Giảm cân và giảm mỡ là hai thuật ngữ mà mọi người thường sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng chúng không giống nhau.
Giảm mỡ bụng là điều mà nhiều người đang nỗ lực – SHUTTERSTOCK
Giảm cân được hiểu là giảm trọng lượng tổng thể của một người, bao gồm trọng lượng mỡ, cơ và nước. Trong khi đó, giảm béo về cơ bản là chỉ làm mất chất béo từ cơ thể.
Kết quả của hai hiện tượng trên là không giống nhau, và giảm béo được coi là tốt hơn nhiều so với giảm cân.
Cách phân biệt bạn đang giảm cân hay giảm béo?
Bạn chỉ việc bước lên bàn cân là biết ngay. Nhưng nên nhớ, cái cân thông dụng dùng trong nhà chỉ có thể cho bạn biết sự khác biệt tổng thể về trọng lượng của bạn. Nó không thể phân biệt bạn giảm cân tổng thể hay chỉ giảm béo.
Để đo tổng phần trăm giảm mỡ cơ thể, bạn có thể sử dụng thang đo lượng mỡ cơ thể. Rất khó để biết chính xác lượng mỡ đã mất, nhưng việc sử dụng thang đo lượng mỡ cơ thể có thể cho bạn biết sơ bộ về nó.
Tại sao giảm béo tốt hơn giảm cân?
Các bài tập luyện sức bền có thể giúp giảm nhiều chất béo và khối lượng cơ hơn – SHUTTERSTOCK
Hầu hết các chế độ ăn kiêng giảm cân cho kết quả nhanh chóng là do giảm cân tổng thể. Điều đó có nghĩa là trong khi tuân theo chế độ ăn kiêng, một lượng cân nặng giảm cũng bao gồm nước và cơ bắp.
Trên thực tế, chất béo là nguyên nhân gây ra tất cả các vấn đề lớn về sức khỏe và việc mất khối lượng cơ thực sự có thể gây hại cho sức khỏe. Việc duy trì một tỷ lệ cơ bắp khỏe mạnh trong cơ thể có thể giúp bạn trông săn chắc hơn và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính. Chúng có thể giúp duy trì lượng đường huyết trong cơ thể, giảm nguy cơ viêm nhiễm, tiểu đường và thậm chí tăng tốc độ trao đổi chất của bạn. Việc giảm khối lượng cơ làm giảm khả năng đốt cháy calo của cơ thể và có thể giúp “lấy lại” trọng lượng đã mất dưới dạng… chất béo.
Làm thế nào để giảm béo hiệu quả?
Chất béo có hại cho sức khỏe và khi bạn giảm cân hiệu quả, tất cả chất béo trong cơ thể được thay thế bằng khối lượng cơ. Điều này có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và ngoại hình của bạn. Vì vậy, trọng tâm của bạn phải luôn là giảm mỡ, không chỉ giảm cân.
Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để đảm bảo giảm béo nhiều hơn.
Ăn nhiều protein hơn: Protein là nền tảng của sự sống. Mọi tế bào trong cơ thể chúng ta đều được tạo ra từ protein. Vì vậy, khi bạn cắt giảm carb và chất béo khỏi chế độ ăn uống của mình, bạn phải ăn nhiều protein hơn để duy trì khối lượng cơ và hỗ trợ sự phát triển của các khối cơ mới.
Một số điều khác mà bạn có thể làm
Thực hiện bài tập rèn luyện sức bền: Các bài tập luyện sức bền có thể giúp giảm nhiều chất béo và khối lượng cơ hơn. Nó cũng thúc đẩy sự phát triển của khối lượng cơ bắp và bạn sẽ có được một vóc dáng cân đối.
Không cắt giảm quá nhiều calo: Hầu hết mọi người trong khi cố gắng giảm cân nhanh chóng đều tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc cắt giảm quá nhiều calo từ chế độ ăn uống của họ. Sự thay đổi lớn này không phải lúc nào cũng phù hợp và dẫn đến giảm cân quá nhiều, mà phần lớn là do mất khối lượng cơ. Hãy thực hiện theo một chế độ ăn uống có kế hoạch để giảm mỡ, theo Times of India.
