Nhiều bà mẹ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bài Viết Liên Quan
- 10 loại cây gia vị phổ biến giúp chữa bệnh
- Các ca “tái dương tính” với SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm không?
- Ung thư nội mạc tử cung: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp khi phụ nữ mang thai (Ảnh minh họa)
Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, có thể do mắc bệnh trong thai kỳ hoặc trước thai kỳ nhưng đến khi mang thai bệnh mới diễn tiến nặng và được phát hiện.
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi, trong đó cũng ảnh hưởng đến cơ chế sử dụng insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng chuyển hóa đường glucose trong m.áu thành năng lượng. Cơ thể phụ nữ mang thai thường tự động đề kháng với insulin mức độ nhẹ để giữ nồng độ glucose trong m.áu cao hơn bình thường để truyền cho thai nhi.
Ở một số trường hợp, quá trình tiết insulin biến đổi quá mức, tiết ra quá ít insulin khiến lượng đường trong m.áu cao, gây tiểu đường thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng và điều trị tiểu đường thai kỳ gặp nhiều khó khăn bởi phải lựa chọn sử dụng thuốc an toàn với mẹ và thai nhi. Hơn nữa dinh dưỡng mẹ hấp thu cần lớn hơn bình thường để nuôi con, khó mà thực hiện chế độ kiêng khem, nhất là hạn chế đường và tinh bột.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ
Ảnh minh họa
Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Thông thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose m.áu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai sẽ làm rối loạn việc sản xuất này. Do đó tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khả năng gấp lên đến 2 lần.
Khi nhu cầu tăng cao mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì glucose m.áu sẽ tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.
Thừa cân, lớn t.uổi, di truyền
Phụ nữ bị thừa cân, béo phì, mang thai trên 35 t.uổi, hoặc gia đình hay bản thân có t.iền sử bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường khi mang thai.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mẹ bầu
Ảnh minh họa
Khi mang thai, chế độ ăn uống cho bà bầu rất quan trọng. Mẹ bầu cần nạp đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho thai nhi. Do vậy, nhiều mẹ ăn uống tẩm bổ quá mức dẫn tới tăng cân nhanh. Cùng với đó là thói quen lười vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cụ thể, các thức ăn nhiều đường và tinh bột hay chứa nhiều carbohydrates như bánh mì, bánh ngọt, kẹo, đường, nước ngọt,… sẽ đẩy mẹ bầu tới gần với tình trạng tiểu đường thai kỳ hơn.
Mắc bệnh cao huyết áp khi mang thai
Có thể nói rằng, bệnh tiểu đường chính là một biến chứng của tình trạng cao huyết áp. Theo các thống kê cho rằng, những bà mẹ bầu mắc chứng bệnh này thường sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ tăng gấp 3 lần so với người bình thường.
Có thể lý giải tình trạng này là do huyết áp cao sẽ gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể khiến cho hoạt động của insulin trở nên khó khăn hơn. Những trường hợp bà mẹ mắc phải tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo.
Tác dụng ít biết của mỡ trong cơ thể
Cơ thể chứa 5 loại mỡ khác nhau và không thể loại bỏ tất cả thông qua dinh dưỡng hay tập luyện.
Việc đổ mồ hôi trong phòng gym cùng nỗ lực ăn uống lành mạnh với mục tiêu giảm mỡ của đa số người tập đang vô tình khiến chúng ta nhìn nhận về mỡ khá tiêu cực.
Tuy nhiên, theo huấn luyện viên Đàm Trọng Triển (Hà Nội), phần mỡ thừa ảnh hưởng đến vóc dáng chỉ là một trong 5 loại mỡ của cơ thể. Mỗi loại mỡ có tỷ lệ và vai trò khác nhau với sức khỏe.
Esential Body Fat (Mỡ thiết yếu)
Tác dụng chính của những tế bào mỡ thiết yếu là điều chỉnh thân nhiệt và giúp cơ thể hấp thụ vitamin. Ngoài ra, loại mỡ này còn là t.iền chất cho các hormone cần thiết và tạo nên lớp màng bao bọc tế bào, cơ quan khác như não bộ, thần kinh, tủy xương…
Đối với nam giới, mỡ thiết yếu chiếm khoảng 3-4%. Trong khi đó, con số này ở nữ giới là 7-8%.
“Do đó, chúng ta có thể thấy một số vận động viên thi đấu thể hình có lượng mỡ rất thấp cũng chỉ dừng lại ở 3-4%. Nguyên nhân là lượng mỡ này không thể thiếu đối với sức khỏe con người”, Trọng Triển khẳng định.
