Nhiều người khi có biểu hiện đau đầu gối thường cho rằng do t.uổi tác, thoái hóa. Tuy nhiên, đau khớp gối còn do nhiều nguyên nhân khác. Khi bị đau khớp gối có nên đi bộ không? Đau khớp gối do nhiều nguyên nhân
Đau khớp gối là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, mức độ nghiêm trọng ở mỗi người khác nhau.
Thông thường đau khớp gối do tình trạng thoái hóa khớp bởi đây là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể gây ra tổn thương sụn và xương dưới sụn đầu gối, làm giảm thiểu lượng dịch khớp, gây đau đầu gối.
Đi bộ giúp duy trì khối lượng cơ, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giảm áp lực đè nén lên đầu gối.
Tuy nhiên đau khớp gối còn có thể do tai nạn sinh hoạt hoặc tập thể thao sai cách. Tình trạng đau khớp gối do chấn thương nếu ngã, va đ.ập… khiến xương bánh chè bị trật khỏi vị trí ban đầu dẫn đến sưng đau cũng rất hay gặp.
Ghi nhận cho thấy, đau khớp gối còn do thói quan sinh hoạt không khoa học, lười vận động, ngồi lâu một chỗ, thói quen hay ngồi xổm… làm tăng nguy cơ đau đầu gối kéo dài.
Đau khớp gối là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Một số nguyên nhân gây đau khớp gối
Các bệnh lý như: Viêm khớp dạng thấp, bệnh gout… cũng có thể dẫn đến tình trạng đau khớp gối. Khi tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, gây ra đau nhức, cứng khớp gối.
Mặt khác bệnh gout chính là rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong m.áu gây ra chèn ép dây thần kinh cảm giác trong các khớp chân, trong đó có khớp đầu gối.
Đôi khi khớp gối có thể bị n.hiễm t.rùng, dẫn đến sưng, đau và đỏ. Viêm khớp n.hiễm t.rùng thường xảy ra với sốt và thường không có chấn thương trước khi bắt đầu đau. Viêm khớp n.hiễm t.rùng có thể nhanh chóng gây ra tổn thương rộng rãi cho sụn đầu gối. Nếu bị đau đầu gối kèm theo bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm khớp n.hiễm t.rùng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Đau khớp gối cần làm gì?
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Việc chẩn đoán tìm đúng nguyên nhân sẽ giúp các bác sĩ lựa chọn điều trị phù hợp.
Người bệnh có thể được chỉ định uống thuốc như thuốc giảm đau (paracetamol, acetaminophen); thuốc kháng viêm giảm đau không steroid (aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen) để giúp giảm đau và điều trị các tình trạng gây đau đầu gối như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout.
Vật lý trị liệu có thể sẽ được tiến hành nhằm tăng cường các cơ xung quanh đầu gối sẽ giúp ổn định hơn. Nếu bệnh nhân đang vận động hoặc luyện tập một môn thể thao, có thể cần các bài tập để điều chỉnh kiểu chuyển động có thể ảnh hưởng đến đầu gối và thiết lập kỹ thuật tốt trong khi chơi thể thao hoặc hoạt động. Các bài tập để cải thiện tính linh hoạt và thăng bằng cũng rất quan trọng.
Đau khớp gối do nhiều nguyên nhân.
Trong những điều kiện nhất định, các loại đệm khác nhau có thể được sử dụng để giúp bảo vệ và nâng đỡ khớp gối.
Đau khớp gối có nên đi bộ không?
Thực tế cho thấy đi bộ là một hình thức vận động nhẹ nhàng tạo nên dịch khớp nuôi dưỡng sụn, đồng thời giúp bôi trơn khớp gối, giảm tình trạng khô khớp, ngăn ngừa cứng khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đi bộ đúng cách giúp giảm đau rõ rệt, tốt cho người đang bị cứng khớp hoặc viêm khớp gối.
Ngoài ra, đi bộ còn giúp duy trì khối lượng cơ, tăng tính linh hoạt của xương khớp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giảm áp lực đè nén lên đầu gối, nhờ vậy cơn đau cũng được cải thiện.
