Bé Khải Phong sinh non tháng với cân nặng 1,8 kg có biểu hiện suy hô hấp rất nặng phải thở máy. Bé được chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để các y, bác sĩ Khoa Sơ sinh nuôi dưỡng, chăm sóc đặc biệt trong lồng kính.
Trong quá trình nuôi dưỡng, qua siêu âm, thăm khám, các bác sĩ nhận thấy ống động mạch của bé Khải Phong không đóng lại dù đã được bác sĩ Khoa Sơ sinh điều trị nội khoa tích cực bằng thuốc.
Bài Viết Liên Quan
- Áp dụng “tiêu chuẩn vàng” điều trị thành công nhiều bệnh nhân tim mạch nặng ở phía nam Hà Nội
- Những điều phụ huynh cần biết khi trẻ bị ngộ độc thức ăn
- 8 bài thuốc từ củ nghệ
Bé Khải Phong những ngày được nuôi dưỡng, chăm sóc đặc biệt tại Khoa Sơ Sinh trước khi trải qua ca phẫu thuật tim kín
Ở bé đã có dấu hiệu suy tim do nhiều m.áu lên phổi và tăng áp phổi. Với trường hợp này cần phải phẫu thuật sớm vì bệnh ống động mạch nếu để kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng và có thể dẫn tới nguy cơ t.ử v.ong ở trẻ. Can thiệp bằng ngoại khoa là giải pháp bắt buộc và cũng là cơ hội sống duy nhất đối với bé.
Xác định đây là trường hợp phức tạp và có nhiều nguy cơ vì cháu Khải Phong còn quá nhỏ, vừa tròn 10 ngày t.uổi, hơn nữa cháu lại sinh thiếu tháng với cân nặng thấp, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật cho cháu Khải Phong theo phương pháp phẫu thuật tim kín thắt ống động mạch, phương pháp gây mê nội khí quản cho trẻ.
Khi phẫu thuật, các bác sĩ rạch da đường ngực sau bên, bên trái qua khoang liên sườn II – III vào lồng ngực, quan sát thấy ống động mạch lớn kích thước phía động mạch chủ 04 mm, phía động mạch phổi 03 mm, chiều dài ống động mạch 04 mm, các bác sĩ tiến hành thắt ống động mạch bằng 3 sợi chỉ Prolene 5-0.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật tim kín thắt ống động mạch cho cháu Khải Phong
Tiếp đó, đóng phúc mạc trung thất sau, đặt dẫn lưu màng phổi trái, đóng thành ngực các lớp theo giải phẫu và hút dẫn lưu áp lực âm liên tục 20 cmH20.
Sau hơn 1 giờ phẫu thuật căng thẳng, ca phẫu thuật thắt ống động mạch cho trẻ sơ sinh non tháng do kíp phẫu thuật gồm: BS CKI Nguyễn Minh Cường và BS CKI Phạm Đăng Bình; BS CKI Phạm Văn Khôi phụ trách gây mê cùng các điều dưỡng và kỹ thuật viên khác thực hiện đã thành công tốt đẹp, mach, huyêt ap và nhịp tim bênh nhi ổn định.
Sau phẫu thuật, bé Khải Phong được theo dõi đặc biệt tại Phòng Hồi sức tích cực – Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc của bệnh viện.
Và 5 ngày sau cuộc phẫu thuật, Khải Phong được chuyển về Khoa Sơ sinh để người thân có thể trực tiếp chăm sóc bé trước khi xuất viện.
Tăng huyết áp trước khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho mẹ và con
Theo một nghiên cứu mới phát hiện, số phụ nữ bước vào thai kỳ bị huyết áp cao đã tăng gần gấp đôi trong một thập kỷ.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu cho thấy 2% phụ nữ sống ở thành thị và 2,4% phụ nữ sống ở nông thôn bị huyết áp cao khi bắt đầu mang thai vào năm 2018. Khi các nhà nghiên cứu nhìn lại năm 2007, những con số đó là 1,1% và 1,4%, tương ứng.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Natalie, Trường Y Feinberg của Đại học Northwestern ở Chicago giải thích: Huyết áp cao đã làm phức tạp gần 80.000 trường hợp mang thai và đây không chỉ là phụ nữ lớn t.uổi. Điều đáng lo ngại là có sự gia tăng huyết áp cao ở phụ nữ trẻ từ 15 đến 24. Mặc dù, tỷ lệ này ở phụ nữ trẻ nhất vẫn thấp hơn ở phụ nữ lớn t.uổi (40-44), nhưng tất cả các nhóm t.uổi đều có mức tăng tương tự về tỷ lệ cao huyết áp trong giai đoạn 2007 và 2018.
Theo các nhà khoa học, mức huyết áp khi mang thai tạo ra sự khác biệt trong sức khỏe của mẹ và bé. Nếu huyết áp của mẹ cao trong thai kỳ, mẹ sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng hơn, chẳng hạn như t.iền sản giật, chuyển dạ và sinh non. Nguy cơ mắc các vấn đề về thận và nhập viện ICU cao hơn đối với những phụ nữ bị huyết áp cao trong thai kỳ.
Huyết áp cao của mẹ cũng làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng của em bé, chẳng hạn như sinh ra với cân nặng thấp hơn. Trẻ sinh ra từ những phụ nữ bị huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh tim và mạch m.áu cao hơn.
Nghiên cứu bao gồm dữ liệu về 50 triệu bà mẹ tương lai ở Hoa Kỳ từ năm 2007 đến năm 2018. Họ từ 15 đến 44 t.uổi. Mặc dù không có đủ dữ liệu để giải thích tại sao những con số này đang tăng lên, nhưng tỷ lệ béo phì gia tăng có thể là một nguyên nhân. Một khả năng khác là thiếu khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe dự phòng.
TS Natalie cho bieets, việc không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có xu hướng trở thành vấn đề nhiều hơn đối với hai nhóm có tỷ lệ cao huyết áp trong nghiên cứu này: Những người sống ở vùng nông thôn và người Da đen.
Tiến sĩ Navid Mootabar, chủ nhiệm Khoa Sản và Phụ khoa tại Bệnh viện North Westchester ở Mount Kisco, NY khẳng định thêm, việc thiếu chăm sóc phòng ngừa có thể đóng một vai trò trong sự gia tăng này. Vì lần đầu tiên phụ nữ tiếp xúc với hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể là khi mang thai.
Nếu bạn đang chuẩn bị mang thai với huyết áp cao, việc quản lý huyết áp tốt là rất quan trọng. Theo đó, nếu bạn bị huyết áp cao, hãy nhận tư vấn về t.iền thai, nếu có thể. Hãy cố gắng đảm bảo huyết áp của bạn được kiểm soát tối ưu và bạn có chức năng tim và thận tốt trước khi mang thai.
Theo các nhà nghiên cứu, có những lựa chọn an toàn để kiểm soát huyết áp khi mang thai. Nhưng điều tốt nhất là ngăn ngừa huyết áp cao ngay từ đầu. Vì vậy, tất cả phụ nữ thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính và nói về các biện pháp phòng ngừa để luôn khỏe mạnh trong suốt cuộc đời của mình. Học cách tuân theo một chế độ ăn uống tối ưu và thực hiện một số hoạt động mỗi ngày. Điều này không chỉ kéo dài t.uổi thọ mà nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.