Brown Fat (Mỡ giữ ấm)
Mỡ giữ ấm, hay còn gọi là mô mỡ nâu. Khi được kích hoạt, chúng có thể tiêu tốn năng lượng nhằm giữ ấm cho cơ thể. Do đó, loại mỡ này còn được nhận định là có khả năng tương tự cơ bắp.
Mỡ giữ ấm thường có nhiều hơn ở người trẻ và sinh sống tại khu vực có nhiệt độ thấp. Ảnh minh họa: Business Insider.
Vai trò này xuất phát từ việc mỡ nâu chứa nhiều ti thể – bộ máy sản xuất năng lượng trong tế bào. Trọng Triển cho biết mỡ giữ ấm thường có nhiều hơn ở những người sinh sống tại vùng khí hậu lạnh và trẻ nhỏ do nhu cầu sinh học. Lượng mỡ này sẽ giảm dần khi chúng ta về già.
Visceral Fat (Mỡ nội tạng)
Không tác động tốt đến sức khỏe như 2 loại trên, loại mỡ này nằm sâu trong cơ thể và bao quanh các cơ quan nội tạng như gan, tụy, tim…
Huấn luyện viên Trọng Triển nhận định: “Thông thường, những người béo bụng, bụng bia sẽ có tỷ lệ mỡ nội tạng rất cao. Đây cũng là loại mỡ xấu nhất trong cơ thể khi liên quan các vấn đề kháng insulin, tiểu đường type 2, đột quỵ, cao huyết áp…”.
Tuy nhiên, mỡ nội tạng là phần khá dễ giảm so với các loại khác khi có nhiều mạch m.áu đi qua cùng tính chất kháng insulin. Do đó, với chế độ ăn lành mạnh cùng thói quen tập luyện hợp lý, chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ lượng mỡ này trong thời gian ngắn.
Subcutaneous Fat (Mỡ dưới da)
Loại mỡ này nằm bên dưới lớp da của chúng ta và chiếm phần lớn lượng mỡ của cơ thể. Đây cũng chính là tác nhân gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng tới vóc dáng. Thành phần chủ yếu của loại mỡ này là mỡ trắng với mật độ ti thể và mao mạch đi qua tương đối thấp. Trái ngược mỡ nội tạng, việc giảm mỡ dưới da gây nhiều khó khăn hơn.
Vai trò chủ yếu của lớp mỡ này là dự trữ năng lượng và liên quan việc tổng hợp một số loại hormone như adiponectic hay leptin. Mỡ dưới da thường tập trung ở vùng mông, đùi với phụ nữ. Ngoài ra, bụng, tay hay ngực cũng là những vị trí tích mỡ dưới da khá phổ biến ở đàn ông.
Mỡ dưới da chính là thủ phạm gây ảnh hưởng tới vóc dáng và sức khỏe. Ảnh minh họa: Havard Health.
Tuy nhiên, Trọng Triển khẳng định chúng ta không thể giảm mỡ dưới da ở một bộ phận nhất định. Do đó, việc cần làm để giảm mỡ dưới da và cải thiện vóc dáng cũng như sức khỏe là lập chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng chương trình tập lâu dài. Tỷ lệ mỡ dưới da sẽ giảm xuống khi chúng ta có thể đảm bảo sự chênh lệch trong năng lượng tiêu hao và nạp vào.
Intramuscular Triglycerides (Mỡ trong cơ)
Loại mỡ này sẽ được huy động để chuyển hóa thành năng lượng khi chúng ta tập luyện. Nguyên nhân là mỡ trong cơ tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp năng lượng khi hoạt động thể chất.
“Fatty axit (thành phần cấu tạo chất béo) khi được đưa đến cơ sẽ có 2 con đường. Con đường đầu tiên là tham gia vào quá trình tạo ra năng lượng tại nhóm cơ đó. Con đường thứ 2 là dự trữ thành mỡ trong cơ”, huấn luyện viên Trọng Triển giải thích.
Khi tập luyện với cường độ từ trung bình đến cao, cơ bắp sẽ ưu tiên sử dụng năng lượng từ mỡ trong cơ. Nguyên nhân là lượng mỡ này đã tồn tại sẵn tại đó và dễ dàng đưa vào ti thể để sản xuất năng lượng.
Ngoài ra, ở những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, do mật độ ti thể trong tế bào nhiều hơn, khả năng sử dụng mỡ trong cơ sẽ hiệu quả hơn người không có thói quen vận động hoặc béo phì.