Khi thấy con có những vấn đề như thường xuyên dụi mắt, ngồi gần tivi, nhạy cảm với ánh sáng, bạn nên đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.
Nghiêng đầu khi nhìn: Nếu con bạn nghiêng đầu sang một bên để nhìn mọi vật ở phía trước, đó là dấu hiệu của chứng loạn thị, lác. Điều này có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Đây là triệu chứng tật khúc xạ và có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Ảnh: Popsugar.
Thường xuyên dụi mắt: Theo Webmd, trẻ thường dụi mắt khi mệt mỏi hay khó chịu. Tuy nhiên, nếu trẻ dụi mắt khi cố tập trung nhìn vào vật gì đó hoặc đang vui chơi, cha mẹ cần nghĩ tới vấn đề về thị lực. Ảnh: Parenting.
Ngồi gần tivi hay cúi gằm khi đọc sách: Thói quen ngồi gần tivi có thể là biểu hiện của thị lực kém. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ không thể nhìn rõ các hình ảnh trên màn hình hay phải cúi sát khi đọc sách, rất có thể bé đã bị cận thị. Ảnh: WordPress.
Nhắm một mắt khi đọc hay xem tivi: Theo Kids Health, điều này đơn giản là do trẻ nhắm bên mắt có thị lực kém hơn để không ảnh hưởng tới tầm nhìn, khả năng phối hợp của 2 mắt. Thường xuyên nhắm một mắt cũng có thể là dấu hiệu của chứng nhìn đôi do lác hoặc vấn đề nghiêm trọng hơn như đục thủy tinh thể. Ảnh: Cpcmg.
Chảy nước mắt quá nhiều: T.rẻ e.m có thể bị chứng lồi mắt, tình trạng khiến mắt khô vào ban đêm do mí mắt không nhắm hoàn toàn lúc ngủ. Điều này có thể gây ra hiện tượng chảy nước mắt nhiều trong ngày, cản trở tầm nhìn của bé. Ảnh: Thebump.
Nhạy cảm với ánh sáng: Trẻ có bị nhạy cảm quá mức, nheo mắt lại khi tiếp xúc với ánh sáng trong nhà, ánh nắng mặt trời hay ánh đèn flash? Đây có thể là dấu hiệu trẻ bị viễn thị, lác. Trẻ nhạy cảm với ánh sáng có thể bị đau đầu thường xuyên. Ảnh: Kidworldfun.
Khả năng phối hợp tay và mắt kém: Trẻ cần có tầm nhìn rõ ràng và các kỹ năng thị giác đầy đủ để thiết lập mối liên kết giữa mắt và những chuyển động khác của cơ thể. Nếu con gặp khó khăn khi đọc, viết, chơi thể thao hoặc thực hiện các công việc hàng ngày, đó có thể là dấu hiệu của thị lực kém. Ảnh: Understood.
8 dấu hiệu mắt không khoẻ mạnh, bạn cần đi khám bác sĩ ngay
Một số dấu hiệu bất thường như nhìn mờ, khô, ngứa, nhạy cảm với ánh sáng… cho thấy mắt không khoẻ mạnh. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ ngay bởi rất có thể nó là triệu chứng của tật khúc xạ, thoái hoá điểm vàng hoặc là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, vì thế nó cần phải được chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, nhiều người gặp các vấn đề cho thấy đôi mắt không khoẻ mạnh nhưng vẫn chủ quan không đi khám dẫn đến hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Chính vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu dưới đây bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.
Đôi mắt không khỏe mạnh khiến bạn bị suy giảm thị lực, nhìn không rõ các vật ở xa, xuất hiện quầng sáng mờ hoặc mắc chứng sợ ánh sáng. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu không muốn thị lực trở nên tồi tệ hơn.
Nhìn mờ là dấu hiệu của đôi mắt không khỏe mạnh – Ảnh: Internet
1. Thị lực nhìn gần bị mờ
Khi thị lực nhìn gần bị mờ rất có thể đó là dấu hiệu của tật viễn thị. Viễn thị là tật khúc xạ gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung vào vật ở gần. Do đó, khi nhìn đôi mắt chỉ tập trung vào các vật thể xa mắt với khoảng cách một cánh tay.
Viễn thị khiến người bệnh khó tập trung vào các công việc đòi hỏi phải nhìn gần như vẽ, khâu vá, viết, làm việc trên máy tính. Đây là dấu hiệu của mắt bị lão hoá, thường xảy ra ở độ t.uổi từ 40 – 65. Khi có dấu hiệu bị viễn thị, cần đi khám bác sĩ ngay để được điều trị hợp lý.
2. Mắt nhìn xa bị mờ
Để biết mình có cần đến gặp bác sĩ để khám mắt hay không, bạn hãy xác định xem có phải các vật nhìn xa sẽ bị mờ? Nếu xác định chính xác là khi nhìn các vật ở khoảng cách xa thấy bị mờ nhưng với các vật ở gần thì rõ nét, có thể bạn đã bị mắc tật cận thị.
