Sau gần 10 năm, tỷ lệ dân số mắc đái tháo đường ở nước ta tăng gần gấp đôi nhưng có tới 2,5 triệu người Việt Nam chưa biết mình mang bệnh.
Thông tin được Tiến sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, chia sẻ tại sự kiện hưởng ứng Ngày Phòng chống bệnh đái tháo đường thế giới (14/11).
Đái tháo đường là tình trạng đường m.áu tăng cao. Đường m.áu lúc đói trên 7 mmol/l và sau ăn (hoặc đo bất cứ lúc nào trong ngày) trên 11 mmol/l. Ông Dương cho biết theo điều tra năm 2012, hơn 4% dân số Việt Nam mắc đái tháo đường, nhưng đến năm 2020, con số này đã lên đến gần 7,3%. Nghĩa là gần 10 năm, tỷ lệ dân số mắc căn bệnh này ở nước ta tăng gần gấp đôi.
Điều quan trọng là hơn 2,5 triệu người Việt mắc đái tháo đường chưa được chẩn đoán và phát hiện. “Nhiều người đang sống với bệnh đái tháo đường type 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ. Đến khi họ được chẩn đoán, thường đã xuất hiện các biến chứng của bệnh”, ông Dương nói.
Theo ông Vương Ánh Dương, 70% ca đái tháo đường typ 2 có thể được phòng ngừa hoặc trì hoãn. Ảnh: H.Lê
Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân ra hàng triệu ca t.ử v.ong, chủ yếu thông qua làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Ở nhiều quốc gia, đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, bệnh tim mạch, suy thận và cắt cụt chi.
Trong khi đó, 70% ca đái tháo đường type 2 có thể được phòng ngừa hoặc trì hoãn bởi thực hiện lối sống khỏe mạnh như không hút thuốc, hạn chế tối đa rượu bia, tích cực rèn luyện thể lực, khẩu phần ăn hợp lý. Sàng lọc để được chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường cũng là cách quản lý bệnh hiệu quả.
Liên quan đến đái tháo đường t.rẻ e.m, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết không chỉ gia tăng số trẻ mắc bệnh type 1 mà còn type 2, liên quan nhiều tới lối sống, tình trạng béo phì ở trẻ. Mới đây, một b.é t.rai 4 t.uổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện mắc đái tháo đường type 1. Gia đình cho biết trong 3 tuần, bé sụt 3kg, tiểu nhiều ban đêm.
Theo bác sĩ Điển, đái tháo đường type 1 là bệnh phụ thuộc Insulin, chủ yếu hay gặp ở t.rẻ e.m và thanh thiếu niên, do tuyến tụy không còn khả năng sản xuất đủ Insulin. Trẻ mắc đái tháo đường type 1 cần được điều trị bằng Insulin suốt đời mới có cơ hội sống.
“Bệnh được xem là bẩm sinh, di truyền, có yếu tố gia đình. Khi phát hiện được ở mọi lứa t.uổi kể cả sơ sinh, trẻ lớn. Nhiều trẻ lớn mắc bệnh khi đến bệnh viện đã trong tình trạng sốc, hôn mê, kèm theo các tình trạng bệnh lý khác”, bác sĩ Điển nói.
B.é t.rai 4 t.uổi ở Hà Nội phát hiện mắc đái tháo đường tuýp 1. Ảnh: BVCC
Nhiều bệnh nhi phát hiện đái tháo đường ngay khi vừa chào đời. Đáng nói, bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác do ảnh hưởng nhiều đến tuần hoàn, hô hấp và tri giác của bé.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều năm trước, các bác sĩ chỉ tiếp nhận khoảng 10 ca một năm nhưng những năm gần đây, mỗi năm viện tiếp nhận thêm hàng trăm ca. Trong 1.000 ca bệnh viện đang điều trị ngoại trú ở bệnh viện, khoảng 30% ở Hà Nội, đi lại dễ dàng, còn lại 70% ở các tỉnh lân cận.
“Mặc dù bảo hiện y tế hiện chi trả toàn bộ thuốc và vật tư nhưng các bé vẫn phải di chuyển quãng đường xa, ảnh hưởng đến học tập, tạo gánh nặng trực tiếp cho gia đình”, bác sĩ Điển nói.
Bộ Y tế thông tin về cung ứng dịch truyền Dextran 40 điều trị bệnh nhân sốc sốt xuất huyết nặng
Bộ Y tế đề nghị đơn vị cung ứng thuốc khẩn trương liên hệ với cơ sở sản xuất để có được nguồn Dextran điều trị sốc bệnh nhân sốt xuất huyết nặng cung ứng sớm nhất cho thị trường Việt Nam.
Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) nhận được Công văn của một số bệnh viện và các Sở Y tế báo cáo khó khăn trong cung ứng dịch truyền cao phân tử trong điều trị sốc trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng.
Về vấn đề này trong thông tin gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị cung ứng thuốc, Bộ Y tế cho biết theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue, dung dịch cao phân tử dùng trong điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue là Dextran 40 hoặc Dextran 70, hydroxyethyl starch (HES) 200.000 dalton; Các thuốc này đều rất ít nguồn cung do nhu cầu sử dụng ít. Hiện tại chưa có công ty nào có Giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực đối với các thuốc này.
Bệnh nhân sốc sốt xuất huyết nặng trên cơ địa béo phì điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP HCM). Ảnh: BVCC
Cần đặt hàng thuốc điều trị sốc bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng với nhà sản xuất trước ít nhất 6-9 tháng
Ngày 17/6/2022, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) tổ chức cuộc họp với Sở Y tế các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên quan về việc đảm bảo nguồn cung ứng dịch truyền Dextran;
Theo báo cáo của cơ sở nhập khẩu, số lượng thuốc thực tế mà cơ sở đã nhập là 9.000 túi (trên tổng số 50.000 túi được cấp phép vào Việt Nam). Tuy nhiên, có rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh dự trù thuốc với số lượng lớn nhưng số lượng ký hợp đồng và số lượng đặt hàng thực tế thấp hơn rất nhiều, thậm chí là không lấy hàng theo kế hoạch, dẫn đến số lượng thuốc còn tồn tại kho của công ty là 3.476 túi.
Hiện nay toàn bộ số lượng thuốc tồn kho này đã hết hạn sử dụng và phải chờ huỷ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đơn vị nhập khẩu. Do đó, mặc dù ở thời điểm hiện tại, đơn vị cung ứng thuốc tiếp tục nhận được các đơn đặt hàng thuốc Dextran 40 từ các cơ sở khám chữa bệnh, nhưng công ty lo ngại nếu tiếp tục nhập khẩu về sẽ phải đối mặt với tinh trạng tương tự nêu trên nên hiện nay các đơn vị cung ứng thuốc chưa có kế hoạch nhập khẩu tiếp.
Ngoài ra, mặt hàng này không sẵn nguồn nguyên liệu nên cần đặt hàng với nhà sản xuất trước ít nhất 6-9 tháng. Do đó gặp khó khăn trong việc đáp ứng thuốc theo nhu cầu chống dịch; Hàng có t.uổi thọ 18 tháng, các bệnh viện chi nhận hàng còn hạn dùng trên 3 tháng nên gây khó khăn cho đơn vị cung ứng thuốc vì từ lúc đặt hàng nhà sản xuất đến khi hàng về đến Việt Nam hạn dùng còn nhiều nhất khoảng 15-16 tháng.
Việc đấu thầu, mua sắm tại bệnh viện diễn ra từ 5 – 6 tháng dẫn đến tinh trạng thuốc đã được nhập về kho của đơn vị cung ứng thuốc nhưng phải đợi Bệnh viện làm thủ tục đấu thầu (sau khoảng 5 tháng) mới ký được hợp đồng. Như vậy, hạn dùng của thuốc giảm xuống còn khoảng 10 tháng.
Đã ghi nhận hơn 113.400 ca sốt xuất huyết; chuyên gia lưu ý không chủ quan khi trẻ có các dấu hiệu sau
Bộ Y tế: Ca COVID-19 và sốt xuất huyết có thể tăng, bùng phát diện rộng, kiên quyết không để dịch chồng dịch
Khẩn trương để có được nguồn Dextran cung ứng sớm nhất cho thị trường Việt Nam
Về phía các cơ sở khám, chữa bệnh, lý giải về nguyên nhân của việc nhiều cơ sở khám chữa bệnh dự trù thuốc với số lượng lớn nhưng số lượng ký hợp đồng và số lượng đặt hàng thực tế thấp hơn rất nhiều, thậm chí là không lấy hàng theo kế hoạch, Bộ Y tế cho biết do cuối năm 2020, các cơ sở khám chữa bệnh có dự trù số lượng dịch truyền Dextran gửi về Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Cục Quản lý Dược.
Đến năm 2021, trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tình hình dịch sốt xuất huyết lại giảm rất nhiều so với các năm trước. Do đó, các đơn vị y tế tập trung mua sắm thuốc, vật tư y tế phục vụ cho điều trị COVID-19 và không có nhu cầu mua thuốc Dextran 40 cũng như các thuốc điều trị sốt xuất huyết khác.
Từ đầu năm 2022 đến nay, tình hình dịch sốt xuất huyết lại tăng cao trở lại dẫn đến nhu cầu sử dụng thuốc Dextran 40 tăng cao nhưng cơ sở nhập khẩu không cung cấp được do thuốc đã hết hạn từ 28/04/2022.
Để chủ động, kịp thời cung ứng dịch truyền Dextran 40 phục vụ điều trị, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/ thành phố thực hiện hoặc chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức mua sắm theo quy định để đảm bảo kịp thời cung ứng được dịch truyền Dextran cho nhu cầu điều trị.
Đảm bảo việc ký hợp đồng giữa các đơn vị cung ứng thuốc (nhập khẩu/phân phối) dịch truyền Dextran 40 (đơn vị trúng thầu) với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần thể hiện dưới dạng hợp đồng chi tiết, có số lượng và thời gian giao hàng cụ thể, đồng thời nêu rõ ràng trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Đơn vị cung ứng thuốc khẩn trương liên hệ với cơ sở sản xuất để có được nguồn Dextran cung ứng sớm nhất cho thị trường Việt Nam; Sớm hoàn thiện hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc Dextran sản xuất tại Việt Nam.