Mặc dù không có cách chữa dứt điểm nhưng có rất nhiều phương pháp điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) giúp làm giảm các triệu chứng cũng như sự tiến triển của bệnh.
Bài Viết Liên Quan
- Số người tiêm phòng vaccine cúm ở TP Hải Dương tăng cao
- Chứng bệnh tụt kali Nam Em mắc phải nguy hiểm như thế nào?
- Phẫu thuật nắn cột sống cho nam thanh niên bị còng ‘không thể nhìn thẳng’
Phổi tắc nghẽn mãn tính là một căn bệnh gây ra tình trạng khó thở. Đường thở bị thu hẹp có thể khiến người bệnh bị ho, thở khò khè và khó khăn trong hô hấp. COPD làm ảnh hưởng đến chế độ luyện tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nên điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính là điều cấp thiết đối với cuộc sống người mắc bệnh.
1. Các phương pháp điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính
Mục tiêu điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính là giúp người bệnh có thể thở được dễ dàng và đưa họ trở lại các hoạt động thường ngày. Bác sĩ sẽ đưa ra nhiều phương pháp điều trị cho bạn lựa chọn, bao gồm cả liệu pháp tự nhiên hoặc có can thiệp. Tất nhiên, bất cứ sự lựa chọn điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính nào cũng dựa trên ý kiến của bác sĩ.
Mục tiêu điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính là giúp người bệnh có thể thở được dễ dàng – Ảnh: Healthline
Hiện nay, bác sĩ có nhiều phương pháp điều trị COPD như: điều trị bằng thuốc; liệu pháp phục hồi chức năng phổi; phẫu thuật; thay đổi lối sống lành mạnh.
Các phương pháp điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính kể trên sẽ giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn; có thể tham gia nhiều hoạt động hơn trong cuộc sống; giúp người bệnh luôn năng động; giúp ngăn ngừa và điều trị các biến chứng và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Dưới đây là chi tiết về các phương án điều trị bệnh COPD:
1.1. Thuốc
Nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng COPD; bao gồm cả thuốc dùng để uống, hít hoặc tiêm.
– Thuốc giãn phế quản:
Thuốc giãn phế quản thường ở dạng hít hoặc xông khí dung. Hít sẽ đưa thuốc trực tiếp đến phổi và đường hô hấp của bạn. Những loại thuốc này giúp mở đường thở bị co thắt để bạn có thể thở dễ dàng hơn.
Có hai loại thuốc giãn phế quản: thuốc chủ vận và thuốc kháng cholinergic.
Thuốc chủ vận liên kết trực tiếp với thụ thể beta trên tế bào cơ trơn để làm trung gian cho tác dụng giãn phế quản của chúng. -agonists có thể có tác dụng ngắn (ví dụ như albuterol) hoặc tác dụng kéo dài (ví dụ như salmeterol).
Thuốc chủ vận tác dụng ngắn thường được gọi là “thuốc cấp cứu” vì chúng có thể được sử dụng để cải thiện nhịp thở trong thời gian bùng phát COPD.
Thuốc chủ vận tác dụng kéo dài, được sử dụng hai lần một ngày, là một phần của liệu pháp duy trì.
Thuốc kháng cholinergic (ví dụ như Atrovent) cũng có dạng hít và có thể được sử dụng 4-6 tiếng một lần hoặc một lần mỗi ngày. Thuốc kháng cholinergic hoạt động bằng cách ngăn chặn chất hóa học acetylcholine, chất gây co thắt đường thở. Nó cũng có thể giúp hạn chế sự sản sinh và tiết chất nhờn.
Các loại thuốc dùng trong điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính – Ảnh: Lungdiseasenews
– Corticosteroid:
Corticosteroid làm giảm kích ứng và sưng tấy trong đường thở. Chúng đặc biệt hiệu quả nếu bạn đã tiếp xúc với n.hiễm t.rùng hoặc chất kích thích như khói thuốc và khói bụi ô nhiễm.
Corticosteroid có thể được chỉ định dùng trong máy xông khí dung, ống hít hoặc tiêm. Tuy nhiên, corticosteroid có thể gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh trong quá trình điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính.
Khi dùng ở dạng viên nén, corticosteroid có thể gây ra tác dụng phụ như gây tăng cân, gây giữ nước và lượng đường trong m.áu cao. Nếu dùng lâu dài, chúng có thể gây yếu xương và làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
Các dạng corticosteroid dạng hít có ít tác dụng phụ hơn và có thể được sử dụng để duy trì, đặc biệt cho bệnh nhân hen suyễn. Chúng cũng có thể có ích cho bệnh nhân có các đợt cấp COPD thường xuyên.