Cận thị là tật khúc xạ phát triển mạnh khi trẻ bước vào độ t.uổi dậy thì. Tuy nhiên, bất cứ độ t.uổi nào cũng có thể bị cận thị. Trong thực tế, thì rất khó xác định được khoảng cách biểu hiện cho tình trạng cận thị.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể xác định bệnh khi đọc sách ở khoảng cách gần hơn 20cm. Với t.rẻ e.m trong độ t.uổi đi học, trẻ sẽ rất khó để nhìn chữ trên bảng nếu ngồi ở cuối lớp. Bên cạnh đó, chúng có xu hướng ngồi gần ti vi hoặc cúi sát khi làm bài tập. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu này bạn cần đưa bé đến khám bác sĩ ngay để phát hiện bệnh sớm.
3. Dấu hiệu của loạn thị
Đây là trường hợp thường xảy ra khi bạn gặp khó khăn trong cả việc nhìn xa và gần. Thay vì khó nhìn các vật ở khoảng cách xa, bạn cũng khó tập trung vào các vật ở gần. Đó là dấu hiệu của tật loạn thị, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.
Nếu phát hiện dấu hiệu của loạn thị, bạn có thể tìm hiểu cụ thể qua bài viết Loạn thị biểu hiện ra sao?
Khó khăn ngay cả khi nhìn xa và nhìn gần là tình trạng loạn thị đang xảy ra – Ảnh Internet
4. Khó khăn khi nhìn trong bóng tối
Người bị cận thị thường gặp khó khăn khi nhìn ban đêm. Nhất là khi lái xe, ngắm sao trời hoặc gặp khó khăn trong việc định hướng khi ở phòng tối. Ngoài cận thị, một số bệnh về mắt khác cũng có dấu hiệu này. Một trong các loại bệnh có dấu hiệu khó nhìn vào ban đêm chính là đục thủy tinh thể. Do đó, nếu bạn thấy có dấu hiệu nhìn mờ vào ban đêm cần đến gặp bác sĩ ngay.
5. Khó thích nghi với sự thay đổi ánh sáng
Người bị cận thị thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh tầm nhìn khi ánh sáng thay đổi. Thời gian thích nghi với sự thay đổi trong môi trường sáng, tối có thể gia tăng theo t.uổi tác. Tuy nhiên, khi mắt bạn đặc biệt gặp khó khăn khi điều chỉnh, thì đó là dấu hiệu mắt không khoẻ mạnh. Bạn cần phải đeo kính hoặc kính sát tròng để điều chỉnh. Bên cạnh đó, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
6. Nhạy cảm với ánh sáng tăng
Nếu có các dấu hiệu nhức mắt, nheo mắt, hoặc nhắm mắt khi gặp ánh sáng mạnh. Điều này cho thấy mắt bạn đang có độ nhạy cảm với ánh sáng cao. Lúc này, bạn nên hẹn gặp với các bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Bởi rất có thể mắt của bạn đang gặp vấn đề về thị lực. Có thể là cận thị hoặc tật khúc xạ khác, tốt hơn hết là bạn nên được kiểm tra mắt toàn diện. Nhất là khi sự thay đổi quá đột ngột và rõ ràng.
Nhạy cảm với ánh sáng là lúc bạn nên khám mắt để kiểm tra tình trạng này – Ảnh Internet
7. Nhìn thấy vầng hào quang xung quanh nguồn sáng
Nếu bạn nhìn thấy các vòng tròn xung quanh nguồn sáng như bóng đèn nghĩa là đôi mắt của bạn đang không khỏe mạnh. Mặc dù đây là dấu hiệu phổ biến của bệnh đục thủy tinh thể. Nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của các tật khúc xạ, trong đó có cận thị. Lúc này bạn cần hẹn gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán chính xác nhất.
8. Thị lực mờ, nheo mắt, đau nhức, là dấu hiệu mắt không khỏe mạnh
Nhận biết hình ảnh mờ, thiếu độ sắc nét hoặc không thấy các chi tiết nhỏ khi nhìn gần hoặc xa. Đây là dấu hiệu cho thấy mắt không khỏe mạnh, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Bên cạnh đó, thị lực kém cũng được thể hiện ở việc bạn thường phải nheo mắt để nhìn rõ một vật nào đó. Rất có thể đó là dấu hiệu của cận thị.
Ngoài ra, bạn nên cân nhắc việc đến gặp bác sĩ khi nhìn một vật thành hai vật. Nguyên nhân gây ra dấu hiệu này có thể là do cơ hoặc các dây thần kinh. Nó cũng là kết quả của một tật nào đó của mắt và được chữa bằng cách đeo kính. Tuy nhiên để chẩn đoán bệnh chính xác nhất bạn cần đến khám bác sĩ nhanh nhất có thể.
Trên đây là một số dấu hiệu cho thấy mắt không khỏe mạnh, cần được đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu không muốn tình trạng thị lực trở nên tồi tệ hơn.