Một thiếu niên 16 t.uổi tại Bình Dương thường xuyên học khuya, ăn uống không điều độ. Mới đây, em nôn ra m.áu lượng nhiều và phải phẫu thuật khẩn cấp vì loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
Sáng 12/11, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) cho biết nơi đây vừa cấp cứu cho một bệnh nhân 16 t.uổi, nhập viện trong tình trạng nôn ra m.áu tươi lượng nhiều.
Bệnh nhân là em N.B.M (ngụ tại Bình Dương), được mẹ đưa đến một bệnh viện gần nhà nội soi với chẩn đoán loét hang vị gây biến chứng c.hảy m.áu. Do điều trị không đỡ, gia đình xin chuyển em lên Bệnh viện TP Thủ Đức.
Các bác sĩ khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện TP Thủ Đức, nhận định M. bị sốc mất m.áu do xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng, loét dạ dày. Em được nội soi dạ dày can thiệp cầm m.áu. Tuy nhiên, do ổ loét sâu và ăn vào mạch m.áu gây c.hảy m.áu ồ ạt nên bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp.
Quá trình phẫu thuật, bác sĩ quan sát thấy ổ loét 1,5cm nằm ở mặt sau hang vị dạ dày, xâm lấn động mạch vị tá tràng và mặt trước tụy gây c.hảy m.áu. Đ.ánh giá tình trạng bệnh nhân nguy kịch, ê-kíp quyết định cắt bán phần dưới dạ dày nhằm mục đích kiểm soát ổ c.hảy m.áu.
Hiện M. có thể ăn uống đường miệng, vết mổ lành tốt. Dự kiến, bệnh nhân sẽ được ra viện khoảng 9 ngày sau mổ.
Bệnh nhân M. sau khi được phẫu thuật khẩn cấp. Ảnh: BVCC.
Mẹ của M. cho biết ở nhà em thường có thói quen ăn uống không điều độ, bỏ bữa thường xuyên, hay thức khuya để học bài. Thỉnh thoảng, em kêu đau vùng bụng nhưng chỉ thoáng qua nên gia đình không chú ý. Khoảng 1 tháng gần đây, các cơn đau trở nên nặng hơn và kéo dài nên gia đình đưa M. đi thăm khám.
Bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện TP Thủ Đức, phẫu thuật viên chính, cho biết loét dạ dày – hành tá tràng nếu không được chẩn đoán, xử trí sớm sẽ dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng như c.hảy m.áu tiêu hóa, thủng gây viêm phúc mạc, n.hiễm t.rùng, nhiễm độc.
“Hiện nay, loét hành tá tràng đang có xu hướng trẻ hóa độ t.uổi mắc bệnh do stress, áp lực học tập và lao động, thói quen thức khuya, ăn uống thiếu khoa học như ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ chua, cay… gây nên các ổ viêm loét dạ dày – tá tràng”, bác sĩ nói.
Bác sĩ lưu ý khi có các dấu hiệu đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua… người bệnh cần phải đến cơ sở y tế thăm khám để phát hiện sớm bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, sớm được điều trị và tránh biến chứng nguy hiểm.
Quảng Ninh: Cặp song sinh bị xuất huyết tiêu hóa hiếm gặp
Sau 18 giờ chào đời, cặp song sinh ở Quảng Ninh có biểu hiện nôn ra nhiều m.áu đỏ tươi, có dấu hiệu rối loạn tuần hoàn.
Ngày 19.12, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị này vừa cứu sống cặp song sinh bị xuất huyết tiêu hóa. Hai bé chào đời ở tuần thai thứ 39, cân nặng khoảng 2,4 kg mỗi trẻ, hồng hào, khóc to.
Tuy nhiên, sau sinh 18 tiếng, hai trẻ có biểu hiện nôn ra nhiều m.áu đỏ tươi, m.áu cục kèm ít m.áu nâu.
2 trẻ sơ sinh sau 5 ngày điều trị đã bú mẹ trở lại. Ảnh BVCC
Ngay sau khi nhập viện, 2 trẻ nhanh chóng được chuyển khu vực hồi sức sơ sinh, được nhịn ăn hoàn toàn, truyền dịch kháng sinh, làm xét nghiệm đ.ánh giá tình trạng n.hiễm t.rùng, rối loạn đông m.áu, thiếu m.áu…
Kết quả xét nghiệm cho thấy hai trẻ có tình trạng thiếu m.áu nặng, bắt đầu có dấu hiệu rối loạn tuần hoàn. Hai trẻ được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa do viêm ruột và được điều trị hồi sức tích cực: liệu pháp oxy, đặt huyết áp động mạch xâm lấn để theo dõi huyết áp liên tục, dùng thuốc vận mạch, điều chỉnh rối loạn đông m.áu, rối loạn toan kiềm.
Sau 5 ngày hồi sức tích cực, sức khoẻ cặp song sinh bắt đầu ổn định, các thông số trong giới hạn bình thường và bắt đầu được bú mẹ trở lại.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí cho biết, dị ứng sữa, nhiễm khuẩn đường tiêu hoá, vệ sinh không đảm bảo… đều có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.
Mặc dù hiếm gặp nhưng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh lại diễn biến rất nhanh, nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Hai trẻ song sinh trong trường hợp này rất may mắn đã được phát hiện và điều trị tích cực sớm, sức khỏe hai trẻ đã ổn định.
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo, trẻ sơ sinh cần được cho bú mẹ hoàn toàn càng sớm càng tốt sau sinh. Những trường hợp bệnh lý cần ăn sữa công thức theo chỉ định của bác sĩ cần lựa chọn những loại sữa dành cho trẻ sơ sinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và phải pha sữa đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất, và đảm bảo vệ sinh khi chăm sóc trẻ.
Nếu trẻ sơ sinh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như đã nói ở trên, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa sơ sinh để được theo dõi sát các triệu chứng cũng như thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.