Em M. thường có thói quen ăn uống không điều độ, bỏ bữa thường xuyên, hay thức khuya để học bài.
Thỉnh thoảng em kêu có triệu chứng đau vùng bụng nhưng chỉ thoáng qua nên gia đình cũng không chú ý.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM) cho biết đã cấp cứu thành công một bệnh nhân trẻ t.uổi bị xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng do các thói quen sống nguy hiểm.
Bệnh nhân là em N.B.M. (16 t.uổi, ngụ tỉnh Bình Dương) nhập viện trong tình trạng ói ra m.áu tươi lượng nhiều, tụt huyết áp, được chẩn đoán sốc mất m.áu do xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng, loét dạ dày.
Bệnh nhân phải phẫu thuật cắt dạ dày để cầm m.áu
Khai thác bệnh sử, trước đó M. ói ra m.áu tại nhà, được mẹ đưa vào một bệnh viện nội soi, chẩn đoán loét hang vị gây biến chứng c.hảy m.áu, điều trị không đỡ nên gia đình xin chuyển viện.
Thời điểm vào Bệnh viện TP Thủ Đức, bệnh nhân được thăm khám và thực hiện cận lâm sàng, nội soi dạ dày can thiệp cầm m.áu. Nhưng do ổ loét sâu và ăn vào mạch m.áu, gây c.hảy m.áu ồ ạt, bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại tổng quát cùng cộng sự quyết định phẫu thuật cắt dạ dày cho bệnh nhân.
Quá trình phẫu thuật, bác sĩ quan sát thấy ổ loét 1,5cm nằm ở mặt sau hang vị dạ dày, xâm lấn động mạch vị tá tràng và mặt trước tụy. Đ.ánh giá tình trạng bệnh nhân nguy kịch, ekip điều trị đã cắt bán phần dưới dạ dày để kiểm soát ổ c.hảy m.áu.
Sau mổ, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt, hội chẩn đa chuyên khoa nâng đỡ tổng trạng. Trải qua quá trình điều trị toàn diện, đến nay M. đã có thể ăn uống đường miệng, tự chăm sóc bản thân, vết mổ lành tốt. Dự kiến khoảng 9 ngày sau mổ, bệnh nhân sẽ được ra viện.
Chị V., mẹ của bệnh nhân cho biết, ở nhà em M. thường có thói quen ăn uống không điều độ, bỏ bữa thường xuyên, hay thức khuya để học bài. Thỉnh thoảng em kêu có triệu chứng đau vùng bụng nhưng chỉ thoáng qua nên gia đình cũng không chú ý.
Khoảng 1 tháng trở lại đây, các cơn đau trở nên nặng hơn, bệnh nhân ói ra m.áu, nên được đưa vào bệnh viện gần nhà nội soi chẩn đoán là loét hang vị gây biến chứng c.hảy m.áu. Qua điều trị, tình hình bệnh không cải thiện nên người nhà xin chuyển lên Bệnh viện thành phố Thủ Đức.
Bác sĩ Mai Hóa cho biết, bệnh loét dạ dày – hành tá tràng nếu không được chẩn đoán, xử trí sớm sẽ dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh như c.hảy m.áu tiêu hóa, thủng gây viêm phúc mạc, n.hiễm t.rùng, nhiễm độc.
“Hiện nay, loét hành tá tràng đang có xu hướng trẻ hóa độ t.uổi mắc bệnh do stress, áp lực học tập và lao động, thói quen thức khuya, ăn uống thiếu khoa học (ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ chua, cay…) gây nên các ổ viêm loét dạ dày – tá tràng, biến chứng rất nguy hiểm”, bác sĩ chia sẻ.
Bác sĩ khuyến cáo, khi có các dấu hiệu đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua kéo dài… người bệnh cần phải đến cơ sở y tế thăm khám để phát hiện sớm bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng, để điều trị tránh biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, c.hảy m.áu dạ dày, ung thư…
Sụt cân, ăn uống kém đi tầm soát phát hiện ung thư thực quản
Ăn uống kém kéo dài hơn 1 tháng và kèm theo sụt cân, nam bệnh nhân N.TT 58 t.uổi quyết định đến Bệnh viện Chợ Rẫy tầm soát sức khỏe và phát hiện bị ung thư thực quản.
Bệnh nhân T. cho biết, vì tính chất công việc nên bản thân ăn uống không điều độ, có hút t.huốc l.á và uống rượu bia.
Tại bệnh viện, bệnh nhân T. được thực hiện nội soi thực quản – dạ dày, kết quả phát hiện ở đường Z thực quản (đoạn 1/3 dưới) có vết loét khoảng 8mm. Mẫu tại vết thương được sinh thiết cho thấy bệnh nhân bị ung thư thực quản.
Bệnh nhân được chỉ định nhập viện điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tại khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy.
Trực tiếp điều trị và phẫu thuật thành công cho bệnh nhân, TS BS Trần Phùng Dũng Tiến – Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ: “Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa, nối từ khoang miệng đến dạ dày, được chia làm 3 đoạn: trên, giữa, dưới. Theo Globocan, ung thư thực quản là bệnh lý gây t.ử v.ong phổ biến thứ 6 trên toàn thế giới và thứ 9 tại Việt Nam. Khả năng điều trị khỏi bệnh ung thư thực quản thường thấp khoảng 25% nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã xâm lấn và di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu được tầm soát và phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỉ lệ điều trị thành công tốt hơn rất nhiều, không cần điều trị tiếp hoá trị, gây tốn kém và mệt mỏi cho người bệnh”.
Tái khám sau 2 tháng phẫu thuật, bệnh nhân T đã hồi phục hoàn toàn và có thể quay lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.