9 thói quen không ngờ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Bỗng nhiên một ngày, bác sĩ thông báo rằng bạn đã bị tiểu đường! Bạn thực sự sốc và không hiểu tại sao?
Mỗi giờ ngồi ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên 3,4% – SHUTTERSTOCK
Nhưng bạn có biết rằng, bệnh tiểu đường không xảy đến đột ngột, mà phát triển theo thời gian. Và chính những gì bạn ăn và thói quen hằng ngày của bạn sẽ dần dần từng bước dẫn dắt bạn đến với bệnh tiểu đường, theo Health Shots.
Vì vậy, điều quan trọng là phải biết được những điều gì trong thói quen sống cần phải tránh, để giảm nguy cơ mắc căn bệnh đeo đẳng suốt đời này.
Sau đây là 9 điều tưởng chừng như vô hại lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
1. Ngồi suốt nhiều giờ
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường châu Âu Diabetologia, mỗi giờ ngồi ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên 3,4%.
2. Không ăn sáng
Bỏ bữa sáng làm gián đoạn các chức năng của insulin, khiến lượng đường trong m.áu thất thường. Nó cũng có thể gây ra sự suy giảm chức năng của tế bào beta – cần để biến glucose thành năng lượng.
Nghiên cứu cho thấy, bỏ bữa sáng 4 – 5 ngày mỗi tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 55%, theo Health Line.
3. Thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng & Chuyển hóa của Hiệp hội Nội tiết Mỹ, tránh ánh nắng mặt trời thường xuyên có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
Vitamin D điều chỉnh việc sản xuất insulin trong cơ thể và sự thiếu hụt vitamin D sẽ làm tăng mức đường huyết, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Bỏ bữa sáng 4 – 5 ngày mỗi tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 55% – ẢNH: SHUTTERSTOCK
4. Ăn quá nhiều
Tuy rằng bạn không nên bỏ bữa sáng, nhưng điều cần thiết là nên ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều trong suốt cả ngày, vì sẽ dẫn đến béo phì. Mà béo phì là yếu tố góp phần mạnh mẽ vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.
5. Dùng đồ nhựa để đựng thức ăn
Ít ai biết những hộp nhựa dùng để đựng và hâm nóng thức ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, theo các chuyên gia tại trung tâm Y tế Langone của Đại học New York. Những hộp nhựa này có chứa một số hóa chất có thể ảnh hưởng đến việc kháng insulin, theo powerofpositivity.
6. Không tập luyện sức bền
Một sự thật là rèn luyện sức bền giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard (Mỹ) đã nhận thấy tập luyện sức mạnh có thể làm giảm 34% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hãy thử tập hít đất, kéo xà, plank và ngồi xổm hoặc nâng tạ.
7. Không uống đủ nước
Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày có thể cắt giảm 21% nguy cơ bị đường huyết cao.
Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, sẽ không thể hoạt động bình thường, dẫn đến lượng đường trong m.áu có thể tăng lên.
Đặc biệt, người có thói quen uống đồ uống có đường thay cho nước, rất dễ bị tăng mức đường huyết, theo powerofpositivity.
8. Lạm dụng kháng sinh
Một nghiên cứu trên Tạp chí Nội tiết Lâm sàng và Chuyển hóa đã tiết lộ rằng lạm dụng thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ 23 đến 53%. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng thuốc kháng sinh có thể ngăn chặn mức độ vi khuẩn tốt trong hệ thống miễn dịch ở ruột, do đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và chuyển hóa đường của cơ thể.
9. Thức khuya thường xuyên
Thức khuya thường xuyên dễ dẫn đến thiếu ngủ. Khi bị thiếu ngủ, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị gián đoạn – ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất và sử dụng insulin, theo powerofpositivity.