Cuộc điện thoại kịp thời cứu người đàn ông ở Hà Nội thoát cơn đột quỵ

Tại giường bệnh, ông N. tươi cười, hóm hỉnh nói “giờ cầm t.iền không sợ t.iền rơi nữa rồi” để đ.ánh giá sự hồi phục sau cơn đột quỵ nhờ cuộc điện thoại kịp thời giữa hai nhóm bác sĩ.

Đang phát biểu tại một cuộc họp ở xã sáng 9/11, ông L.H.N, 65 t.uổi, ở xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội) đột nhiên cảm thấy ngón tay phải đau nhức, lan dần hết bàn tay rồi lên toàn bộ cánh tay phải. Ông cũng thấy phần nửa người phải mỏi dần, khó cử động, cầm nắm bàn tay.

Ông được đưa lên một phòng khám tư nhân trong xã, bệnh nhân khai có t.iền sử cao huyết áp nên được cho uống thuốc hạ huyết áp rồi về nhà theo dõi. Một người em của ông khuyên nên châm, chích m.áu đầu ngón tay nhưng ông không đồng ý. Ăn vội bát cơm trưa, ông giục người nhà đưa lên Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, cách nhà 10km.

Sau 2,5 giờ từ khi có dấu hiệu khởi phát, ông N. được đưa tới phòng cấp cứu. Các bác sĩ đơn nguyên Cấp cứu nhận định ông có dấu hiệu điển hình của cơn đột quỵ thể nhồi m.áu não. Vừa đẩy bệnh nhân lên phòng chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner), bác sĩ Nguyễn Đức Đa, phụ trách đơn nguyên Cấp cứu, lập tức kết nối hội chẩn online tới các bác sĩ cấp cứu, hồi sức tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), cách bệnh viện hơn 50km.

Chỉ định tiêm thuốc tiêu sợi huyết ngay tại phòng chụp CT nhanh chóng được đưa ra. Bệnh nhân sau đó ổn định, dấu hiệu đau, mỏi dần thoái lui, cảm giác bàn tay dần hồi phục. Ông N. được đưa lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chụp mạch, đ.ánh giá tình trạng sau can thiệp rồi lại trở về bệnh viện tại về Ba Vì theo dõi, phục hồi chức năng.

Sáng 11/11, ông N. tươi cười, hóm hỉnh nói “giờ cầm t.iền không sợ t.iền rơi nữa rồi” để đ.ánh giá sự hồi phục sau cơn tai biến nhờ bác sĩ cứu kịp thời. Đây là bệnh nhân đột quỵ đầu tiên tại Ba Vì được can thiệp thành công ngay tại bệnh viện huyện.

cuoc dien thoai kip thoi cuu nguoi dan ong o ha noi thoat con dot quy 8eb 7025522
Ông N. tham gia hội chẩn cùng các bác sĩ tại Ba Vì và Xanh Pôn thông qua thiết bị khám chữa bệnh từ xa, sáng 11/11. Ảnh: Võ Thu

Nhiều người bệnh trong phòng cấp cứu nơi ông N. đang điều trị gọi chiếc xe đẩy có gắn màn hình máy tính, camera phục vụ hội chẩn trực tuyến ngay tại giường bệnh là “robot bác sĩ”. Bởi thiết bị giản đơn này có thể giúp họ kết nối, trò chuyện với bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ngay tại Ba Vì mà không phải di chuyển đường xa. Thầy thuốc ở Ba Vì cũng nhanh chóng gọi và báo cáo hội chẩn hàng giờ, hàng ngày với bác sĩ tuyến trên.

Nói cách khác, đây là thiết bị giúp bác sĩ tuyến trên từ trung tâm Hà Nội “đi buồng online” để khám chữa bệnh cho bệnh nhân đang điều trị ở tuyến dưới.

Từ tháng 9 năm nay, mô hình “bệnh viện chị – em” được Sở Y tế Hà Nội thực hiện thí điểm. Sở phân công 3 “bệnh viện chị” gồm Xanh Pôn, Tim Hà Nội và Phụ sản Hà Nội trực tiếp hỗ trợ toàn diện “bệnh viện em” là huyện Ba Vì và Trung tâm Y tế huyện Ba Vì.

Các hoạt động hỗ trợ toàn diện trên tất cả lĩnh vực như quản trị bệnh viện; đào tạo, hướng dẫn thực hành; phát triển chuyên môn kỹ thuật với nhiều hình thức hỗ trợ như: hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ từ xa (online), đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin.

Tiến sĩ Đỗ Đình Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cho biết trong 2 tháng đã hỗ trợ, hướng dẫn Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì cải tiến quy trình khám, chữa bệnh; tư vấn thành lập đơn nguyên cấp cứu và đơn nguyên sơ sinh; triển khai thanh toán không dùng t.iền mặt; hàng ngày đọc kết quả online phim X-quang, phim chụp cắt lớp vi tính, phim chụp cộng hưởng từ (MRI); thiết lập phòng hội chẩn online; quản lý bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường…

“Nhờ hệ thống khám bệnh từ xa được thiết lập từ một tháng nay, bác sĩ từ Xanh Pôn thường xuyên hội chẩn hàng ngày với các thầy thuốc Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì và các phòng khám khu vực ở Minh Quang, Tản Lĩnh và Bất Bạt. Trong các cuộc hội chẩn trực tuyến này, bệnh nhân được tham gia, nói chuyện cùng bác sĩ. Bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn được khám ra sao, kê đơn thuốc nào thì bệnh nhân ở các trạm y tế xã, bệnh viện huyện ở Ba Vì cũng vậy”, ông Tùng nói.

Thực hư về tác dụng của kính chống ánh sáng xanh

Sử dụng kính có lớp phủ chống ánh sáng xanh trên bề mặt kính đang là lựa chọn của nhiều người, liệu kính chống ánh sáng xanh có thể bảo vệ tối đa cho mắt?

Kính chống ánh sáng xanh không hiệu quả như mọi người lầm tưởng

Sự phát triển của công nghệ và thói quen hình thành từ đại dịch đã khiến cho thời gian sử dụng các thiết bị điện tử (máy tính, máy tính bảng, điện thoại) ngày càng tăng cao. Thực tế này gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt khi chúng thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh.

Ánh sáng xanh là loại ánh sáng có bước sóng ngắn và mang nguồn năng lượng cao, tác động vào mắt gây khô, đỏ, ngứa, nhức mắt, nhức đầu – còn gọi là hội chứng thị giác màn hình. Ánh sáng xanh khi tác động vào vùng giác mạc gây tổn thương biểu mô giác mạc gây nhức mỏi mắt và nhìn mờ. Nguy hiểm hơn, việc sử dụng thiết bị công nghệ nhiều có thể làm đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tiềm ẩn nguy cơ mù lòa.

Ngoài ra, theo Tổ chức Giấc ngủ Mỹ (Sleep Foundation), ánh sáng xanh làm ức chế quá trình giải phóng melatonin, một loại hormone giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ. Nếu sử dụng điện thoại ban đêm sẽ làm nhịp sinh học bị đảo lộn, lâu dần có thể dẫn đến chứng khó ngủ, khiến đôi mắt càng bị yếu đi.

thuc hu ve tac dung cua kinh chong anh sang xanh 197 6617477

Kính chống ánh sáng xanh chỉ chống được một phần nhỏ lượng ánh sáng xanh nguy hại.

Để đối phó với vấn đề trên, nhiều người đã tìm đến kính lọc ánh sáng xanh cho bản thân và con em mình như là thiết bị bảo vệ đôi mắt. Đây là loại kính có thấu kính được chế tạo đặc biệt để chặn hoặc lọc bớt ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, các loại kính này hiện chỉ chống được từ 5% đến 40% lượng ánh sáng xanh, tùy vào chất lượng của sản phẩm. Do vậy, một phần lớn vẫn có thể đi vào mắt và gây hại cho sức khỏe. Hiện nay, Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ vẫn chưa đưa ra khuyến nghị nên đeo kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt.

