Người mắc HIV/AIDS được điều trị có t.uổi thọ bao nhiêu?

Nếu tuân thủ điều trị đúng phác đồ, người mắc HIV/AIDS có thể sống thêm 40 đến 60 năm.

Bài Viết Liên Quan

nguoi mac hivaids duoc dieu tri co tuoi tho bao nhieu d4e 5381177

Sáng 17-11, tại buổi gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2020, bác sĩ Nguyễn Hữu Hải, Phó trưởng Phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết: Tính từ thời điểm ghi nhận ca mắc HIV đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1990 đến nay, cả nước đã trải qua hành trình 30 năm ứng phó với dịch HIV/AIDS.

Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS nhân 30 năm này hướng tới chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

30 năm qua, Việt Nam được đ.ánh giá là 1 trong 4 quốc gia cùng với Anh, Đức, Thụy Sĩ có chất lượng điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới. Tỉ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, góp phần giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng.

Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người mới nhiễm HIV, giảm số chuyển sang AIDS và giảm số t.ử v.ong liên quan đến HIV/AIDS, kiểm soát tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%.

Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 500.000 người không bị lây nhiễm HIV và 200.000 người không bị t.ử v.ong do AIDS.

Được biết, sau 30 năm được phát hiện nhiễm HIV, người đầu tiên ở Việt Nam nhiễm HIV được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM vẫn sống khoẻ mạnh nhờ tuân thủ điều trị.

Qua đó, bác sĩ Hải cũng cho hay, người nhiễm HIV/AIDS được điều trị sớm, tuân thủ điều trị và t.uổi thọ của họ gần như người bình thường, có thể kéo dài từ 40 đến 60 năm. Để giảm bớt chi phí, người bệnh có thể mua và sử dụng Bảo hiểm y tế trong quá trình điều trị lâu dài.

‘Cha đỡ’ của những sản phụ mang HIV/AIDS

Tim thai nhi ngừng đ.ập trước một tuần dự sinh, bác sĩ Vũ cố kìm cảm xúc rồi chỉ huy kíp trực gây chuyển dạ lấy thai ra, bảo vệ mẹ.

Đèn phòng mổ bật sáng. Không khí yên lặng bao trùm. Các y bác sĩ đội mũ kín mít, mỗi người đeo ba đôi găng dài đến bắp tay và mặc thêm áo ni lông để ngăn dịch b.ắn vào người.

Trên bàn mổ là sản phụ 30 t.uổi, mang thai ở tuần 36, mắc bệnh AIDS và đã nhiều lần hỏng thai. Bác sĩ Vũ đ.ánh giá, bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nên sức đề kháng kém kết hợp với tiểu đường thai kỳ nên yếu hơn các sản phụ khác.

“Nỗi mất mát đó ám ảnh tôi nhiều năm bởi đ.ứa t.rẻ đã thành hình và chỉ còn một tuần nữa có thể chào đời”, bác sĩ Lê Thế Vũ, 53 t.uổi, Trưởng khoa Sản n.hiễm t.rùng, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, kể lại một ca bệnh trong ký ức.

Ngoài các bệnh nhân HIV/AIDS, Khoa Sản n.hiễm t.rùng còn tiếp nhận và đỡ đẻ cho những sản phụ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm khác như viêm gan B, giang mai, xử lý các trường hợp tai biến sản phụ khoa từ nơi khác chuyển về. Tháng 4/2020, khoa theo dõi một sản phụ là F1 của bệnh nhân Covid-19, khi diễn biến dịch đang phức tạp.

cha do cua nhung san phu mang hivaids c24 5288341

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thế Vũ, Trưởng khoa Sản n.hiễm t.rùng, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Ảnh: Thùy An

Con đường trở thành bác sĩ của Lê Thế Vũ bắt đầu tình cờ từ một lời nói của cha. “Sao tay con lúc nào cũng sạch sẽ, bóng nhoáng như vừa sát cồn!”. Ông cụ nghĩ anh hợp làm thầy, “một là thầy giáo, hai là thầy thuốc”. Lời động viên của bố thôi thúc chàng trai t.uổi 17 thi vào trường Y.

Sau 6 năm học, Vũ phải lựa chọn giữa các chuyên ngành là ngoại, sản, nội, nhi để đào tạo chuyên sâu. Thời điểm đó, ngoại khoa là chuyên ngành ước mơ của nhiều người, trong khi sản lại khá nhạy cảm với các bác sĩ trẻ và bệnh nhân. Gạt bỏ những khó khăn, anh nghĩ đơn giản: “Được tận tay đón một đ.ứa b.é chào đời khỏe mạnh là cảm xúc thiêng liêng của bác sĩ và có thể lan toả niềm hạnh phúc đến nhiều người, thế nên tôi chọn”.

Năm 1990, Thế Vũ tốt nghiệp và làm việc tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Ca đỡ đẻ đầu tiên là b.é g.ái nay đã làm mẹ và sinh con, gọi bác sĩ Vũ là cha đỡ đầu.

