Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo.
Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.
Người Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc ăn cơm ít nhất một bữa mỗi ngày. Trong khi đó, người Italy chế biến món risotto, người Nhật làm sushi, người Mỹ nấu jambalaya từ gạo.
Ngoài các ưu điểm như ngon, dễ kết hợp với các món khác, giá cả phải chăng, cơm còn chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng và có một số lợi ích sức khỏe. Tiến sĩ Uma Naidoo, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), cho biết: “Ăn cơm điều độ có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh”.
Cơm là món chính ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Ảnh: Justonecookbook
Lợi ích sức khỏe của gạo
Chuyên gia Kristen Smith, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, nhận định: “Bất kỳ loại gạo nào cũng giàu carbohydrate – nguồn nhiên liệu chính của cơ thể”.
Gạo trắng rất phổ biến nhưng cách chế biến khiến loại gạo này không tốt cho sức khỏe bằng các loại khác. Dù vậy, gạo trắng vẫn có một số chất dinh dưỡng quan trọng như phốt pho, mangan, vitamin B1 và B3. Nhiều nhãn hiệu gạo trắng cũng bổ sung thêm canxi, sắt và axit folic.
Tuy nhiên, gạo trắng cũng có những nhược điểm như gây tăng đột biến lượng đường trong m.áu, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gạo trắng cũng có thể hấp thụ asen, một chất gây ung thư.
Các loại gạo khác nhau
Theo USA Today, hiện có chục nghìn giống lúa khác nhau được phân loại theo mức độ xay xát, mùi thơm, hương vị, cách chế biến và phổ biến nhất là kích thước hoặc chiều dài hạt gạo.
Khi nấu chín, gạo hạt dài có xu hướng bông xốp và nhẹ. Hạt gạo cỡ vừa thường dai, mềm. Hạt gạo ngắn sẽ mềm và dính, hay được dùng làm món cuốn, sushi và bánh gạo.
Bạn nên ăn kết hợp gạo trắng với gạo lứt. Ảnh minh họa: Timesofindia
Loại gạo tốt nhất cho cơ thể
Tiến sĩ Naidoo khuyến nghị: “Hãy chọn loại gạo có nhiều vi chất dinh dưỡng, chất xơ và ít tác động tới lượng đường trong m.áu”.
Gạo lứt là một trong những loại gạo có khả năng đáp ứng điều này. Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Shelley Rael giải thích: “Gạo lứt thường được đ.ánh giá tốt cho sức khỏe hơn gạo trắng vì giữ được nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hơn, đồng thời có phản ứng đường huyết thấp hơn, giữ lượng đường trong m.áu ổn định hơn”. Gạo lứt cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt như canxi, magie, sắt và một số vitamin B.
Các giống lúa khác cũng có giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe đặc biệt. Ví dụ, gạo cẩm là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và giàu chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Gạo huyết rồng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật.
Gạo có tốt cho giảm cân không?
Gạo có thể nở ra gấp ba lần thể tích ban đầu nên dễ tạo cảm giác no. Điều này giúp bạn dùng ít hơn các món khác khi bổ sung cơm một cách hợp lý vào chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, bạn phải lưu ý tới khẩu phần ăn vì khoảng 200g cơm chứa hơn 200 calo.
Bởi vậy, theo chuyên gia Smith, cơm không chiếm quá 1/4 đĩa thức ăn.
Ngoài ra, mọi người nên chọn lựa nhiều loại gạo khác nhau, xem kẽ gạo lứt vào trắng nếu bạn ăn cơm thường xuyên, nên bổ sung nhiều rau và lựa chọn nguồn đạm lành mạnh.
Mẹ chồng tức giận khi thấy con trai tiến sĩ làm “việc của đàn bà”
Tối hôm ấy, khi chúng tôi vừa ăn cơm xong, mẹ chồng và bác họ sang. Vào nhà, thấy chồng tôi đang đứng rửa bát, mẹ ném túi xách xuống ghế và vô cùng tức giận.
Tôi năm nay 33 t.uổi, làm lễ tân tại một bệnh viện. Chồng tôi hơn tôi 8 t.uổi, là giảng viên của một trường đại học. Chúng tôi có 2 con, một trai, một gái. Chồng tôi là người của công việc, nghiên cứu. Anh ít nói, hiền lành, biết chiều theo ý vợ.
6 năm kết hôn, việc quan trọng nhất anh làm được chính là giúp tôi sinh hai đứa con. Phần lớn quỹ thời gian của anh đều dành cho trường lớp, sinh viên, hội thảo và nghiên cứu khoa học.
Công việc của tôi không áp lực, chỉ làm giờ hành chính. Vậy nên, tôi hoàn toàn có đủ thời gian để chăm sóc các con, quán xuyến việc nhà. Cuộc sống không giàu có nhưng nhìn chung khá ổn.
Nếu có một điều gì đó khiến tôi cảm thấy không thoải mái, chính là không được lòng mẹ chồng. Ngay từ đầu, tôi đã không được mẹ chồng yêu mến. Lý do là vì mẹ cho rằng, tôi không tương xứng với chồng tôi.
