Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Bệnh thường gặp nhiều ở những vùng nông nghiệp và những nơi phải tiếp xúc với chất thải của súc vật.
Hiện nay, người dân có thể chủ động phòng ngừa uốn ván bằng cách tiêm vắc-xin uốn ván để tạo khả năng miễn dịch chống lại trực khuẩn gây bệnh.
Vi khuẩn Clostridium tetani gây bệnh uốn ván
Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ t.ử v.ong rất cao. Đây là một bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani phát triển tại vết thương gây ra. Vi khuẩn, nhất là bào tử uốn ván có khắp nơi trong đất cát, khói bụi, phân trâu, bò, ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ… xâm nhập vào các vết thương, bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ… Một số trường hợp phẫu thuật hay nạo phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh, gọi là uốn ván sơ sinh.
Biểu hiện của uốn ván
Bệnh uốn ván khởi phát sau chấn thương, trung bình là 7 ngày; 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày. Uốn ván toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất. Dấu hiệu điển hình là tăng trương lực cơ và co cứng toàn thân. Lúc đầu tăng trương lực cơ ở các cơ nhai, nuốt khó và cứng hay đau các cơ cổ, vai, lưng. Kế tiếp các cơ khác cũng bị tăng trương lực gây ra cứng bụng và cứng các cơ ở gốc chi. Do co cứng liên tục các cơ mặt, tạo ra một vẻ mặt nhăn nhó hay kiểu cười khẩy, cười nhăn, co cứng cơ lưng tạo ra một tư thế lưng cong ưỡn lưng.
Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh. Những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ bị tình trạng cứng cơ và có một vài cơn co cứng hoặc không có cơn co cứng nào. Thể này vừa có dấu hiệu cứng hàm, khó nuốt, cứng cơ và các cơn co cứng. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt (phần lớn không sốt). Các phản xạ gân sâu tăng. Nuốt khó hoặc chướng bụng làm cho bệnh nhân ăn uống khó khăn.
Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi. Một số biến chứng về tim mạch có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện ngừng tim đột ngột. Những biến chứng khác là viêm phổi, gãy xương, vỡ cơ, loét do nằm và ly giải cơ vân. Uốn ván ở trẻ sơ sinh, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng; thường là uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến t.ử v.ong nếu không điều trị.
Uốn ván cục bộ ít gặp, biểu hiện chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, đây là thể nhẹ, tiên lượng tốt. Uốn ván đầu là một hình thái hiếm gặp của uốn ván cục bộ, diễn ra sau chấn thương đầu hay nhiễm khuẩn tai. Các triệu chứng gồm cứng hàm, rối loạn chức năng một hoặc nhiều dây thần kinh sọ, thường gặp là dây số 7, tỷ lệ t.ử v.ong cao.
Bác sĩ tư vấn tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho phụ nữ tại Phòng tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Tháp
Các biến chứng của uốn ván
Trên thực tế, thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ t.ử v.ong càng cao. Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gãy xương: thông thường sẽ bị co thắt cơ hoặc co giật những trường hợp nặng có thể bị gãy xương do những cơn co cứng gồng mình; co thắt thanh quản: gây khó thở, ngạt thở, suy hô hấp; động kinh: nếu n.hiễm t.rùng lan đến não, cũng có thể gặp tình trạng như động kinh; viêm phổi: do hít vào dịch tiết của dạ dày, dẫn đến viêm phổi; thuyên tắc phổi; suy thận.
Bệnh uốn ván tuy có thể dễ dàng phát hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng đặc trưng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Để phòng uốn ván cần xử lý khi có vết thương trên cơ thể:
Cần phải rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương.
Không để vết thương bị bịt kín tạo đường hầm.
Không đắp bất cứ thứ gì lên vết thương để tránh viêm nhiễm.
Nếu bị trầy xước, đ.âm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… cần xử lý sạch vết thương ngay, sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván.
Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh n.hiễm t.rùng đề phòng hoại tử.
Tiêm vắc-xin uốn ván, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc cao như: phụ nữ có thai; công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh, nước thải; người thường xuyên làm việc tại chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; người làm vườn, người làm việc ở các trang trại, nông trường; công nhân xây dựng các công trình; người bị thương… kể cả những người khi khỏi bệnh uốn ván. T.rẻ e.m dưới 1 t.uổi sẽ được tiêm vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, màng não do vi khuẩn Hib. Ngay khi có bất cứ nghi ngờ mắc bệnh uốn ván, người bệnh nên đi khám và tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt.