Việc sử dụng loại kính này, hoặc đơn giản hơn là sử dụng các app cài đặt trên máy để hạn chế ánh sáng xanh vẫn là điều tốt. Tuy nhiên, quan trọng hơn vẫn là áp dụng các giải pháp toàn diện, từ việc thay đổi hành vi bên ngoài cũng như chăm sóc mắt từ bên trong mới giúp đôi mắt sáng khỏe.

Bảo vệ mắt toàn diện từ bên trong bằng giải pháp khoa học

Trước hết, chỉ cần một thay đổi nhỏ nhưng tạo hiệu quả cao là nên bố trí, điều chỉnh ánh sáng ở không gian học tập, làm việc sao cho hợp lý vì ánh sáng của phòng hài hòa sẽ làm giảm bớt sự tác động của ánh sáng xanh. Theo đó, phòng nên để mức sáng vừa phải, không tối nhưng cũng không quá sáng, không để màn hình máy tính hướng ra cửa sổ hoặc có ánh sáng rọi vào gây chói mắt. Trong phòng nên bố trí một số cây xanh giúp mắt thư giãn.

thuc hu ve tac dung cua kinh chong anh sang xanh 016 6617477

Ngoài tăng cường thực phẩm tốt cho mắt, nên chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt từ Wit (được chiết xuất từ Broccophane), kích thích cơ thể tăng sản xuất Thioredoxin, từ đó giúp bảo vệ các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.

Theo GS.TS Đỗ Như Hơn (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung Ương), khi học tập, làm việc, chúng ta nên tuân thủ quy tắc “20 – 20 – 20”. Đó là mỗi khi nhìn màn hình 20 phút thì cho mắt nghỉ ngơi 20 giây rồi nhìn xa 20 feet (6 mét). Nếu trong điều kiện không thể nhìn ra xa thì nhìn vào cây xanh là cách thay thế hữu ích.

Các bài tập mát xa mắt, dùng ngón tay ấn vào các điểm ở quanh hốc mắt, chân mày, thái dương để giúp đôi mắt thư giãn cũng là cách nên làm. Đồng thời, uống đủ nước và chớp mắt thường xuyên là lời khuyên từ các chuyên gia. Thông thường, mắt người chớp 16 lần mỗi phút nhưng khi ngồi trước màn hình, mắt có xu hướng quên chớp khiến dễ bị khô và mỏi.

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc cho đôi mắt sáng khỏe. Theo đó, nên tăng cường các loại rau củ, trái cây có màu cam – đỏ như cà rốt, bí đỏ hay màu xanh đậm như bông cải xanh, đậu hà lan, rau bina…

Trong bối cảnh máy tính và điện thoại đang “bủa vây” con người như hiện nay thì việc tìm đến một sản phẩm cung cấp dưỡng chất từ bên trong, giúp đôi mắt có sức đề kháng mạnh mẽ chống lại tác hại của ánh sáng xanh cũng như các yếu tố khác như tia UV, khói bụi ô nhiễm… là rất quan trọng.

Đáp ứng nhu cầu đó, các nhà khoa học Mỹ ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp người dùng bảo vệ đôi mắt hiệu quả. Sản phẩm Wit bổ mắt có chứa nhiều tinh chất quý, trong đó nổi bật nhất là tinh chất Broccophane (được chiết xuất từ bông cải xanh rất giàu sulforaphane), hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của hội chứng thị giác màn hình, bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc.

Đôi mắt của con người chỉ có khoảng 5 triệu tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Do vậy, dưới tác động bởi ánh sáng xanh, những tế bào này bị tổn thương và mất đi thì không thể tái tạo. Khi đưa Broccophane vào cơ thể sẽ tăng sản xuất Thioredoxin, từ đó giúp bảo vệ các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.

Việc sử dụng máy tính và các thiết bị di động trong cuộc sống hiện nay là điều không thể thay đổi. Điều quan trọng là mọi người nên có cách sử dụng hợp lý, áp dụng nhiều giải pháp để bảo vệ cho đôi mắt của mình và người thân luôn sáng khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *