Tình trạng loét miệng là điều mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, một số vết loét miệng lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư trong khoang miệng mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Loét miệng là tình trạng viêm nhiễm, rách lợi ở trong khoang miệng, nhưng thường thì bệnh có thể tự lành sau khoảng một tuần. Dù vậy, có một số vết loét miệng mà bạn cần chú ý vì nó dễ chuyển thành khối u ác tính và gây ra ung thư miệng.
Dưới đây chính là 4 điểm bất thường từ vết loét miệng mà bạn cần nhớ!
1. Vết loét có màu khác thường
Trong những trường hợp bình thường, niêm mạc miệng sẽ có màu hồng. Nhưng nếu vết loét lại xuất hiện màu trắng hoặc nâu thì đây được xem là một dạng tổn thương t.iền ung thư miệng.
2. Vết loét sần sùi
Các vết loét nổi lên sần sùi xung quanh mép miệng giống như súp lơ, thậm chí còn gây đau cũng là hiện tượng mà bạn không nên chủ quan bỏ qua. Đặc biệt, khi vết loét không lành lại sau 1-2 tuần thì bạn nên cảnh giác với nguy cơ mắc ung thư miệng.
3. Vết loét gây đau
Tình trạng viêm loét miệng kèm theo hiện tượng đau rát cũng có thể ngầm cảnh báo nguy cơ mắc ung thư miệng. Nếu không chủ động chữa trị thì tế bào ung thư sẽ sinh sôi và có thể xâm lấn vào các dây thần kinh lân cận, gây đau tai, họng.
4. Vết loét nổi cục
Các cục u trong mô sâu hoặc trong hàm nhô lên, sờ vào có thể cảm nhận rõ là dấu hiệu cần cảnh giác của bệnh ung thư miệng. Dần dần, vết loét nổi cục này sẽ lớn lên nhưng không gây đau mà có xu hướng vỡ ra.
2 phút tự kiểm tra ung thư miệng có thể cứu mạng bạn!
Ung thư miệng là bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 657.000 trường hợp ung thư khoang miệng và vòm họng mới mỗi năm, và hơn 330.000 trường hợp t.ử v.ong.
Chẩn đoán sớm có thể giúp đảm bảo điều trị ung thư miệng thành công hơn – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Ung thư miệng có thể phát triển trên bề mặt của lưỡi, mặt trong của má, vòm miệng và môi hoặc lợi và hầu. Tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt cao ở Nam Trung Á do phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ, theo WHO.
Giống như các bệnh ung thư, hiện không có cách chữa khỏi, nhưng chẩn đoán sớm có thể giúp đảm bảo điều trị thành công hơn.
Anna Middleton, chuyên gia vệ sinh răng miệng, đến từ London (Anh), cho biết trong khi nhiều trường hợp ung thư miệng có liên quan đến lối sống, nên nhớ rằng bất cứ ai cũng có thể bị ung thư miệng, theo Express .
Cô Middleton cho biết, cách tốt nhất để giải quyết ung thư miệng là can thiệp sớm. Ung thư miệng nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công cao hơn.
Chính vì vậy, kiểm tra các triệu chứng rất quan trọng, và tự kiểm tra 2 phút mỗi tháng một lần theo hướng dẫn sau có thể cứu mạng bạn.
Chỉ mất 2 phút, chọn một chỗ đầy đủ ánh sáng, đứng trước gương, rửa tay kỹ bằng xà phòng và kiểm tra.
Những điều cần chú ý, theo Express .