Hà Nội: 4 trường hợp t.ử v.ong, gần 26.000 ca sốt xuất huyết
Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội hiện tăng so với cùng kỳ năm 2022, một số ổ dịch có diễn biến kéo dài ghi nhận thêm bệnh nhân.
Tình hình dịch có thể gia tăng trong các tuần tới.
Hà Nội có gần 26.000 ca sốt xuất huyết
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 25.893 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 4 ca t.ử v.ong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 là 9.033 ca). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận/huyện/thị xã, 577/579 xã/phường/thị trấn. Tổng số ổ dịch là 1.520, hiện còn 233 ổ dịch đang hoạt động tại 29 quận/huyện/thị xã.
Cụ thể, trong tuần qua thành phố Hà Nội ghi nhận 2.579 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận/huyện/thị xã, giảm 187 trường hợp so với tuần trước đó (2.766 ca).
Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trong tuần là Thanh Oai 247 ca, tiếp đến là Hà Đông 222 ca, Đống Đa (170), Thanh Trì (168), Hoàng Mai (146), Thanh Xuân (144), Chương Mỹ (142).
Ngoài ra, trong tuần ghi nhận 100 ổ dịch tại 21 quận/huyện/thị xã, giảm 3 ổ dịch so với tuần trước (113 ổ dịch). Địa bàn có số ổ dịch nhiều như Nam Từ Liêm (15), Đống Đa (15), Thanh Oai (11), Hà Đông (8), Chương Mỹ (7), Hoàn Kiếm (7), Thanh Trì (6).
Ngành y tế Hà Nội nhận định số ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua mặc dù giảm so với tuần trước nhưng vẫn ở mức cao, một số ổ dịch có diễn biến kéo dài ghi nhận thêm bệnh nhân. Kết quả kiểm tra, giám sát tại một số ổ dịch cho thấy chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ, tình hình dịch có thể gia tăng trong các tuần tới.
Loại bỏ các vật liệu phế thải, các vật dụng có thể chứa nước để không cho muỗi đẻ trứng. Ảnh: soyte.hanoi.gov.vn
Tiếp tục tăng cường phòng chống sốt xuất huyết
Giám đốc CDC Hà Nội Bùi Văn Hào cho biết, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết, thành phố đã thành lập các đoàn đi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các địa phương.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát tại các quận, huyện thì vẫn còn bộ phận người dân còn lơ là, chủ quan, chưa thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, vệ sinh môi trường; các quận, huyện chưa phát huy được hiệu quả tối đa đội xung kích và tổ giám sát tại cộng đồng, việc phát hiện ổ dịch còn chậm, muộn dẫn đến số ca mắc gia tăng.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của người dân.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần lưu ý xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch cụ thể, chi tiết hơn đối với từng nội dung hoạt động làm sao triển khai một cách hiệu quả.
Cách tốt nhất để không bị sốt xuất huyết Dengue là bảo vệ bản thân không bị muỗi đốt. Ảnh minh họa: medicalnewstoday
Không để bị muỗi đốt giúp phòng tránh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây t.ử v.ong được gọi là sốt xuất huyết Dengue nặng. Tỷ lệ mắc mới sốt xuất huyết Dengue tăng trên 30 lần trong vòng 50 năm qua.
Theo ước tính, có tới 50-100 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue hàng năm ở trên 100 nước có bệnh dịch lưu hành, tức là gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh.
Cách tốt nhất để không bị sốt xuất huyết Dengue là bảo vệ bản thân không bị muỗi đốt. Có thể phòng tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo che kín tay chân và bôi thuốc chống muỗi (chứa DEET, IR3535 hoặc Icaridin). Đây là biện pháp đơn giản và phù hợp nhất.
Lắp tấm lưới chắn muỗi ở cửa sổ, cửa ra vào và bật điều hòa cũng làm giảm nguy cơ muỗi xâm nhập vào trong nhà. Ngủ trong màn (mùng) (và hoặc màn/mùng tẩm hóa chất) kể cả ban ngày cũng là hàng rào bảo vệ bổ sung và cũng là biện pháp bảo vệ trước loài muỗi khác thường hoạt động vào ban đêm (muỗi gây sốt rét). Dùng các biện pháp bảo vệ khác trong nhà để xua và diệt muỗi như phun thuốc diệt muỗi, đốt nhang/hương trừ muỗi hoặc các loại thuốc/tinh dầu.