Hành lá là nguyên liệu phổ biến trong nhiều món ăn của mỗi gia đình. Tuy nhiên, những sai lầm khi chế biến hành lá có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và người thân.
Bài Viết Liên Quan
- Thực hư lời đồn u nang buồng trứng có liên quan đến chuyện chăn gối?
- Thớt – Ổ vi trùng dễ bị bỏ qua
- Người mắc bệnh tiểu không tự chủ nên kiêng gì?
Thịt chó ăn chung với hành lá gây đầy bụng, ngộ độc
Theo y học cổ truyền, cả hành lá và thịt chó đều có tính nóng. Kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau dễ sinh nhiệt, gây nóng cho cơ thể. Hậu quả là gây đầy bụng, chướng bụng, tả lỵ. Nặng hơn, ăn thịt chó với hành sống có thể dẫn đến t.ử v.ong vì ngộ độc.
Ăn đậu phụ nấu chung với hành lá gây suy giảm chức năng tiêu hóa
Khi chế biến hành lá chung với đậu phụ, thành phần acid oxalic trong hành lá sẽ kết hợp với Calci trong đậu phụ tạo thành tinh thể Calcium oxalate. Hợp chất Calcium oxalate rất có hại đối với cơ thể.
Một lượng nhỏ có thể gây ngứa, nóng rát trong miệng. Một lượng lớn hơn gây suy giảm chức năng tiêu hóa, giảm hấp thu calci, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Ăn tôm nấu chung với hành lá gây hại đường tiêu hóa
Trong tôm chứa nhiều calci. Kết hợp các thực phẩm này với nhau cũng tạo ra tinh thể Calci oxalate, chất gây hại cho đường tiêu hóa. Do đó, khi chế biến, không nên nấu chung tôm với hành lá.
Ăn tỏi cùng hành lá không tốt cho dạ dày
Theo Đông Y, hành và tỏi đều có tính cay nóng. Dùng đồng thời hai vị thuốc này với nhau gây tăng sinh nhiệt, gây nóng cho cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến thận và dạ dày. Đặc biệt, ăn hành lá và tỏi lúc đang đói có thể gây viêm dạ dày cấp tính.
Hành lá kết hợp cùng mật ong có thể gây đầy bụng, tiêu chảy
Các acid amin chứa lưu huỳnh trong hành lá kết hợp với acid hữu cơ với sự xúc tác của các enzyme có trong mật ong, dễ dàng phản ứng và sinh ra các chất độc hại. Các sản phẩm này gây kích thích hệ tiêu hóa, kích thích dạ dày dẫn đến tiêu chảy, đầy bụng, chướng bụng.
Hạn chế thêm đường vào món ăn có hành lá
Đường là gia vị thường được sử dụng trong các món ăn. Tuy nhiên, khi nấu các món ăn chứa hành lá, bạn cần hạn chế thêm đường. Một số trường hợp sau khi ăn hành lá kết hợp với đường đã có biểu hiện khó thở, tức ngực,…
Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng được khuyến cáo không nên chế biến chung với hành lá như:
– Rong biển: Hành lá kết hợp với rong biển tạo sỏi Calci oxalat.
– Táo: Hành lá kết hợp với táo có thể gây t.ử v.ong vì ngộ độc.
– Thịt cóc: Hành lá dùng chung với thịt cóc có thể sinh độc.
Những ngày như thế này cần ăn ít cay nhiều chua để khỏe mạnh cả mùa đông
Mưa gió, khô hanh, lạnh lẽo… dịp này ảnh hưởng tới sức khỏe con người, hao tổn chất dịch trong cơ thể, gây hiện tượng miệng, môi, mũi, họng, da dẻ khô ngứa kém nhuận, nứt nẻ, dễ táo… lúc này rất cần ăn uống để mùa đông bớt mắc bệnh.
Món cháo nên ăn cuối thu
Đang cuối thu sắp vào tiết Lập đông dương khí dần dần thu liễm bế tàng, âm khí từ từ tăng trưởng, thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh – là giai đoạn quá độ của “dương tiêu âm trưởng”, vạn vật thành thục, cây trái và mùa màng đến kỳ thu hoạch… cũng là dịp bồi bổ khá tốt trong năm.
Thời diểm này mưa ít, gió nhiều, độ ẩm trong không khí giảm đi, đặc tính khô hanh là chủ khí dễ làm hao tổn chất dịch trong cơ thể gây nên các hiện tượng miệng, môi, mũi, họng đều khô, da dẻ khô ngứa thậm chí nứt nẻ, râu tóc không nhuận, đại tiện dễ táo.
Khí táo mùa thu được phân ra Ôn táo và Lương táo. Nếu đầu thu, khí nóng của mùa hạ chưa hết kết hợp với khí táo mà thành Ôn táo; Tới cuối thu, khí lạnh tăng dần kết hợp với khí táo mà thành Lương táo.
