Thắc mắc về tác động của cà phê hòa tan với sức khỏe

Cà phê hòa tan tiện lợi hơn loại rang xay và có nhiều tác dụng lên tim mạch, hệ thần kinh.

Một số người sành cà phê có thể xem thường loại hòa tan nhưng nhiều người khác lại yêu thích sự tiện lợi của thức uống này. Bạn chỉ cần cho cà phê hòa tan vào nước nóng, khuấy đều rồi uống. Theo Healthline, mức tiêu thụ cà phê hòa tan chiếm khoảng 50% tổng lượng cà phê ở một số nước.

Cà phê hòa tan có xu hướng đắng, chua hơn loại rang xay vì mất đi một lượng dầu trong quá trình chế biến. Chất lượng cà phê hòa tan thay đổi tùy theo thương hiệu và phương pháp sản xuất.

thac mac ve tac dong cua ca phe hoa tan voi suc khoe 87e 7024529
Cà phê hòa tan được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi. Ảnh: Healthline

Hàm lượng caffeine

Nếu đang muốn giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể, bạn có thể rất vui khi biết rằng cà phê hòa tan chứa ít caffeine hơn loại rang xay. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một tách cà phê rang xay 240ml chứa 95mg caffeine còn một tách hòa tan chứa 62mg.

Đối với hầu hết những người khỏe mạnh, mức tiêu thụ an toàn là 400mg caffeine mỗi ngày. Do đó, bạn có thể uống 3-4 tách cà phê rang xay hoặc 6 tách hòa tan. Phụ nữ đang mang thai nên thận trọng do có liên quan đến nguy cơ sinh non và sảy thai, không uống quá 200mg caffeine.

Tác dụng

Cà phê hòa tan và rang xay có những lợi ích sức khỏe và rủi ro tiềm ẩn tương tự nhau. Michael Ross MacDonald, bác sĩ tim mạch cao cấp tại Trung tâm Tim mạch Harley Street (Singapore), thông tin: “Cả hai đều là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, ung thư gan và nội mạc tử cung, bệnh Parkinson, trầm cảm”. Ông cũng nhấn mạnh rằng cả hai dạng cà phê đều có thể tăng sự tỉnh táo, năng lượng và sự tập trung.

Chuyên gia dinh dưỡng Chrissy Arsenault chia sẻ: “Nghiên cứu cho thấy một số hợp chất có lợi như axit chlorogen trong cà phê hòa tan có được do phương pháp chế biến”.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Tim mạch Dự phòng châu Âu chứng minh uống 2 đến 3 tách cà phê bất kỳ (rang xay, hòa tan hay khử caffeine) đều liên quan đến giảm bệnh tim mạch và tỷ lệ t.ử v.ong.

thac mac ve tac dong cua ca phe hoa tan voi suc khoe b4d 7024529
Các loại cà phê khác nhau vẫn giữ một số tác dụng, hạn chế tương tự. Ảnh: Times of India

Hạn chế

Nhiều người e ngại về hàm lượng acrylamide trong cà phê hòa tan. Đây là một chất có khả năng gây tổn thương thần kinh nếu tiếp xúc thường xuyên với một lượng lớn.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), cà phê hòa tan chứa nhiều acrylamide hơn loại rang xay. Dù vậy, các chuyên gia đ.ánh giá hàm lượng acrylamide trong cà phê hòa tan vẫn tương đối thấp và an toàn.

Cũng giống như cà phê rang xay, một số người có thể gặp các triệu chứng tiêu cực như bồn chồn, lo lắng hoặc run rẩy khi uống cà phê hòa tan nếu họ nhạy cảm với caffeine. Trong trường hợp đó, bạn nên chuyển sang uống trà thảo dược hoặc cà phê không chứa caffeine.

Trẻ uống nhiều thứ tưởng vô hại này, lớn lên dễ nghiện rượu

Một nghiên cứu dựa trên 2.000 t.rẻ e.m Mỹ cho thấy việc uống nhiều soda có chứa caffeine gây tác động bất lợi trên não bộ, dẫn đến nhiều vấn đề hiện tại và cả nguy cơ nghiện rượu trong tương lai.

Công trình vừa được xuất bản trên tạp chí khoa học Substance Use & Misuse, theo dõi 2.000 t.rẻ e.m ở độ t.uổi 9-10, đã chỉ ra hoạt độngg não rất khác biệt giữa t.rẻ e.m không uống hoặc ít khi uống nước ngọt dạng soda chứa caffeine và những trẻ uống thường xuyên.

tre uong nhieu thu tuong vo hai nay lon len de nghien ruou 5c3 7022505

Uống nhiều soda có chứa caffeine gây bất lợi cho trẻ – Ảnh minh họa từ Internet

Về tác động tức thời, một thí nghiệm yêu cầu trẻ thực hiện một số nhiệm vụ trong đó hoạt động não được ghi lại chi tiết.

Ví dụ trong một nhiệm vụ trẻ tham gia phải xác định một đồ vật được đưa cho họ có giống với đồ vật xuất hiện trong 2 nhiệm vụ trước đó hay không.

Theo Medical Xpress, kết quả cho thấy tính bốc đồng cao hơn và trí nhớ khi thực hiện nhiệm vụ thấp hơn ở trẻ thường xuyên uống soda chứa caffeine.

Những đ.ứa t.rẻ hay uống soda có một số vùng não hoạt động kém tương tự trẻ mắc chứng rối loạn tăng động thiếu tập trung (ADHD) và người lớn lạm dụng rượu hay các chất kích thích khác.

Hoạt động não bộ khác biệt này có thể khiến trẻ dễ bị coi là “quậy”, mất tập trung ở hiện tại và được y học coi là yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn sử dụng chất gây nghiện, do một số vùng não đã quen và “ghiền” sự kích thích mà món uống t.uổi thơ từng mang lại.

“Phát hiện của chúng tôi cho thấy việc tiêu thụ soda chứa caffeine hàng ngày ở t.rẻ e.m có thể dự đoán được việc sử dụng chất gây nghiện trong tương lai. Lời giải thích là caffeine và đường có thể gây ra tác động độc hại lên não trẻ” – tác giả chính Mina Kwon từ Khoa Tâm lý của Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) cho biết.

Các thống kê cho thấy việc tập cho não bộ thói quen thích được kích thích này có thể khiến lượng rượu mà những trẻ này tiêu thụ khi lớn lên tăng gấp đôi.

Các nhà nghiên cứu cho biết vẫn cần tìm hiểu sâu thêm và các biến số gây nhiễu khác có thể tác động giữa việc uống soda có caffeine và việc nghiện rượu trong tương lai, tuy nhiên dữ liệu này đủ để các bậc cha mẹ suy nghĩ lại về đồ uống con mình tiêu thụ.

Soda thường giàu caffeine, đường hoặc chất tạo ngọt, từ lâu đã được chứng minh là bất lợi cho hệ thống chuyển hóa ở cả t.rẻ e.m và người lớn. Tiêu thụ quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, chuyển hóa ở mọi độ t.uổi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *