hãy cùng con trò chuyện; dành thời gian xem clip về những trào lưu, các trò nguy hiểm trên mạng, nhất là những trò t.rẻ e.m thường truyền nhau xem. Sau đó, cha mẹ cùng con thảo luận, đưa ra các câu hỏi thăm dò xem khi gặp những tình huống như thế, con cần phải xử lý thế nào.

Ví dụ như: khi bạn rủ con xem chương trình “Thử thách cá voi xanh” và cùng nhau bắt chước làm theo, con nghĩ mình sẽ bắt chước làm theo không? Bạn nói con làm theo một trò chơi mới rất hấp dẫn và thử sức kiên trì như nín thở trong vòng 15 phút thì con nghĩ như thế nào? Nếu con bị bạn bắt ép làm theo các trò chơi mạo hiểm, con cần phải nói cho ai?… Cha mẹ cần kịp thời phân tích, tháo gỡ khi trẻ bị thách đố”, chuyên viên tâm lý Phùng Thị Lụa khuyến cáo.

Sau khi cha mẹ và con cái cùng thảo luận và phân tích, trẻ sẽ nhận biết được sự nguy hiểm của các trò chơi, có sự đề phòng và có kỹ năng ứng phó khi bị bạn công kích hay thách đố.

Nhà trường nên tổ chức các buổi chuyên đề, lớp kỹ năng sống, giúp học sinh nhận thức được những hành vi nguy hại đến bản thân, từ đó hướng các em suy nghĩ tích cực và có lựa chọn đúng đắn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tình huống đau lòng có thể xảy ra.

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến – Khoa Tâm thể, Bệnh viện Thủ Đức TP.HCM – nói thêm: “Với học sinh cấp I, II, hành vi làm theo bạn bè chỉ là sự bộc phát nhất thời nhưng khó tránh được nguy hiểm. Người thân nên tương tác với trẻ nhiều hơn, phân tích cho trẻ hiểu về những tai nạn có thể xảy ra, hướng dẫn trẻ cách tiếp cận những thông tin tốt, có lợi.

Học sinh cấp III đang độ t.uổi lớn, muốn khẳng định mình. Vì vậy, dù biết trò chơi có nhiều nguy cơ nhưng trẻ vẫn sẽ chấp nhận thử thách. Thay vì la mắng, cha mẹ nên lắng nghe và hướng dẫn con cách từ chối”.

Chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến – Khoa Tâm thể, Bệnh viện Thủ Đức: Trưởng thành không phải là bất chấp

Các con cần biết người trưởng thành sẽ không thực hiện bất cứ hành vi nào chỉ vì lời thách đố của bạn bè. Chúng ta chỉ trở thành người lớn khi không chỉ từ chối mà còn phân tích, khuyên can được bạn mình từ bỏ ý định “cá” nhau với các bạn khác.

Nếu con thách bạn mạo hiểm, khi bạn xảy ra tai nạn, không chỉ bạn đau đớn, các con cũng sẽ luôn ray rứt. Có những sai lầm có thể sửa được nhưng nếu xảy ra điều đáng tiếc, các con sẽ bị ám ảnh rất nhiều, thậm chí cả đời mình.

Trường hợp phát hiện bạn mình đang tham gia các trò thách đấu, các con nên nói với cha mẹ để người lớn khuyên can. Lúc này, phụ huynh, thầy cô nên xử sự khéo léo để trẻ không bị bạn bè hiểu lầm là mách lẻo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *