Chuối có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên bạn có biết có một số loại thực phẩm nếu kết hợp với chuối sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe?
Chuối là loại trái cây vô cùng thông dụng, chúng có hương vị thơm ngon lại cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin phong phú cho cơ thể. Do đó giá trị dinh dưỡng của chuối được đ.ánh giá rất cao, ngoài ra chúng còn có nhiều công dụng chữa bệnh.
Thường xuyên ăn chuối không chỉ tốt cho não bộ, chống suy nhược thần kinh mà còn tốt cho phổi, giảm ho, chống táo bón, … Ngoài ra, chuối cũng có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao, làm giảm tắc nghẽn mạch m.áu.
Tuy chuối tốt là vậy nhưng nếu kết hợp bừa bãi chúng với một số loại thực phẩm lại có thể gây nên những hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Sau đây là 7 loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn cùng với chuối.
Khoai tây
Nếu cùng lúc ăn khoai tây và chuối hoặc ăn cách nhau không quá 15 phút, các nguyên tố trong hai thực phẩm này sẽ tạo ra phản ứng hóa học, sản sinh ra một số độc tố làm tổn thương tế bào cơ thể. Những chất này có thể gây ra các vết đốm, sạm nám trên khuôn mặt, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Do đó, các cô gái yêu làm đẹp nên nhớ kỹ, tuyệt đối không được ăn hai loại thực phẩm này cùng nhau.
Khoai môn
Khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nên tránh ăn chung chúng với chuối bởi có thể gây đầy hơi, trướng bụng hoặc tệ hơn là ngộ độc. Nếu đã trót ăn chuối với khoai môn thì cần phải theo dõi trong vòng 4 đến 8 tiếng, ăn chế độ ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa.
Nếu có dấu hiệu bị tiêu chảy nhẹ, hãy uống một ít nước muối loãng và nước đường để tránh cho cơ thể bị mất nước quá nhiều. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, tay chân run lẩy bẩy cần lập tức đến bệnh viện.
Dưa lưới
Ăn dưa lưới và chuối cùng lúc có thể gây suy thận và làm bệnh khớp chuyển biến nghiêm trọng hơn. Hàm lượng đường trong dưa lưới chiếm khoảng 15% và lượng ion kali của chúng khá cao, bên cạnh đó chuối cũng rất giàu kali.
Trong khi đó, thận là cơ quan bài tiết chủ yếu kali. Vì vậy, người bị suy thận không nên ăn chuối và dưa lưới cùng một lúc bởi có thể gây ra tình trạng quá tải cho thận.
Khoai lang
Ăn khoai lang và chuối cùng lúc sẽ tạo ra phản ứng sinh hóa gây đầy bụng, khó tiêu kèm theo chứng trào ngược axit dạ dày.
Thậm chí nếu ăn quá nhiều có thể khiến thức ăn bị lưu lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn dạ dày. Nguy hiểm hơn, khi kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau còn có thể khiến bạn bị ngộ độc mãn tính.
Thịt bò
Nên nhớ, tuyệt đối không được ăn chuối nếu vừa ăn thịt bò bởi nó có thể khiến bạn bị co thắt dạ dày, đau thắt ngực. Axit oxalic trong chuối khi phản ứng với canxi và protein có trong thịt bò sẽ tạo thành các chất khó tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy.
Sữa chua
Đối với một số người tỳ vị hư nhược, ăn sữa chua lạnh cùng với chuối có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, gây nên tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
Tuy rằng sữa chua giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, nhưng nếu ăn sữa chua khi đói bụng sẽ khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, khiến lợi khuẩn lactic khó tồn tại được trong dịch vị, điều này làm giảm tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe.
Thuốc aspirin
Aspirin là thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. Tuy nhiên nếu uống aspirin cùng với các thực phẩm nhiều đường như dừa, lựu, đào, nho, chuối, … dễ tạo thành phức hợp, làm giảm tác dụng của thuốc.
Tuy chuối là loại quả rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng có một vài lưu ý khi ăn chuối:
Không ăn chuối khi đang đói
Ăn chuối khi đang đói bụng không tốt cho dạ dày bởi lúc này trong dạ dày hầu như không có thức ăn để tiêu hóa. Ăn chuối lúc này sẽ đẩy nhanh quá trình vận động của hệ tiêu hóa, thúc đẩy tuần hoàn m.áu làm tăng tải cho tim, dễ dẫn đến nhồi m.áu cơ tim.
Bên cạnh đó, chuối chứa nhiều magie và kali, nếu ăn chuối lúc đói bụng khiến magie trong cơ thể đột ngột tăng cao, từ đó phá hủy sự cân bằng giữa magie và canxi trong m.áu và ức chế hệ tim mạch. Đồng thời lượng kali trong m.áu cũng tăng cao hơn bình thường khiến cơ thể có các biểu hiện như tê liệt cơ, lờ đờ, mệt mỏi rõ rệt.
Thời gian tốt nhất để ăn chuối là từ 30 đến 60 phút sau bữa ăn. Lúc này ăn chuối có thể giúp thúc đẩy tiêu hóa, tốt cho nhu động ruột và làm đẹp da.
Bệnh nhân bị thận tốt nhất không nên ăn chuối
Đối với bệnh nhân bị thận, tốt nhất không nên ăn chuối. Nguyên nhân là bởi chuối chứa nhiều kali và magie. Chức năng lọc của thận những bệnh nhân lúc này đã bị suy giảm, chuối sẽ làm rối loạn tỷ lệ canxi, kali và magie trong m.áu, từ đó khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh nhân tiểu đường và viêm khớp không nên ăn chuối
Hàm lượng đường trong chuối tương đối cao, sẽ làm chậm quá trình lưu thông m.áu và tích tụ các chất chuyển hóa. Do đó nếu bệnh nhân tiểu đường và viêm khớp ăn chuối sẽ làm bệnh thêm trầm trọng.
Sự thật ngỡ ngàng về “bí kíp” uống hoài không say
Để đối phó với những buổi tiệc tùng liên tục trong những ngày Tết, “cánh mày râu” thường truyền miệng nhau một số “bí quyết” để uống nhiều mà không say như uống dầu ăn, uống aspirin hoặc paracetamol trước khi uống rượu. Giới chuyên gia cho rằng đây là quan niệm sai lầm.
Những ngày tết khiến nhiều người trong chúng ta quên đi việc phải duy trì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện lành mạnh. Thêm vào đó, việc ăn uống không theo giờ giấc, ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường, ít xơ, uống rượu bia nhiều nên gây nhiều vấn đề về gan.
Theo ThS BS Võ Ngọc Quốc Minh, Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, việc uống nhiều rượu bia, ăn những thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ trong dịp Tết khiến gan phải làm việc nhiều hơn so với bình thường, trong đó rượu bia là yếu tố nguy hiểm nhất dễ gây ra tổn thương gan và thường dẫn đến viêm gan. Đặc biệt, đối với những người bệnh đã có sẵn xơ gan, viêm gan thì việc uống rượu bia nhiều sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Vui mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong dịp Tết
Để đối phó với những buổi tiệc tùng liên tục trong những ngày Tết, “cánh mày râu” thường truyền miệng nhau một số “bí kíp” để uống nhiều mà không say như uống dầu ăn, uống aspirin hoặc paracetamol trước khi uống rượu.
Với ” bí kíp” trên, ThS BS. Võ Ngọc Quốc Minh nói đó hoàn toàn là những quan niệm sai lầm, không những làm hại sức khỏe mà còn không hề có tác dụng chống say rượu bia. Paracetamol là một loại thuốc có độc tính trên gan, do đó nếu trước khi uống rượu bia mà uống thêm Paracetamol thì sẽ làm cho gan dễ tổn thương và ngộ độc hơn.
Aspirin dù không gây tổn thương trực tiếp đến gan nhưng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng loét dạ dày tá tràng, thậm chí là gây ra xuất huyết dạ dày tá tràng.Bên cạnh đó,việc uống dầu ăn cũng không có tác dụng làm tăng tửu lượng, ngược lại còn gây ra tình trạng khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Dầu ăn làm thức ăn di chuyển xuống ruột chậm lại và nằm ở dạ dày, dẫn đến ngộ nhận rằng người uống không say. Tuy nhiên, khi tất cả lượng thức ăn này đi xuống ruột thì một lượng lớn rượu bia sẽ được hấp thu, sẽ dẫn đến say rượu ngay, thậm chí có thể gây ra ngộ độc rượu.
ThS BS. Võ Ngọc Quốc Minh cũng cho biết tửu lượng của từng người cao thấp khác nhau tùy theo cơ địa. Thế nên, để đảm bảo sức khỏe, mỗi người nên theo dõi và ước lượng lượng cồn uống vào trong ngày. Một đơn vị cồn được tính tương đương với một chai bia, một ly rượu vang hoặc một ly rượu mạnh nhỏ. Nam giới chỉ nên uống dưới hai đơn vị, tương đương với hai chai bia hoặc hai ly rượu vang mỗi ngày. Đối với nữ giới chỉ nên uống một đơn vị mỗi ngày. Nếu một người uống trên 14 đơn vị cồn trong một tuần thì được xem là uống nhiều.
Để có một dịp Tết vui vầy và khỏe mạnh, BS Quốc Minh cũng khuyến cáo khi uống rượu bia không nên uống lúc bụng đói. Các quý ông nên uống nhiều nước vì rượu bia sẽ làm mất nước. Quan trọng nhất là phải uống rượu bia chừng mực, phù hợp với tửu lượng từng người. Đây là những giải pháp giúp các quý ông tránh bị say trong các cuộc vui mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.