Một số loại trà, chẳng hạn như trà xanh, trà đen, trà hoa cúc, trà gừng,… có thể giúp hạ huyết áp.
Trà có thể giúp điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?
Theo The Times of India, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các thành phần hoạt tính trong trà có thể giúp thư giãn mạch m.áu, cải thiện chức năng của động mạch, giảm viêm và giúp điều chỉnh một số quá trình khác trong cơ thể ảnh hưởng đến huyết áp. Dưới đây là một số loại trà bạn có thể thử.
Trà xanh
Theo Đại học Oxford, tiêu thụ 5-6 tách trà xanh hàng ngày có thể làm giảm huyết áp tâm thu, cholesterol toàn phần và cholesterol LDL.
Trà xanh được xem là loại trà tốt nhất đối với các bệnh nhân bị cao huyết áp. Ảnh: Pexels
Trà dâm bụt
Một số nghiên cứu cho thấy uống loại trà thảo dược không chứa caffeine, giàu chất chống oxy hóa này, có thể giúp giảm mức huyết áp tâm thu khi so sánh với giả dược.
Trà ô long
Một số nghiên cứu ở người Trung Quốc cho thấy uống 1 hoặc 2 tách trà ô long mỗi ngày dường như có tác dụng ngăn ngừa huyết áp cao.
Trà đen
Các nghiên cứu cho thấy rằng với mỗi tách trà đen uống hàng ngày, bạn có thể hạ huyết áp và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn.
Trà hoa cúc
Được biết đến với tác dụng làm dịu, trà hoa cúc có thể giúp giảm cả căng thẳng và huyết áp cao.
Trà gừng
Theo nghiên cứu, trà gừng đã cho thấy hứa hẹn trong việc giảm mức huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ đặc tính chống viêm.
Trà bạc hà
Thường được sử dụng để làm dịu hệ tiêu hóa, trà bạc hà cũng có thể có tác động tích cực đến mức huyết áp.
Chuối giúp hạ huyết áp, nhưng ăn sao cho đúng?
Chuối là thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ hạ huyết áp.
Những người bị huyết áp cao nên tập trung vào chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo.
Ngoài ra, các thực phẩm giàu kali, bao gồm cả chuối, cũng hỗ trợ giảm huyết áp, theo trang Eating Well.
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp tăng cường sức khỏe như kali, magie và vitamin C.
Chuối có thể giúp hạ huyết áp . Shutterstock
Kali đóng vai trò then chốt trong việc điều chỉnh huyết áp, duy trì sức khỏe của tim. Magie hỗ trợ chức năng cơ, thần kinh và tim mạch. Trong khi đó, vitamin C có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một quả chuối trung bình chứa khoảng 400 đến 450 miligram kali, giúp cân bằng natri trong chế độ ăn uống. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp. May mắn thay, kali có thể làm giãn thành mạch m.áu và tăng bài tiết natri qua nước tiểu.
Hơn nữa, chuối cũng rất giàu chất chống oxy hóa như vitamin C và catechin, giúp cải thiện chức năng nội mô và góp phần làm giảm huyết áp.
Một nghiên cứu trên tạp chí Food Science & Nutrition vào năm 2022 còn cho thấy hàm lượng chất xơ trong chuối, đặc biệt là chất xơ hòa tan như pectin, có thể hỗ trợ điều hòa huyết áp bằng cách giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Tuy nhiên, bà Caroline Young, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, cảnh báo rằng tiêu thụ thực phẩm chứa kali, bao gồm cả chuối, có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh thận.
Lượng chuối khuyên dùng
Mặc dù mỗi loại thực phẩm đều có hàm lượng dinh dưỡng và lợi ích nhưng chúng ta phải ăn uống điều độ. Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, nhưng việc ăn quá nhiều chuối sẽ làm tăng mức calo và có khả năng làm mất đi lợi ích của chúng.
Thông thường, bạn có thể ăn tối đa 1 đến 2 quả chuối cỡ vừa mỗi ngày. Lượng chuối này sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng kali, chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây ra các tác dụng phụ.
Theo bà Caroline Young, vì nhu cầu kali của mỗi người là khác nhau, nên những người mắc bệnh huyết áp cao cần đến gặp bác sĩ để biết lượng kali chính xác mà họ cần