Đến nay, anh đã gắn bó 30 năm với sản khoa, riêng khoa sản truyền nhiễm là 10 năm.

cha do cua nhung san phu mang hivaids d38 5288341

Bác sĩ Vũ (bên phải) đang cùng kíp mổ thực hiện ca phẫu thuật phụ khoa cho bệnh nhân bị giang mai, ngày 8/10. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Chọn truyền nhiễm phải đủ dũng cảm

Bác sĩ Vũ cho biết, ca đỡ cho sản phụ mắc bệnh truyền nhiễm đòi hỏi thao tác “chậm mà chắc”. Trong đó, đỡ đẻ cho sản phụ mắc HIV thường diễn ra lâu hơn so với bình thường. Bác sĩ vừa phải đảm bảo an toàn cho mẹ, không để trẻ bị xây xước vừa trang bị cho bản thân, tránh nguy cơ lây nhiễm, nhất là khi khâu tầng sinh môn hay tiếp xúc liên tục với m.áu, nước ối, dịch tiết…

“Công việc có tính rủi ro cao không có nghĩa là mình phải sợ hãi. Khi đỡ đẻ, tôi chỉ nghĩ đến làm thế nào để mẹ tròn con vuông. Việc thiếu tôn trọng, miệt thị hay bỏ rơi sản phụ là điều không được phép nghĩ đến”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Rủi ro lớn nhất mà công việc này chính là lây nhiễm HIV từ bệnh nhân, song y học hiện nay đã có thuốc chống phơi nhiễm HIV, giúp giảm nguy cơ lây truyền. Một số trường hợp mổ đẻ đòi hỏi tốc độ nhanh chóng nhưng lại phải xử lý từng bước kỹ lưỡng để tránh nguy cơ phơi nhiễm HIV cũng là thách thức với bác sĩ. Do đó, bác sĩ cần cẩn trọng và bảo hộ kỹ hơn bằng kính, mũ, găng tay, áo ni lông.

“Nhiều hôm rời phòng mổ mà người tôi mồ hôi nhiều như tắm, nhìn là biết bác sĩ khoa truyền nhiễm luôn”, bác sĩ cười nói.

Sản phụ mắc bệnh truyền nhiễm thiệt thòi hơn khi phải chịu sự kỳ thị từ cộng đồng, nhất là bệnh HIV. Nhíu mày nhớ lại một sản phụ ở Sơn La mang HIV và ung thư cổ tử cung. Khi biết tin, mẹ của cô đã nhất định không xuống chăm sóc con. Được mọi người ủng hộ một ít t.iền, cô sống lay lắt một mình trong suốt những ngày hậu phẫu.

Một người phụ nữ khác đang có cuộc sống bình thường, bỗng chốc nhận kết quả dương tính HIV do sai lầm của chồng. Nỗi đau nhân lên gấp bội khi cô biết mình có thai.

“Nhiều sản phụ chỉ là nạn nhân nhưng khi mắc bệnh khiến họ mất bình tĩnh, có người muốn bỏ con, người muốn chấm dứt cuộc đời”, bác sĩ nói.

Trên thực tế, phụ nữ mang thai nhiễm HIV không có nghĩa là sinh con cũng sẽ nhiễm HIV. Nếu phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con có thể giảm đến 90%. Ngoài HIV, các bệnh truyền nhiễm khác cũng đã có phác đồ điều trị để giảm tỷ lệ lây nhiễm sang thai nhi. Trẻ khi chào đời sẽ được tiêm thuốc dự phòng để bảo vệ, ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh.

Tuy nhiên sản phụ mang bệnh truyền nhiễm có thể khiến thai nhi dị tật, lây nhiễm, thai lưu, mất tim thai. “Không cứu được các bé, thâm tâm tôi chưa bao giờ thanh thản”, bác sĩ nói, giọng nghẹn lại.

cha do cua nhung san phu mang hivaids c53 5288341

Với bác sĩ Vũ, được tận tay đón chào một em bé chào đời là cảm xúc thiêng liêng và cũng là “đặc ân” của bác sĩ sản. Ảnh: Thùy An

30 năm trong nghề, bác sĩ Vũ nói chưa bao giờ thấy hết yêu công việc. Anh không nhớ nổi mình đã đỡ đẻ cho bao nhiêu ca nhưng vẫn thấy mới mẻ khi một đ.ứa t.rẻ bình an, cất tiếng khóc chào đời. Thường được mời đi lễ đầy tháng các bé như lời cảm ơn đến “người cha đỡ” mát tay, anh thấy công việc của mình thiêng liêng và ý nghĩa hơn nhiều phần.

Khép lại một ngày dài trong phòng mổ, anh trở về phòng làm việc đọc bệnh án nhưng vẫn luôn sẵn sàng có mặt khi có ca bệnh cần.

“Là bác sĩ truyền nhiễm, tôi hiểu được sự khó khăn của công việc này”, anh nói. “Thay vì lo lắng, tôi tìm cho mình những lý do để kiên trì, như là khoảnh khắc mẹ tròn con vuông, trọn vẹn hơn nữa là em bé sinh ra không mắc bệnh truyền nhiễm, lớn lên khỏe mạnh”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *