Những việc nên làm và cần tránh khi trời chuyển lạnh

Trời chuyển lạnh, chúng ta cần lưu ý những điều sau để bảo vệ sức khỏe, không làm xáo trộn đời sống, đặc biệt là người già và t.rẻ e.m.

Tiết trời chuyển lạnh dễ gây ra các bệnh về hô hấp. Đồng thời, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người, đặc biệt là t.rẻ e.m và người già.

Để bảo vệ sức khỏe và tránh xáo trộn đời sống, bạn nên lưu ý những điều sau:

Những điều nên làm

Đối với t.rẻ e.m:

Cho trẻ vui chơi nơi kín gió nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng.

Cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên, nhất là ban đêm.

Hàng ngày nên mát-xa nhẹ nhàng để giữ cơ thể bé luôn ấm áp.

Giữ ấm cơ thể (mặc ấm, mang tất, đội mũ trùm tai) khi chở trẻ ngoài đường.

nhung viec nen lam va can tranh khi troi chuyen lanh 860 7025730
Cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh. Ảnh minh họa: Pixabay

Cho trẻ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.

Không nên cho trẻ ra ngoài chơi khi nền nhiệt ngoài trời dưới 15 độ C, có gió, mưa ẩm hay buốt giá. Cha mẹ chú ý (hoặc dạy trẻ) chơi đùa mà toát mồ hôi cần cởi áo, hoặc dùng khăn mềm lau mồ hôi, tránh bị cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi…

Đối với người già:

Kiểm soát huyết áp của mình, tránh uống rượu bia, ăn ít mỡ và kiểm tra mỡ trong m.áu định kỳ.

Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc ấm, đội mũ, mang tất chân, tay…

Để phòng bệnh tăng huyết áp, người già nên ăn nhiều bữa trong ngày để cung cấp đủ năng lượng; ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, bột dinh dưỡng; ăn nhiều rau quả tươi; uống các vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin C và uống đủ nước.

Tắm ở nơi kín gió và tránh tắm quá lâu. Đặc biệt, người có t.uổi nên hạn chế tắm và gội cùng lúc tránh biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe.

Nên tránh ra ngoài trời lạnh vào ban đêm hoặc sáng sớm

Đối với người khỏe mạnh: Chúng ta cũng không nên chủ quan. Bạn cũng cần ăn uống ưu tiên các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng. Vệ sinh cá nhân hàng ngày nhưng phải ở nơi kín gió và có thiết bị sưởi hoặc ủ ấm để tránh nhiễm lạnh. Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh; rèn luyện sức khỏe hàng ngày…

Một số thói quen cần tránh

Uống rượu để làm ấm người: Uống rượu giúp cơ thể ấm lên nhanh chóng nhưng đây lại là thói quen không được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích, đặc biệt vào tiết trời chuyển lạnh. Rượu làm cơ thể cảm thấy ấm nóng trong một thời gian ngắn nhưng kích thích trao đổi nhiệt khiến cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng. Chúng ta chỉ nên dùng cồn xát lên da và ủ ấm.

nhung viec nen lam va can tranh khi troi chuyen lanh cae 7025730
Không nên đốt than củi, than tổ ong để sưởi ấm. Ảnh minh họa: Pixabay

Uống nước quá nóng trước khi ra ngoài: Trà nóng hoặc bất kỳ đồ uống nóng nào đều làm tăng lưu thông m.áu và cải thiện cơ chế phòng vệ của cơ thể. Tuy nhiên, những đồ uống này làm cho các mạch m.áu mở rộng. Điều này có nghĩa, khi bạn ra ngoài trời lạnh, nhiệt độ cơ thể sẽ nhanh chóng giảm xuống. Vì vậy, chúng ta chỉ nên uống nước ấm, không nên uống nước quá nóng.

Tắm nước lạnh: Bạn đừng chủ quan, nghĩ mình chịu lạnh giỏi mà tắm bằng nước lạnh. Nếu cơ thể bị nhiễm lạnh bất ngờ thì hậu quả rất nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến đột quỵ và t.ử v.ong. Do đó, khi nhiệt độ thời tiết giảm thấp, bạn nên tắm nước nóng và tắm thật nhanh, đặc biệt bạn không nên tắm quá khuya.

Để bụng đói khi đi ra ngoài: Nếu để bụng quá đói mà đi ra ngoài trời lạnh thì cơ thể của bạn sẽ nhanh bị nhiễm lạnh, thậm chí còn dễ hạ thân nhiệt, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong những ngày lạnh, bạn nên chú ý bổ sung năng lượng đầy đủ từ các bữa ăn, tránh để bụng đói khi ra đường và tuyệt đối không bỏ bữa sáng.

Ăn uống đồ lạnh: Nhiều người có thói quen ăn uống đồ lạnh bất kể mùa đông hay mùa hè. Khi trời lạnh, thói quen này sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh về hô hấp. Do đó, bạn nên tránh dùng thức ăn đã bị lạnh, uống nước ấm hoặc sử dụng rất ít đá.

Thói quen mang tất 24/24: Thói quen đi tất suốt ngày, ngay cả lúc ngủ có thể khiến đôi chân của bạn bị bí hơi, mồ hôi không thoát ra được sẽ ảnh hưởng giấc ngủ, về lâu dài có thể gây bệnh thấp khớp.

Uống quá ít nước: Vào mùa đông, nhiều người lười uống nước. Điều này khiến cơ thể không được cung cấp đủ nước, dẫn đến sức đề kháng bị suy giảm, làn da trở nên khô ráp, sạm hơn, thiếu độ căng bóng tự nhiên.