– Thuốc kháng sinh:
N.hiễm t.rùng đường hô hấp có thể làm cho các triệu chứng của COPD trở nên xấu đi. Nếu bạn bị n.hiễm t.rùng, các triệu chứng bệnh sẽ đột ngột xấu đi. Lúc này, bác sĩ buộc phải kê thuốc kháng sinh.
Thuốc kháng sinh có thể t.iêu d.iệt vi khuẩn, nhưng chúng không thể loại bỏ vi rút. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm để xác định loại n.hiễm t.rùng, sau đó sẽ kê loại kháng sinh phù hợp.
– Thuốc cai t.huốc l.á:
Bỏ hút thuốc có thể giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn, cho dù bạn có bị COPD hay không. Bởi vì nicotine có tính gây nghiện cao, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân liệu pháp thay thế nicotine để giúp làm giảm cơn thèm thuốc của họ.
Bác sĩ kê thuốc giúp giảm cơn thèm t.huốc l.á – Ảnh: Infectiousdiseaseadvisor
Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh lâm sàng giúp làm giảm giác thèm t.huốc l.á. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc cai t.huốc l.á, hãy nhớ hỏi về các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng.
– Thuốc điều trị lo âu:
Khi COPD tiến triển nặng hơn, bạn có thể bị khó thở. Tình trạng này có thể gây ra lo lắng. Điều trị các triệu chứng lo âu là điều quan trọng để giảm bớt sự khó chịu thường đi kèm với khó thở.
Thuốc chống lo âu, được gọi là thuốc giải lo âu, giúp giảm các triệu chứng lo âu và giúp bạn thở dễ dàng hơn.
– Opioid:
Opioid còn được gọi là thuốc gây mê hoặc thuốc giảm đau, nó hoạt động bằng cách làm suy nhược hệ thần kinh trung ương. Thuốc opioid có thể giúp giảm bớt cảm giác thiếu không khí, hụt hơi.
Thuốc opioid thường được kê đơn dưới dạng chất lỏng nuốt được và hấp thụ qua màng trong vòm miệng. Hoặc nó cũng được kê đơn dưới hình thức miếng dán trên da. Một số loại thuốc opioid đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm đau; làm chậm sự tiến triển của bênh; giúp nâng cao chất lượng cuộc sống; thậm chí giúp kéo dài t.uổi thọ.
1.2. Liệu pháp phục hồi chức năng phổi
– Liệu pháp oxy:
COPD sẽ làm cản trở khả năng thở của bạn. Nếu bạn không hít đủ oxy, lượng oxy trong m.áu sẽ thiếu gây nên nhiều biến chứng suy hô hấp. Có nhiều thiết bị y tế giúp đưa oxy đến phổi của bạn. Nhiều thiết bị có kích thước nhỏ và di động nên bạn có thể mang theo mọi lúc mọi nơi.
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng oxy thường xuyên hoặc chỉ cần dùng trong một số hoạt động nhất định. Liệu pháp oxy có thể giúp bạn duy trì các hoạt động trong cuộc sống mà ít gặp tình trạng khó thở; giúp bảo vệ tim và các cơ quan khác khỏi bị tổn thương do thiếu oxy; và cuối cùng giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn, tỉnh táo hơn.
– Phục hồi chức năng phổi:
Phục hồi chức năng phổi bao gồm sự kết hợp điều chỉnh nhiều thói quen trong cuộc sống như: luyện tập thể dục điều độ; điều trị về tâm lý nếu xảy ra tình trạng lo âu; thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và cần có biện pháp quản lý bệnh.
Phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính này cần sự tư vấn cụ thể từ các chuyên gia, việc của bạn là tuân thủ theo sự hướng dẫn đó để đảm bảo sức khỏe ngày càng cải thiện.
1.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật có lợi cho một tỷ lệ nhỏ những người bị COPD và chỉ là một lựa chọn trong những trường hợp bệnh đã nặng.
Phẫu thuật là phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính cho bệnh nhân tình trạng nặng – Ảnh: Getty Images
– Cắt bỏ:
Khi thành của các túi khí trong phổi của bạn bị phá hủy, các khoảng không khí lớn có thể hình thành. Chúng được gọi là bullae. Những không gian mở này có thể cản trở việc thở của người bệnh.
Trong phẫu thuật cắt bỏ khối u, bác sĩ sẽ loại bỏ một số khoảng trống này. Điều này có thể giúp phổi của bạn hoạt động tốt hơn.