Mẹ chồng nói con trai mình học rộng tài cao, hoàn toàn có thể lấy cô vợ tốt hơn tôi, ít nhất cũng tương xứng về trình độ. Có con dâu chỉ làm lễ tân bình thường, không bằng cấp, học vị, mẹ chồng cho đó là điều làm bà “mất mặt”.
Nhưng dù không thích, mấy khi cha mẹ cấm nổi chuyện yêu đương của con cái. Huống hồ chồng tôi là người khô khan, không giỏi lấy lòng phụ nữ. Anh “bập” vào tôi chính là mối tình đầu.
Mẹ chồng ghét tôi vì cho rằng, tôi “ít học” hơn chồng (Ảnh minh họa: iStock).
Anh nói với mẹ: “Hoặc là mẹ đồng ý cho con cưới cô ấy, hoặc là chẳng biết tới bao giờ mẹ mới có con dâu”. Nhìn con trai mình đã lớn t.uổi, lại chẳng chịu yêu đương, mẹ anh bị con dọa cho sợ mà phải đồng ý.
Cũng may sau khi kết hôn, chúng tôi chọn sống riêng nên mẹ chồng – nàng dâu dù không bằng lòng cũng cố “bằng mặt”. Thỉnh thoảng vào cuối tuần, chúng tôi sẽ đưa cháu về nhà bố mẹ cùng ăn cơm. Còn bố mẹ chồng rất ít khi sang nhà tôi, trừ lúc có việc.
Vài hôm trước, người bà con bên nhà chồng ở quê lên khám bệnh. Mẹ chồng gọi điện bảo tôi cho bác ấy ngủ nhờ một đêm, sáng hôm sau chở bác đến bệnh viện chỗ tôi làm để khám.
Tối hôm ấy, khi chúng tôi vừa ăn cơm tối xong, mẹ chồng và bác họ sang. Vào tới nhà, thấy chồng tôi đang đứng rửa bát, mẹ chồng ném cái túi xách xuống ghế kêu lên: “Trời ạ, đàn ông có vợ mà ăn xong phải rửa bát? Học đến tiến sĩ vẫn phải rửa bát cho vợ à? Con đi ra đi”.
Nói rồi, mẹ vội đẩy chồng tôi ra ngoài, xắn tay áo lên đứng rửa bát. Tôi bảo mẹ chồng ngồi chơi, bát để đó, tôi sẽ rửa. Nhưng có lẽ bà giận, im lặng đứng rửa xong mới thôi. Sau đó, dù nhà có khách, mẹ chồng vẫn cho tôi bài giảng về cách làm vợ.
Bà hỏi tôi có biết suy nghĩ không, có biết thương chồng không? Chồng cả ngày làm việc trí óc vất vả, về nhà còn phải làm việc chân tay. Trong khi đó, cả ngày tôi hầu như không phải làm gì ngoài đi lại và nói mấy câu chỉ dẫn ở bệnh viện, có chút việc cỏn con của đàn bà cũng sai chồng làm.
Mẹ chồng nhìn tôi, gằn giọng: “Mẹ cho chồng con ăn học lên tới tiến sĩ không phải để về rửa bát cho con. Hơn 30 năm chồng con ở với mẹ, nó chẳng phải động tay một việc gì. Nếu nó có thể vừa k.iếm t.iền, vừa tự chăm lo cho bản thân thì cần gì lấy vợ nữa”.
Tôi đã cố nhịn nhưng càng im lặng, mẹ chồng càng nói nhiều. Cuối cùng, tôi đành lên tiếng: “Mẹ ơi, anh ấy ở trường là tiến sĩ, nhưng khi về nhà vẫn phải làm chồng, làm cha. Có quy định nào nói tiến sĩ không cần rửa bát?
Con cũng đi làm, chăm con, dọn dẹp nhà cửa, chợ búa bếp núc. Trong lúc con phơi quần áo, anh ấy rửa bát, không có gì nặng nhọc. Trong nhà, anh ấy là chồng, con là vợ. Con có phải osin của anh ấy đâu”.
Mẹ chồng tôi nghe xong, đứng phắt dậy. Trước khi về, bà nhìn chồng tôi đầy thất vọng: “Con thấy chưa? Nghe vợ con cãi mẹ chồng chưa? Việc học rất quan trọng, “cá không ăn muối cá ươn”…”.
Sau khi mẹ chồng bỏ về, chồng lên tiếng trách tôi: “Người hiểu không cần nói, người không hiểu nói có ích gì? Em biết tính mẹ còn nói lắm thế, định sau này không nhìn mặt nhau nữa à? Xem thế nào, chút nữa gọi điện xin lỗi mẹ đi”.
Mẹ chồng đối xử với tôi như vậy đã đành, sao chồng tôi cũng nói cái giọng điệu ấy? Tôi không câm, không điếc, chẳng lẽ mẹ chồng nói đúng, nói sai gì cũng im? Thay vì nói vài lời bảo vệ vợ, anh lại “im như thóc”, sau đó buông lời trách móc, bắt tôi xin lỗi mẹ.
Rốt cuộc, tôi đã sai cái gì?