Cháo cá ăn cuối thu rất ngon bổ. Ảnh minh họa.
Do thời tiết cuối thu ngày ấm, đêm và sáng khá lạnh, nên người dân cần phòng bệnh và cơ thể rất dễ ngon miệng với các món cháo. Người xưa cũng cho rằng sáng sớm nên ăn cháo vào thời điểm cuối thu này rất có ích cho sức khoẻ và đường tiêu hoá, tốt cho quá trình trao đổi chất, lợi cho dạ dày, sinh tân dịch….
Sách “Tuỳ tức cư ẩm thực” phổ viết: “Gạo tẻ vị ngọt tính bình, hợp với việc nấu thành cháo – một trong những đồ ăn bổ dưỡng tốt nhất”. Các món cháo mùa thu khá ngon như cháo cá, cháo sườn, cháo lươn, cháo bắp bò, cháo gà…
Sách “Ẩm thực chính yếu” viết: “Thu khí táo, nghi thực ma dĩ nhuận khí táo” (mùa thu khí trời khô hanh nên ăn nhiều vừng để nhuận táo”. Nên dùng các loại cháo như cháo bách hợp hạt sen, cháo hồng táo gạo nếp, cháo đường phèn, cháo sa sâm, cháo hoàng tinh…
Cuối thu rất cần bồi bổ sức khỏe chuẩn bị đón mùa đông. Ảnh minh họa
Ăn uống cuối thu chú ý ít cay, nhiều chua
Ăn uống cuối thu phải tuân thủ nguyên tắc “thu đông dưỡng âm”, “phòng táo giữ âm, tư thận nhuận phế”, nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm nhuận táo.
Vì cuối thu là Lương táo nên chọn dùng những thực phẩm cần ăn có tính bình hoà để tư âm dưỡng huyết nhuận táo như: Củ mài, vừng, mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ), thịt rùa, thịt ba ba, sò, gà ác, tổ yến, sữa bò, mật ong, nước dâu, kỷ tử, hà thủ ô…
Cuối thu nên ăn các món ít cay, nhiều chua. Ảnh minh họa.
Theo Ngũ hành, vị chua vào Can, vị cay vào Phế. Phế thuộc Kim, Can thuộc Mộc. “Vạn vật thu thu, phế khí kim vượng”, nghĩa là, mùa thu vạn vật thu vào, khí kim ở Phế vượng thịnh. Nếu ăn uống nhiều đồ có vị cay sẽ trợ giúp cho phế khí thịnh, phế kim khắc can mộc thái quá dẫn đến công năng của tạng Can bị rối loạn.
Cổ nhân khuyên mùa thu cần ăn uống “thiểu tân tăng toan” (ít cay nhiều chua”, cần ăn nhiều các thực phẩm có vị chua nhằm tăng cường chức năng của Can, phòng ngừa phế khí quá thịnh làm hại đến Can và dùng ít thực phẩm có vị cay như hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu… Sách “Kim quỹ yếu lược” viết: “Thu bất tư phế” (mùa thu không nên ăn những thứ bổ phế) cũng là nằm trong ý nghĩa sâu xa này.
Mùa thu cần ăn nhiều hoa quả, tăng cường sức đề kháng. Ảnh minh họa.
Ngày nay nhiều nếp cũ không còn giữ nữa, người ta có thể ăn dưa hấu quanh năm, thịt chó, thịt dê và các loại rượu mạnh được tiêu thụ bốn mùa, đồ ăn Âu Mỹ không còn là của hiếm… Con người không dễ gì thoát khỏi sự chi phối của quy luật tạo hoá, bởi vậy dưỡng sinh ăn uống theo mùa, xem ra, vẫn là điều khiến chúng ta phải lưu tâm nghiên cứu. Có những kinh nghiệm của người xưa truyền lại dạy cách ăn uống cuối thu cần lưu ý như sau:
Mùa thu là giai đoạn quá độ từ nóng chuyển sang lạnh, tránh ăn nhiều đồ sống lạnh, hoặc bổ béo khó tiêu dễ gây thương tổn Tỳ và Vị. Tôn Tư Mạo (theo danh y đời Đường, Trung Quốc) đã viết: “Thu đông gian, noãn lý phúc” (giữa mùa thu và mùa đông chú ý ôn ấm vùng bụng).
Mùa thu ăn uống bồi bổ nên điều hoà (bình bổ) vì thời tiết mát mẻ, âm dương tương đối cân bằng, đồ ăn thức uống không nên quá nóng và quá lạnh.
Món dưa các loại sau tiết Lập thu thì ngon đến mấy cũng không ăn nhiều vì dễ làm cho dương khí của Tỳ Vị hư hao. Sách thuốc cổ đã viết: “Thu qua hoại đỗ” (mùa thu ăn dưa thì có hại cho đường tiêu hoá).