– Phẫu thuật giảm thể tích phổi (LVRS):
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ các phần mô phổi bị tổn thương. Quy trình này có thể giúp phổi của bạn hoạt động tốt hơn, nhưng nó có thể rủi ro và không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân, nó có thể giúp cải thiện nhịp thở và chất lượng cuộc sống.
– Ghép phổi:
Trong những trường hợp nghiêm trọng, lá phổi bị tổn thương có thể được cắt bỏ và được thay thế bằng một lá phổi khỏe mạnh từ người hiến tặng. Ghép phổi thành công có thể giúp cải thiện chức năng phổi và chất lượng cuộc sống người bệnh sau đó.
Tuy nhiên, ghép phổi có nhiều rủi ro; người bệnh có thể bị n.hiễm t.rùng hoặc cơ thể từ chối lá phổi mới. Nếu gặp một trong hai trường hợp này, người bệnh có thể có nguy cơ t.ử v.ong.
– Nong phế quản:
Phương pháp mới để điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được gọi là nong phế quản. Nó hiện đang được thử nghiệm và có thể làm giảm số lượng tế bào sản xuất chất nhầy trong phổi.
Trong quá trình phẫu thuật, các tia điện sẽ phá hủy các tế bào sản xuất quá nhiều chất nhờn; giúp mở đường cho các tế bào mới, khỏe mạnh phát triển.
1.4. Thay đổi lối sống
– Bỏ t.huốc l.á:
Điều đầu tiên và quan trọng nhất được khuyến nghị là bỏ hút thuốc đối với người mắc COPD hoặc các bệnh đường hô hấp khác. Cố gắng hết sức để giảm thiểu không khí ô nhiễm trong môi trường sống hoặc làm việc của bạn.
Người bệnh COPD cũng cố gắng tránh khói t.huốc l.á và tránh những nơi có bụi, khói và các chất độc hại khác.
– Ăn kiêng và tập thể dục:
Chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất quan trọng trong điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính. Tình trạng mệt mỏi và khó thở khi mắc COPD có thể khiến bạn khó ăn uống. Hãy chia nhỏ bữa ăn và chọn những thực phẩm có lợi theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng.
Chọn bộ môn luyện tập phù hợp cho bệnh nhân COPD – Ảnh: Medium
Tập thể dục là quan trọng, nhưng có thể sẽ khó khăn đối với một số người mắc COPD giai đoạn nặng. Hoạt động thể chất có thể tăng cường các cơ giúp bạn thở. Tuy nhiên, cũng cần trao đổi và được sự cho phép của bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập bất kì bộ môn thể thao nào.
2. Các thử nghiệm lâm sàng
Đối với một số bệnh nhân COPD hoặc hen suyễn nặng, việc không đáp ứng với tác dụng chống viêm của corticosteroid có thể là rào cản lớn đối với việc điều trị hiệu quả.
Theo Tạp chí Y học về Hô hấp và Chăm sóc Phê bình Hoa Kỳ, các loại thuốc để chống lại tình trạng kháng corticosteroid có thể được phát triển trong tương lai. Một số thử nghiệm lâm sàng lớn đã được tiến hành với theophylline đường uống liều thấp.
3. Điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối
Đối với bệnh nhân COPD giai đoạn cuối, người bệnh cần có một bác sĩ chuyên về chăm sóc giúp giảm đau và giúp người bệnh có thể thoải mái hơn. Chuyên gia y tế sẽ giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối quản lý cơn đau và kiểm soát các triệu chứng; tư vấn tâm lý cho người bệnh.
Ngoài ra, đối với việc điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối cần có một cách tiếp cận thân thiện, nhân ái với bệnh nhân. Phải đảm bảo sự tôn trọng đối với bệnh nhân để họ lạc quan hơn trong quá trình điều trị.
Đặc biệt, cần lập một kế hoạch chăm sóc nâng cao theo sở thích của bệnh nhân. Kế hoạch này sẽ được thiết kế bởi bác sĩ điều trị chính, bác sĩ tâm lý và chuyên gia dinh dưỡng kết hợp.
Thuốc giảm đau thường được kê đơn trong giai đoạn cuối của COPD.
Cần có phương án điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối – Ảnh: Clinicaladvisor
4. Điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính ở người lớn t.uổi
Hầu hết bệnh nhân COPD nhận thấy các triệu chứng đầu tiên ở độ t.uổi 40. Các phương pháp điều trị đã được chứng minh là có lợi đặc biệt cho bệnh nhân lớn t.uổi bao gồm:
Phục hồi chức năng phổi: Phương pháp này bao gồm các kỹ thuật thở, tập thể dục và hỗ trợ sức khỏe tâm thần.
Bổ sung oxy: Các bác sĩ sẽ ưu tiên liệu pháp oxy cho bệnh nhân COPD lớn t.uổi để giúp bệnh nhân có được giấc ngủ ngon và thở dễ dàng hơn.
Cai t.huốc l.á: Bệnh nhân lớn t.uổi mắc COPD nhất định phải ngừng hút thuốc ngay mới có được sự khả quan trong việc điều trị bệnh.
Phẫu thuật: Đối với một số bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính lớn t.uổi, phẫu thuật phổi có thể có lợi. Tuy nhiên, phương án phẫu thuật không phù hợp với người mắc bệnh về tim mạch.
5. Khi nào cần chăm sóc y tế
Ngay cả khi được điều trị, các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vẫn có thể xấu đi. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn bị n.hiễm t.rùng phổi hoặc bệnh tim liên quan đến tổn thương phổi.
Bạn cần đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sĩ điều trị ngay lập tức nếu phương pháp điều trị thông thường không giúp làm giảm các triệu chứng sau:
Khó khăn bất thường khi đi bộ hoặc nói chuyện
Nhịp tim nhanh hoặc không đều
Đau tức ngực ngày càng nặng
Khó thở, thở hụt hơi
Môi và các đầu ngón tay chuyển sang màu xanh.
Sự hồi phục kỳ diệu của người đàn ông từng ngưng tim, ngưng thở
Người đàn ông 39 t.uổi đã ngưng tim, ngưng thở tại nhà. Sau 15 phút được hồi sức tim phổi nâng cao, anh đã vượt ‘cửa tử’ và tỉnh táo kỳ diệu sau 4 ngày hôn mê phải thở máy.
Sau lần “chết đi, sống lại”, anh T. khuyên mọi người nên từ bỏ thói quen hút t.huốc l.á và tránh xa khói thuốc (hút thụ động) – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sáng 14-11, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết vừa cứu sống thành công một trường hợp ngưng tim, ngưng thở ngoại viện. Đó là bệnh nhân V.N.N.T. (39 t.uổi, ngụ quận 5, TP.HCM ), có t.iền căn hen suyễn từ nhỏ, thường xuyên hút t.huốc l.á và sử dụng thuốc giãn phế quản.
Cách đây hai tuần, anh T. lên cơn khó thở dữ dội, cảm giác như có vật gì chẹn ngang cổ họng khiến anh không thể hít thở được và ngã gục xuống giường vài phút sau đó. Người vợ nhanh chóng chuyển anh T. đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong tình trạng người tím ngắt, mắt trợn ngược.
Tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, các bác sĩ ghi nhận đây là 1 trường hợp cấp cứu tối khẩn cấp, bệnh nhân đã ngưng tim ngưng thở, mạch và huyết áp = 0. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, tỉ lệ bệnh nhân sống sót trong trường hợp này chỉ khoảng 5-10% (bao gồm cả di chứng do c.hết não).
Lập tức, toàn bộ êkip được điều động để cấp cứu cho bệnh nhân. Bác sĩ Quách Bảo Đằng – trưởng tua trực và bác sĩ Nguyễn Xuân Việt đã trực tiếp thực hiện các biện pháp hồi sức tích cực cho bệnh nhân.
Toàn bộ êkip tiếp tục thay phiên nhau xoa bóp tim và hồi sức nâng cao. Sau 15 phút tích cực điều trị, anh T. có nhịp tim trở lại. Cả êkip vỡ òa vui sướng tuy nhiên vẫn còn 1 chặng đường dài phía trước để bệnh nhân có thể phục hồi.
Anh T. được chuyển lên khoa hô hấp. Sau 4 ngày điều trị, anh đã tỉnh táo, dần hồi phục và được xuất viện vào ngày 13-1. Đến nay hầu như mọi hoạt động của anh T. đã về lại bình thường, không có di chứng.
Trong buổi xuất viện, anh T. tâm sự: “Sau lần “chết đi sống lại”, tôi khuyên những bệnh nhân mắc các bệnh đường hô hấp, hen suyễn như tôi không nên hút thuốc, tránh xa khu vực có khói thuốc vì chúng cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau hai tuần nằm viện, tôi cũng bỏ t.huốc l.á hẳn, thấy người mập và khỏe hẳn lên. Hi vọng mọi người cố gắng tập thể dục và đừng hút t.huốc l.á nữa”.