Đốt than củi, than tổ ong sưởi ấm: Tuyệt đối không đốt than củi, than tổ ong, lá cây trong phòng kín để sưởi ấm. Việc này rất nguy hiểm, dễ gây cháy nổ và nguy cơ t.ử v.ong cao.

Thuốc cảm nào an toàn cho người tăng huyết áp?

Nhiều loại thuốc cảm cúm có sẵn dưới dạng không cần kê đơn, nhưng không phải tất cả đều an toàn cho bệnh tăng huyết áp.

Hiện có rất nhiều loại thuốc cảm không cần kê đơn. Hầu hết các sản phẩm này đều có công thức diều trị đa triệu chứng, chứa một số thành phần hoạt chất giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường và cúm. Ví dụ, những loại thuốc này thường bao gồm thuốc giảm ho, paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và viêm, thuốc thông mũi để giảm nghẹt mũi…

thuoc cam nao an toan cho nguoi tang huyet ap 372 7022496

Người bệnh cao huyết áp cần thận trọng khi dùng thuốc cảm.

Khi bị cảm lạnh, cúm mặc dù việc kiểm soát các triệu chứng rất quan trọng nhưng điều quan trọng không kém là phải nhận thức được các tác dụng phụ tiềm ẩn và các biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc, đặc biệt với người bệnh huyết áp cao.

1. Thuốc cảm nào cần tránh ở người tăng huyết áp?

Nếu đang dùng thuốc để kiểm soát huyết áp hoặc có t.iền sử huyết áp cao, cần tránh dùng thuốc cảm cúm có chứa thuốc thông mũi. Các thuốc thông mũi phổ biến nhất bao gồm pseudoephedrine, ephedrine, phenylephrine, naphazoline và oxymetazoline.

Thuốc thông mũi làm giảm nghẹt mũi bằng cách làm co các mao mạch ở niêm mạc mũi. Do đó, các triệu chứng nghẹt mũi thông thường có thể giảm ít nhất là trong vài giờ. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, do sự co thắt mạch m.áu, huyết áp có thể tăng cao hơn, đặc biệt nếu bệnh tăng huyết áp không được kiểm soát tốt.

Ngoài ra thuốc thông mũi tương tác trực tiếp với một số loại thuốc huyết áp. Ví dụ, thuốc chẹn beta là thuốc dùng để hạ huyết áp và kiểm soát nhịp tim thông qua việc ức chế thụ thể beta-adrenergic. Pseudoephedrine có thể làm giảm tác dụng của thuốc bằng cách kích thích các thụ thể beta tương tự.

Không phải tất cả bệnh nhân tăng huyết áp đều bị tăng huyết áp khi dùng thuốc thông mũi nhưng phải cẩn thận. Khuyến nghị người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Các dạng thuốc thông mũi tại chỗ được cung cấp dưới dạng thuốc xịt mũi an toàn hơn nhưng cũng cần thận trọng.

thuoc cam nao an toan cho nguoi tang huyet ap 97e 7022496

Tránh dùng thuốc cảm có thành phần là thuốc thông mũi.

Các thuốc cảm cúm cũng thường được kết hợp với thuốc kháng histamine. Nếu đang dùng thuốc huyết áp việc kết hợp thuốc với một số loại thuốc kháng histamine có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp. Do đó, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể là một mối nguy hiểm khác đối với những người cao huyết áp. NSAID có thể làm tăng huyết áp bằng cách giảm bài tiết natri vào nước tiểu, làm trầm trọng thêm tình trạng giữ nước. Nếu cần phải dùng thuốc cảm có chứa thuốc chống viêm không steroid, thì nên dùng ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể. Ibuprofen và naproxen là những loại thuốc không kê đơn phổ biến nhất trong nhóm thuốc này.

2. Thuốc cảm nào an toàn cho người tăng huyết áp?

Thuốc cảm không kê đơn không phải là lựa chọn điều trị duy nhất cho nhiều triệu chứng cảm lạnh và cúm. Thông thường, các triệu chứng nhẹ đến trung bình có thể thuyên giảm bằng các phương pháp điều trị an toàn và không ảnh hưởng đến huyết áp, bao gồm:

Nước muối: Sử dụng nước muối là giải pháp hiệu quả để làm thông mũi. Xịt mũi bằng nước muối có thể giúp làm sạch xoang và rửa trôi các hạt, chất gây dị ứng và vi trùng. Súc miệng bằng nước muối ấm với nước cốt chanh và mật ong cũng làm giảm cơn đau hoặc ngứa họng.

Nghỉ ngơi và uống nhiều nước: Nếu bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cảm hoặc cúm, cần nghỉ ngơi. Ngoài ra, uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc súp giúp làm sạch đờm và chất nhầy khỏi phổi.

Nếu quyết định dùng thuốc trị cảm lạnh và cúm, hãy chọn loại thuốc dành cho người bị huyết áp cao. Đọc kỹ các cảnh báo trên nhãn thông tin thuốc.

Tránh bất kỳ loại thuốc nào có nhãn cảnh báo ghi rằng những người bị huyết áp cao không nên dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Không chọn công thức có chứa thuốc thông mũi.

Các loại thuốc cảm lạnh có chứa chất long đờm như guaifenesin, thuốc giảm ho như dextromethorphan, thuốc paracetamol hoặc aspirin để hạ sốt và giảm đau, có thể an toàn cho những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, ngay cả với những loại thuốc này, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu phải dùng thuốc thì cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và thời gian điều trị. Nếu các triệu không thuyên giảm sau 5 ngày, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Không tự ý uống vượt quá liều chỉ định hàng ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *