Thời tiết trở lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị liệt mặt. Ngoài ra, liệt mặt còn có các nguyên nhân khác dưới đây.
Liệt mặt là một căn bệnh về thần kinh ngoại biên thường gặp ở mọi lứa t.uổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền từ người này sang người khác. Theo ước tính, cứ khoảng 100.000 người thì có 20 – 25 trường hợp bị mắc bệnh liệt mặt trên thế giới. Trong đó, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc cao hơn, với tỷ lệ 43 trường hợp/100.000 người.
Các nguyên nhân gây liệt mặt gồm:
– Liệt mặt ngoại biên – liệt mặt do lạnh
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ, lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất gây liệt mặt. Mỗi năm, có khoảng 40.000 người Mỹ bị liệt mặt đột ngột do bệnh liệt liệt mặt do lạnh. Người ta cũng chưa tìm hiểu được tại sao lại bị liệt mặt do lạnh, nhiều bác sĩ cho rằng có thể liên quan đến tình trạng nhiễm virus ở dây thần kinh mặt. Hầu hết những người bị liệt mặt do lạnh đều hồi phục hoàn toàn trong khoảng 1 tuần đến 6 tháng.
Các biểu hiện liệt mặt do lạnh là tình trạng liệt mặt một bên (hiếm khi bị cả hai bên mặt) gồm: Mất cảm giác da bên liệt, giảm tiết nước mắt, miệng bị kéo lệch về bên lành, giảm vị giác, nói lắp, chảy nước dãi, đau trong hoặc sau tai, đau nhói bên tai bị liệt mặt khi có âm thanh to, khó ăn uống…
– Viêm tai giữa gây liệt mặt
Nếu viêm tai giữa không được điều trị hoặc điều trị muộn cũng có thể gây liệt mặt. Bệnh nhân có biểu hiện viêm tai giữa cấp hoặc viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm có thể xuất hiện liệt mặt ngoại biên – với viêm tai giữa mạn tính thì biểu hiện liệt mặt ngoại biên là một trong những dấu hiệu cảnh báo loại viêm tai nguy hiểm, cần có sự can thiệp của thầy thuốc chuyên khoa.
– Đột quỵ – liệt mặt trung ương
Một nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây ra liệt mặt là đột quỵ. Liệt mặt xảy ra trong một cơn đột quỵ khi các dây thần kinh điều khiển các cơ ở mặt bị tổn thương tại não. Tùy thuộc vào loại đột quỵ, tổn thương các tế bào thần kinh là do thiếu ô xy hoặc phù nề chèn ép lên các tế bào do c.hảy m.áu não. Các tế bào não có thể bị c.hết trong vòng vài phút.
Liệt mặt do đột quỵ cảm nhận như liệt mặt do lạnh, kèm theo các biểu hiện như: Thay đổi mức độ nhận thức, tinh thần căng thẳng, chóng mặt, mất đồng bộ các động tác, co giật, thị lực thay đổi hoặc bị liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn các bộ phận của cơ thể như tay chân…
Nếu đột quỵ gây tổn thương ở vùng dây thần kinh mặt trung ương thì vẫn mở được mắt và vùng mặt trên vẫn vận động bình thường, biểu hiện liệt dưới mặt.
Vì đôi khi khó phân biệt giữa đột quỵ và các nguyên nhân khác gây ra liệt mặt, nên nhanh chóng đưa người thân đến bác sĩ nếu nhận thấy bị liệt mặt.
Liệt mặt là một căn bệnh về thần kinh ngoại biên thường gặp ở mọi lứa t.uổi. Ảnh minh hoạ.
Có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây liệt mặt, trong đó thường gặp là do chấn thương mặt, chấn thương xương thái dương đoạn có dây thần kinh mặt.
– Hội chứng Ramsay – Hunt, do một loại virus ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt, với những biểu hiện như: Đau tai, cổ bên liệt mặt, ù tai, sức nghe giảm cùng bên, chóng mặt, rối loạn giọng…
– Các khối u vùng sọ não gây tổn thương thần kinh VII.
– Các bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, ảnh hưởng đến não và tủy sống, và hội chứng Guillain-Barré, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
– Việc sinh nở có thể gây liệt mặt tạm thời ở một số trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, 90% trẻ sơ sinh bị loại thương tích này sẽ hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị.
– Một số hội chứng bẩm sinh gây liệt mặt, chẳng hạn như hội chứng Mobius và hội chứng Melkersson -Rosenthal.
Tóm lại: Liệt mặt có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ trong khoảng thời gian hàng tháng (trường hợp có khối u). Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng tê liệt có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn hoặc kéo dài vĩnh viễn. Liệt mặt có thể là do những nguyên nhân trung ương (vùng não) hoặc ngoại biên (dây thần kinh khi thoát ra ngoài sự kiểm soát của não).
Vì vậy, khi có biểu hiện liệt mặt như: Có cảm giác tê bì vùng mặt (thường một bên) kèm theo khó nhai. Khi uống nước, nước sẽ tự động chảy ra ngoài phía miệng bên mặt liệt. Khi soi gương sẽ thấy mặt của bản thân mình mất cân đối… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được điều trị theo mách bảo, điều trị tại nhà tránh nguy hại đến tính mạng.
Ngứa da sau khi tắm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh gì?
Tắm mang lại cảm giác sảng khoái, sạch sẽ nhưng sau đó, một số người lại bị ngứa da, khó chịu.
Đó có thể là dấu hiệu của mày đay, bệnh đa hồng cầu, ung thư hạch…
Theo Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam – nguyên trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 2, ngứa da sau khi tắm là dấu hiệu bình thường có thể gặp ở bất cứ ai, nhất là khi nước quá nóng. Tuy nhiên, một số trường hợp ngứa da lại cảnh báo bệnh nguy hiểm:
Thứ nhất, bệnh đa hồng cầu. Đây là một dạng ung thư m.áu hiếm gặp, người bị bệnh này thường có m.áu “đặc” hơn. Các triệu chứng gồm đau đầu, chóng mặt, đau ngực, thị giác bị ảnh hưởng, xuất hiện cục m.áu đông, gan và lách to hơn, da đỏ hồng, ngứa ngáy.
Thứ hai, ung thư hạch hay u lympho Hodgkin. Ngoài các hạch bạch huyết ở cổ, nách, bẹn, người bệnh có thể bị sốt, ngứa da nhất là lúc tắm xong, đổ mồ hôi về đêm, mệt mỏi và giảm cân không rõ nguyên nhân.
Thứ ba, bệnh mày đay.Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Người bệnh cảm thấy rất khó chịu vì phát ban, ngứa. Một số người bị mày đay khi tiếp xúc với nước. Chỉ tắm vài phút, họ đã bị ngứa.
Thứ tư, rối loạn tâm thần. Một số rối loạn thần kinh và tâm thần có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da. Bệnh nhân có thể bị lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Phó giáo sư Nam khuyến cáo, nếu bạn bị ngứa kéo dài, dai dẳng mỗi khi tắm, tốt nhất bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám.
Bác sĩ sẽ xác định và loại trừ các bệnh nguy hiểm trên. Sau đó, bác sĩ có thể đ.ánh giá khả năng kích ứng trên da để xác định nguyên nhân khiến người bệnh bị ngứa sau khi tắm do nước, sử dụng hóa mỹ phẩm hay các thói quen khác.
Để tránh hiện tượng ngứa da sau tắm, bạn áp dụng một số cách sau:
Thay đổi thói quen tắm: Tốt nhất bạn tắm nước ấm vừa phải, thời gian ngắn, không tắm nhiều lần một ngày, hạn chế sử dụng các hóa mỹ phẩm trên da. Bạn có thể dùng một số chất tẩy tế bào c.hết nhưng không cần thường xuyên.
Chọn xà phòng tắm: Bạn nên chọn các loại xà phòng nhẹ nhàng dành cho da nhạy cảm hoặc thảo dược. Bạn có thể dùng muối, chanh tắm cũng rất tốt. Đây là những sản phẩm không gây dị ứng và phù hợp với loại da của từng người.
Lưu ý dùng khăn và bông tắm: Bác sĩ Nam cho biết thói quen sử dụng bông, khăn tắm chà mạnh dễ khiến da bị tổn thương, gây ngứa ngáy. Bạn nên chọn bông, khăn tắm mềm, nhẹ, làm sạch khăn tắm và bông tắm tránh nhiễm khuẩn để bảo vệ làn da.
Sau khi tắm xong, da còn ẩm bạn nên thoa kem dưỡng toàn thân để bổ sung lượng nước bị mất, giúp da giảm kích ứng, ngứa khó chịu. Ngoài ra, bạn cần uống đủ nước để bồi hoàn lượng nước bài tiết qua da cũng giúp da cung cấp đủ nước, giảm khô, hạn chế ngứa.
Phó giáo sư Nam khuyến cáo thêm, trong trường hợp áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn dùng thuốc phù hợp.