Bác sĩ Ngô Vi Hải, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật lồng ngực ( Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), cho biết đây là một xu hướng mới trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi, nhất là với những trường hợp ở giai đoạn sớm thì có thể mổ với sự hỗ trợ robot.
Chiều 13/11, Khoa Phẫu thuật lồng ngực B4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức Hội thảo khoa học: “Cập nhật những tiến bộ trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi”. Các chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật lồng ngực của Nhật Bản đã có những chia sẻ về kiến thức mới, trao đổi kinh nghiệm trong phẫu thuật điều trị căn bệnh hiểm nghèo này.
Những kỹ thuật được chia sẻ tại hội thảo bao gồm phẫu thuật cắt phổi bằng dao robot Da Vinci XI với 1 phẫu thuật viên; phẫu thuật và tái tạo carina (chạc ba khí phế quản) xương lưỡi hái chia đôi phế quản phải và trái); nghiên cứu ADAURA phẫu thuật cắt phân thùy phổi robot hỗ trợ và những thay đổi quan trọng trong hóa trị chu phẫu để thực hiện ca mổ thật tốt…
Giáo sư Hisashi Iwata, Đại học Gifu. Ảnh: Anh Thư
Theo Giáo sư Hisashi Iwata, Đại học Gifu (Nhật Bản), phẫu thuật với sự hỗ trợ của robot không phải là kỹ thuật hoàn toàn mới trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian đầu, do công nghệ chưa đủ phát triển, sẽ cần 2 phẫu thuật viên cho một ca mổ. Người mổ chính ngồi ở hệ thống điều khiển các cánh tay robot, thực hiện các thao tác phẫu thuật, còn người phụ thì ở cạnh bệnh nhân, thực hiện các động tác vén phổi, thay dụng cụ… Phương pháp này cần sự phối hợp ăn ý và nhuần nhuyễn, do đó thường gây áp lực tâm lý lớn lên các phẫu thuật viên.
Để khắc phục những khó khăn này, theo sự phát triển của hệ thống Da Vinci, công nghệ robot hỗ trợ phẫu thuật hiện đã ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, từ hệ thống 3 tay, tới hệ thống 4 tay SI và hiện tại là hệ thống 4 tay XI tối tân.
Theo giới thiệu của Giáo sư Iwata, robot phẫu thuật 4 tay XI là hệ thống robot hỗ trợ mới đang được áp dụng tại Nhật Bản, giúp khả năng kiểm soát của phẫu thuật viên tăng lên rất nhiều và cho phép chỉ cần 1 phẫu thuật viên tham gia ca phẫu thuật.
Phẫu thuật viên sẽ ngồi bên máy quan sát và thao tác phẫu thuật thông qua robot phẫu thuật 4 tay trên người bệnh. Với khả năng kiểm soát cao, phẫu thuật viên có thể thực hiện hoàn toàn các công đoạn thông qua cánh tay robot, từ các thao tác nhỏ cho tới việc đặt stapler.
Đây là một xu hướng mới đang được ứng dụng trong điều trị, sẽ hỗ trợ các bác sĩ phẫu thuật rất nhiều, giúp việc phẫu thuật được chính xác, dễ dàng và triệt để hơn, nhất là với những ca phẫu thuật vét hạch, mổ phổi.
Thiếu tướng, GS.TS. Lâm Khánh, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: Anh Thư
Thiếu tướng, GS. TS. Lâm Khánh, Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đ.ánh giá, những kỹ thuật được chia sẻ tại hội thảo đều là những kỹ thuật rất mới, đặc biệt là kỹ thuật sử dụng robot trong phẫu thuật.
Hiện nay, Nhật Bản có khoảng 400 robot ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực điều trị như tiết niệu, ngoại tiêu hóa, phẫu thuật phổi, phẫu thuật cột sống… Còn tại Việt Nam số lượng robot còn rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do đó Giáo sư Lâm Khánh cho rằng việc chuyển giao kỹ thuật từ nước ngoài về Việt Nam là rất cần thiết.
Theo Đại tá, TS. Bác sĩ Ngô Vi Hải, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, kỹ thuật phẫu thuật hỗ trợ robot được các giáo sư Nhật Bản chia sẻ là một xu hướng mới trong phẫu thuật điều trị ung thư phổi, nhất là với những trường hợp ở giai đoạn sớm thì có thể mổ cắt thùy hoặc cắt phân thùy với sự hỗ trợ robot.
Kỹ thuật này cho phép người bác sĩ dễ dàng hơn trong thao tác và đ.ánh giá tổn thương nhờ vào hỗ trợ của hệ thống camera 3D và hệ thống cánh tay robot có thể vận động linh hoạt như ngón tay người. Đây là một kỹ thuật có thể hỗ trợ bác sĩ thao tác dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, giá thành của công nghệ này vẫn còn cao, chi phí đầu tư một dàn robot này hiện tại có thể lên đến vài triệu USD, cùng với đó, chi phí vật tư tiêu hao cho mỗi ca mổ cũng bị đẩy lên cao, điều này khiến chi phí mổ bằng robot vẫn còn tương đối cao so với mức chi trả trung bình của người bệnh.
Giáo sư Yukio Sato, Đại học Y Tsukuba. Ảnh: Anh Thư
Ngoài ra, theo bác sĩ Ngô Vi Hải, trong hoạt động hợp tác quốc tế, bệnh viện vẫn có sự trao đổi thường xuyên với đối tác Nhật Bản, bên cạnh việc chia sẻ thông tin qua các buổi hội thảo, bệnh viện có chương trình cử đội ngũ bác sĩ trẻ sang nước bạn để tham quan, kiến tập, học hỏi kinh nghiệm.
Tại hội thảo, Giáo sư Yukio Sato, Đại học Y Tsukuba, cũng cho biết Nhật Bản đang có quỹ tài trợ cho bác sĩ trẻ của Việt Nam sang tham quan, học hỏi các kinh nghiệm, kỹ thuật của nước bạn. Thậm chí, một số trường đại học cũng có những khóa học trung, dài hạn nhằm đào tạo chuyên sâu hơn cho các bác sĩ trẻ.
Việt Nam sẽ thử nghiệm thuốc điều trị ung thư mới trên người
Hiện Việt Nam mới xin thử nghiệm thuốc điều trị ung thư mới ở pha 2, pha 3 (tiến hành được 40 thử nghiệm).
Sắp tới, Bệnh viện K xin thử nghiệm ở pha 1 (thử nghiệm trên người) để tăng cơ hội cho những bệnh nhân ung thư đã điều trị hết các phác đồ nhưng không đáp ứng.
Tại Hội thảo ung thư Việt – Pháp “Kỷ nguyên mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư” tổ chức vào chiều 2/11 với sự tham dự của 1.000 đại biểu, chuyên gia trong nước và quốc tế, PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K cho biết, theo thống kê của Globocan (Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế), năm 2020, tỷ lệ mắc mới ung thư ở Việt Nam là 180.000 trường hợp/năm, làm t.ử v.ong 122.000 người. Sau đại dịch COVID-19, người dân đi thăm khám nhiều hơn, số lượng bệnh nhân ung thư cũng tăng lên.
Hiện nay, trang thiết bị, máy móc cho chẩn đoán và điều trị ung thư của Việt Nam sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên máy móc vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người bệnh. Trình độ chuyên môn giữa tuyến cơ sở và tuyến trung ương chưa tương đồng, tâm lý người bệnh muốn lên tuyến trên điều trị, đã gây ra tình trạng quá tải.
Theo PGS.TS Phạm Văn Bình, Bệnh viện K hiện đang trong tình trạng quá tải. Mỗi năm, bệnh viện phẫu thuật cho 26.000 ca, xạ trị cho 17.000 trường hợp, điều trị hoá chất 17.000- 18.000 trường hợp. “Hiện chúng tôi có 6 máy xạ trị, các máy hoạt động 23-24h/ngày, bệnh nhân phải xạ trị cả buổi tối mới hết số lượng. Thời gian tới, chúng tôi cố gắng lắp thêm máy xạ trị để giãn bệnh nhân, nhằm đảm bảo điều trị tốt hơn”, PGS Bình nói.
PGS.TS Phạm Văn Bình trao đổi với báo chí bên lề hội thảo.
Theo Phó Giám đốc Bệnh viện K, hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư, nhiều loại ung thư đã được chữa khỏi, nhất là trong chẩn đoán có nhiều trang thiết bị phát hiện sớm; có nhiều hoá chất, thuốc đích, thuốc miễn dịch tăng cơ hội chữa khỏi cho những người có đột biến gen, có yếu tố miễn dịch ở giai đoạn muộn.
“Hầu hết các kỹ thuật mới trên thế giới Việt Nam có thể đáp ứng được, như phẫu thuật nội soi 3D, phẫu thuật nội soi robot… Thế giới có hóa chất và thuốc mới nào, Việt Nam cũng có thuốc đó. Tuy nhiên, một số thuốc mới đắt t.iền không phải bệnh nhân nào cũng có cơ hội sử dụng”, PGS Bình nói.
Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, hiện Việt Nam mới xin thử nghiệm thuốc điều trị ung thư mới ở pha 2, pha 3 (tiến hành được 40 thử nghiệm). Sắp tới, bệnh viện xin thử nghiệm ở pha 1 (thử nghiệm trên người) để tăng cơ hội cho những bệnh nhân ung thư đã điều trị hết các phác đồ nhưng không đáp ứng.
“Khi chúng ta được chấp nhận thử nghiệm ở pha 1, chứng tỏ các Viện, Trung tâm Ung thư thế giới đã tin tưởng Việt Nam và cho tham gia vào nghiên cứu pha 1 vì họ tuyển chọn rất khắt khe và quá trình nghiên cứu tuyển chặt chẽ để ra thuốc mới. Đối với bệnh nhân ung thư không còn cơ hội nào khác, việc thử nghiệm trên người giúp họ còn tia hy vọng, tuy tác dụng không quá nhiều”, PGS Bình nhận định.
Lãnh đạo Bệnh viện K cũng cho biết, Bộ Y tế đã đồng ý cho bệnh viện tiến hành thử nghiệm pha 1 trên bệnh nhân. Để thực hiện được điều này, bệnh viện phải chuẩn bị nhiều bước, trong đó có bước lựa chọn bệnh nhân để thử nghiệm và tuân thủ đạo đức trong nghiên cứu y sinh…bởi rủi ro có thể xảy ra