Thời điểm giao mùa chính là thời điểm bệnh viêm da cơ địa dễ tái phát, vậy đâu là nguyên nhân và làm cách nào để phòng ngừa?
Theo các chuyên gia y tế, viêm da cơ địa là một bệnh mạn tính, dễ tái phát và chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường như thời tiết thay đổi (hanh khô quá, nồm quá, hoặc ra nhiều mồ hôi); dị ứng thức ăn, môi trường ô nhiễm, khói t.huốc l.á…
Do đó, người bệnh cần chọn cho mình địa chỉ tin cậy để khám bệnh, có thể đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu, phòng khám có bác sĩ da liễu uy tín, và thường xuyên trao đổi tình trạng với bác sĩ mỗi ngày, rồi mọi thứ sẽ được kiểm soát dần theo thời gian.
Viêm da cơ địa là một bệnh mạn tính, dễ tái phát đồng thời chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường và thời tiết.
Theo các chuyên gia Bệnh viện Da liễu Trung ương, dưới đây là một số biện pháp làm hạn chế tái phát viêm da cơ địa bạn cần biết.
– Dùng dưỡng ẩm đúng cách, đủ liều: Dưỡng sau tắm 5-10 phút, ngày ít nhất 2 lần, đủ lượng cần thiết (tuỳ theo các khuyến cáo):
T.rẻ e.m dao động 100 – 300 g/tuần.
Người lớn 300 – 500g/tuần, xoa toàn thân.
Khi đỡ vẫn phải bôi để dự phòng tái phát.
– Tránh các yếu tố kích thích như quần áo len, màu, thắt lưng, giày, găng tay, đồ trang sức… Hạn chế một số loại thức ăn như trứng gà, sữa bò.
– Tránh xa mạt nhà (thảm, rèm…); tránh xà phòng, chất tẩy rửa; tắm không quá lâu, hạn chế dùng sưởi, điều hoà, tạo độ ẩm trong phòng phù hợp, môi trường không t.huốc l.á, tránh nơi ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể làm các test dị nguyên tại bệnh viện để biết được chính xác tình trạng dị ứng.
– Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ: Nếu dùng Corticoid phải bôi đúng theo hướng dẫn của bác sĩ (thông tin trên tờ giới thiệu thuốc chỉ là tham khảo), không tự ý dùng. Khi bệnh đỡ có thể dùng phác đồ dự phòng tuần 2 lần vào 2 ngày cuối tuần để tránh tái phát.
Phòng ngừa tái phát viêm da cơ địa khi giao mùa
Thời tiết giao mùa rất dễ khiến viêm da cơ địa tái phát. Người mắc viêm da cơ địa cần lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa bệnh diễn biến nặng hơn.
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mạn tính hay tái phát lại. Viêm da cơ địa có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất ở t.rẻ e.m, bệnh có thể kéo dài đến hết cuộc đời.
Cách chăm sóc viêm da cơ địa khi giao mùa
Viêm da cơ địa là bệnh dễ tái phát khi thời tiết thay đổi. Nếu không chăm sóc, phòng ngừa đúng cách, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Đặc điểm dễ gặp nhất khi viêm da cơ địa tái phát là gây ngứa khiến người bệnh càng gãi mạnh. Nếu không kiểm soát được, người bệnh càng gãi sẽ làm vết thương càng n.hiễm t.rùng khiến bệnh nặng thêm.
Để phòng ngừa viêm da cơ địa khi giao mùa, người bệnh cần lưu ý dưỡng ẩm hàng ngày. Lý do là vì viêm da cơ địa khiến hàng rào ở da bị tổn thương dẫn tới mất nước từ đó da bị khô. Việc da khô kích thích các kháng thể IGE gây ra tình trạng ngứa. Dưỡng ẩm hàng ngày được xem là yếu tố dự phòng quan trọng nhất để viêm da cơ địa không tái phát.
Bên cạnh đó, người bệnh cần lựa chọn trang phục bằng chất liệu cotton thoáng mát, rộng rãi. Người bệnh nên hạn chế mặc đồ len, dạ dễ gây tình trạng kích ứng da. Khi lựa chọn sản phẩm tắm gội, người mắc viêm da cơ địa nên chọn loại dành riêng cho người bệnh. Lưu ý không nên dùng các loại sữa tắm sát khuẩn, diệt khuẩn mạnh dễ khiến da bị tổn thương.
Viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì?
Người mắc viêm da cơ địa cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và Omega-3. Bên cạnh đó nên hạn chế các đồ ăn dễ gây dị ứng như hải sản, da các loại gia cầm… Đồng thời tránh tiếp xúc với các yếu tố như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa, t.huốc l.á…
Người mắc viêm da cơ địa cần lưu ý chế độ ăn uống và dưỡng ẩm cho da.
Bên cạnh đó, người bệnh vẫn cần thăm khám định kỳ để phát hiện những dấu hiệu trở nặng của bệnh. Nếu không điều trị đúng cách hoặc bệnh trở nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như biến chứng nhiễm khuẩn (tụ cầu vàng, nấm, virus). Trong trường hợp nặng có thể dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
Biểu hiện viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa được chia theo 3 mức độ: cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.
– Mức độ cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Lúc này trên da có nhiều mụn nước trên nền da đỏ, phù nề. có trường hợp có thể tiết dịch, chảy dịch. Sau khi mụn nước vỡ có thể đóng vẩy và gây ngứa. Với trẻ nhỏ, viêm da cơ địa thường xuất hiện ở các vị trí như trán, má.
– Mức độ bán cấp thường gặp trẻ từ 2-10 t.uổi. Lúc này da thường viêm phù nề, các sẩn đỏ nổi cao hơn bề mặt da, có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành từng mảng dày da. Múc độ bán cấp thường ít chảy dịch hơn so với mức độ cấp tính.
– Mức độ mạn tính thường gặp ở trẻ trên 10 t.uổi. Lúc này da sẽ xuất hiện tình trạng da dày, khô, nứt nẻ, và dày da lichen ở các vùng nếp gấp khuỷu tay, khoeo chân.
Những tổn thương ở viêm da cơ địa khiến người bệnh có làn da khô, ngứa gãi nhiều.
Tùy vào từng đối tượng, viêm da cơ địa sẽ có các biểu hiện và vị trí điển hình khác nhau. Như với trẻ nhỏ sẽ thường có tổn thương chàm rát đỏ ở má (chàm sữa). Với các trẻ lớn hơn sẽ có những tổn thương ở vùng nếp gấp, khuỷu tay, khuỷu chân kèm rát đỏ và ngứa nhiều.
Ở người lớn có thể gặp tình trạng viêm da mạn tính, da dày, da tổn thương ở các nếp gấp kèm theo da khô, rát đỏ, ngứa nhiều.
Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?
Viêm da cơ địa là một bệnh da mạn tính hay tái phát và cơ chế gây bệnh chưa rõ ràng. bên cạnh đó, bệnh có thể theo đến suốt cuộc đời. Viêm da cơ địa rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn, việc điều trị chủ yếu là cải thiện triệu chứng và hạn chế những biến chứng của bệnh.
Những tổn thương do viêm da cơ địa gây ra có thể gây ra tình trạng da khô, ngứa gãi nhiều. Điều này khiến da dày lên ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Hơn nữa, việc ngứa gãi nhiều khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và dễ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.