Loét hoặc các mảng màu đỏ hoặc trắng ở bất kỳ vị trí nào trong miệng mà không lành trong 3 tuần
Một khối u hoặc sưng tấy ở bất kỳ đâu trong miệng, hàm hoặc cổ tồn tại hơn 3 tuần
Khó nuốt, khó nhai hoặc khó khăn khi cử động hàm hoặc lưỡi
Tê lưỡi hoặc tê bất kỳ vùng nào khác trong miệng
Cảm giác có thứ gì đó mắc kẹt trong cổ họng
Đau họng mạn tính hoặc khàn giọng kéo dài hơn 6 tuần
Rụng răng không rõ nguyên nhân
Chuyên gia Middleton khuyên nên làm theo hướng dẫn từng bước này và tìm kiếm bất kỳ điều gì bất thường, theo Express .
Nếu phát hiện ra bất cứ điều gì đáng lo ngại, nên đi khám ngay.
1. Kiểm tra mặt
Nhìn kỹ toàn bộ khuôn mặt, xem có vết sưng tấy nào mới xuất hiện không? Kiểm tra da xem có nốt ruồi nào đột nhiên lớn hơn, ngứa hoặc bắt đầu c.hảy m.áu không? Quay đầu từ bên này sang bên kia, kéo căng da các cơ để nhìn thấy cục u dễ dàng hơn.
2. Kiểm tra cổ
Luồn ngón tay xuống dưới hàm và sờ dọc theo cơ lớn ở hai bên cổ bằng cách sử dụng đầu các ngón tay để cảm nhận xem có sưng hay không và kiểm tra xem cả hai bên có giống nhau không.
3. Kiểm tra môi
Dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái để cảm nhận bên trong miệng. Kéo môi trên lên trên và môi dưới xuống dưới. Nhìn vào bên trong xem có vết loét hoặc thay đổi về màu sắc không.
4. Kiểm tra nướu
Sử dụng ngón cái và ngón trỏ để kiểm tra cảm giác xung quanh nướu xem có gì bất thường không.
5. Kiểm tra má
Mở miệng và kéo má ra xa, mỗi bên một cái. Tìm bất kỳ mảng màu đỏ hoặc trắng nào. Mọi thứ có giống nhau ở cả hai bên không? Dùng ngón tay để cảm nhận vết loét, cục u hoặc đau. Lặp lại điều này ở cả hai bên, dùng lưỡi để xác định vị trí các vùng đau, vết loét hoặc các mảng sần sùi.
6. Kiểm tra lưỡi
Thè lưỡi ra và kiểm tra toàn bộ bề mặt lưỡi. Kéo lưỡi từ bên này rồi đến bên kia. Kiểm tra dưới lưỡi bằng cách đẩy đầu lưỡi lên vòm miệng.
7. Kiểm tra sàn miệng và vòm miệng
Ngửa đầu ra sau và mở rộng để kiểm tra vòm miệng. Nhấc lưỡi lên và nhìn xuống sàn miệng. Tìm bất kỳ thay đổi màu sắc hoặc vết loét. Nhẹ nhàng ấn ngón tay dọc theo sàn miệng và dưới lưỡi, vết sưng, cục u hoặc vết loét nào không.
Chỉ mất 2 phút, chọn một chỗ đầy đủ ánh sáng, đứng trước gương, rửa tay kỹ bằng xà phòng và kiểm tra – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nếu các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 3 tuần, hãy đến gặp bác sĩ đa khoa hoặc nha sĩ, theo Express .
Các yếu tố nguy cơ
Điều quan trọng là phải nhận thức được các yếu tố nguy cơ của ung thư miệng. 90% các ca chẩn đoán ung thư miệng có liên quan đến lối sống và các yếu tố nguy cơ, theo Express .
Những điều sau có thể làm tăng nguy cơ của bạn:
Hút thuốc
T.huốc l.á là nguyên nhân chính gây ung thư miệng.
Uống rượu
Uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ ung thư miệng gấp 4 lần.
Vừa uống rượu vừa hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 30 lần.
Chế độ ăn
Chế độ ăn uống kém lành mạnh chiếm đến 1/3 tổng số ca ung thư.
Virus u nhú HPV
Vius này lây truyền qua quan hệ bằng miệng không được bảo vệ, theo Express .