Nếu đầu gối đau không thể đi bộ được, thì có thể lựa chọn những bộ môn khác như bơi lội hoặc tập dưỡng sinh và không nhất thiết phải đi bộ. Bởi đi bộ có thể khiến tình trạng đau khớp gối nhiều hơn.
Tốt hơn hết, trước khi đi bộ hay luyện tập cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp và xây dựng chế độ luyện tập phù hợp, nếu không sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối hoặc trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý này.
Điều gì xảy ra khi thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày?
Thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp ngừa cảm lạnh và ho, hỗ trợ giảm cân, có lợi cho sức khỏe của tim,…
Tỏi đã là một phần của nhà bếp trong nhiều thế kỷ. Loại thảo dược này có đặc tính chữa bệnh vì tính chất kháng khuẩn và sát trùng. Các đặc tính có lợi của tỏi là do hợp chất Allicin. Nó rất giàu khoáng chất như phốt pho, kẽm, kali và magiê. Vitamin C, K, Folate, niacin và thiamine cũng được tìm thấy nhiều trong tỏi.
Theo Times of India, dưới đây là những lợi ích của việc thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngăn ngừa cảm lạnh và ho
Có thể ngăn ngừa n.hiễm t.rùng cảm lạnh và ho bằng cách ăn tỏi sống. Để có kết quả tốt nhất, hãy ăn hai tép tỏi đ.ập dập khi bụng đói vào buổi sáng.
Ăn tỏi sống có thể giúp ngăn ngừa n.hiễm t.rùng cảm lạnh và ho. Ảnh: NHẬT LINH
Lưu ý, không nên ăn quá 2 tép tỏi khi bụng đói và nếu bạn cảm thấy muốn nôn, buồn nôn và táo bón thì nên tránh ăn tỏi vào buổi sáng. Phụ nữ có thai, t.rẻ e.m, người bị rối loạn c.hảy m.áu, tiểu đường, huyết áp thấp và phụ nữ đang cho con bú không nên thử phương pháp điều trị tại nhà này, theo Times of India.
Có lợi cho sức khỏe tim mạch
Tỏi có chứa một chất hóa học gọi là allicin có tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa LDL (cholesterol xấu). Điều này làm giảm cholesterol và tăng cường sức khỏe của tim. Tỏi làm giảm tỷ lệ đông m.áu và giúp ngăn ngừa huyết khối khi dùng thường xuyên.
Ổn định huyết áp
Tỏi có lợi cho những người bị tăng huyết áp vì nó cũng làm giảm huyết áp. Sự hiện diện của các hợp chất chứa lưu huỳnh có trong tỏi có thể giúp giữ huyết áp của bạn ở mức ổn định.
Tăng cường hoạt động của não
Chất chống viêm và chống oxy hóa của tỏi hỗ trợ chức năng não. Nó giúp chống lại các tình trạng thoái hóa thần kinh như chứng mất trí và bệnh Alzheimer.
Tăng cường khả năng tiêu hóa
Bao gồm tỏi sống trong chế độ ăn uống sẽ giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Nó làm giảm sự khó chịu ở đường ruột và giảm viêm. Giun đường ruột có thể được loại bỏ bằng cách ăn tỏi sống. Khía cạnh có lợi là nó bảo vệ vi khuẩn có lợi trong ruột đồng thời loại bỏ những vi khuẩn có hại.
Tăng khả năng miễn dịch
Tỏi bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương gốc tự do và giữ cho tổn thương DNA không xảy ra.
Tỏi có chứa kẽm, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Vitamin C hỗ trợ trong việc bảo vệ chống lại bệnh tật. Vì đặc tính kháng khuẩn nên nó đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa n.hiễm t.rùng tai và mắt.
Hỗ trợ giảm cân
Tỏi ức chế sự biểu hiện của các gen liên quan đến sự phát triển của các tế bào mỡ lưu trữ chất béo. Ngoài ra, nó còn làm tăng khả năng sinh nhiệt của cơ thể, giúp tăng cường đốt cháy chất béo và giảm LDL (cholesterol xấu).