Kết hợp thực phẩm sai cách có thể dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe nên đừng chỉ quan tâm đến sự khoái khẩu của đồ ăn nhé!
Thức ăn có thể là bạn hay kẻ thù của bạn – điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, vào những gì bạn ăn, bạn ăn khi nào, ăn như thế nào. Khoa học về thực phẩm và ăn uống nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn uống đúng cách, trong đó cũng nói về lợi ích của việc kết hợp thực phẩm.
Ví dụ, trà xanh và chanh là một sự kết hợp thực phẩm lành mạnh tuyệt vời làm tăng lợi ích hiện có của trà xanh và chanh; thêm nước cam quýt vào trà xanh làm tăng khả năng hấp thụ chất chống oxy hóa của cơ thể lên hơn 5 lần.
Trà xanh và chanh là một sự kết hợp thực phẩm lành mạnh tuyệt vời làm tăng lợi ích hiện có của trà xanh và chanh.
Y học cổ truyền Ấn Độ thúc đẩy một lối sống lành mạnh, nơi thực phẩm đóng vai trò chính – hãy để thực phẩm là liều thuốc cho bạn. Nó dựa trên các nguyên tắc y học Ayurvedic và tập trung vào việc cân bằng các loại năng lượng khác nhau trong cơ thể bạn.
Tương tự như vậy, ở Ayurveda, một số loại kết hợp thực phẩm không tương thích nhất định được gọi là virudh aahar, tạm dịch là thực phẩm sai. Thực phẩm không tương thích ở xung quanh bạn, và khi tiêu thụ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể bạn. Một số kiểu kết hợp thực phẩm sai lầm nhưng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày là:
10 kiểu kết hợp thực phẩm sai lầm được y học cổ truyền Ấn Độ chỉ rõ
Mật ong và bơ Ghee
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, trộn mật ong với bơ Ghee là sự kết hợp thực phẩm vô cùng sai lầm. Mật ong có tính chất nóng và bơ sữa trâu có tính chất lạnh, và người ta không bao giờ nên kết hợp các đặc tính đối lập nhau với lượng bằng nhau. đặc biệt là nếu mật ong được đun nóng và trộn với bơ Ghee sẽ tạo ra HMF (một hợp chất hữu cơ được hình thành từ đường trong môi trường axit trong quá trình xử lý nhiệt) có thể gây độc.
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, trộn mật ong với bơ Ghee là sự kết hợp thực phẩm vô cùng sai lầm.
Mật ong và củ cải
Theo các văn bản Ayurvedic, kết hợp thực phẩm giữa củ cải với mật ong có thể dẫn đến hình thành các hợp chất độc hại, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa bất lợi.
Mật ong và nước sôi
Thêm mật ong vào nước nóng gây ra sự gia tăng lớn hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF) có thể làm tăng độc tính trong cơ thể con người.
Sữa và các loại dưa
Loại dưa nào cũng không nên kết hợp với sữa vì cả hai đều có tác dụng giải nhiệt, nhưng sữa lại nhuận tràng và lợi tiểu. Sữa cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và axit dạ dày cần thiết để tiêu hóa dưa khiến sữa đông lại. Vì vậy, y học cổ truyền Ấn Độ khuyên không nên uống sữa cùng các loại dưa.
Sữa và chuối
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, ăn chuối và uống sữa cùng nhau có thể làm giảm chất Agni (lửa), chất chịu trách nhiệm cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.
Ăn chuối và uống sữa cùng nhau có thể làm giảm chất Agni (lửa), chất chịu trách nhiệm cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn.
Sữa và trứng
Mặc dù trứng và sữa nấu chín cùng nhau thì có thể ăn bình thường nhưng trứng sống hoặc chưa nấu chín chắc chắn là điều không nên. Trứng là thực phẩm mà nhiều người đang xây dựng cơ bắp coi như thức ăn cung cấp năng lượng cho họ. Ăn trứng sống hoặc trứng chưa nấu chín đôi khi có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng do vi khuẩn, ngộ độc thực phẩm và thiếu hụt biotin. Kết hợp uống sữa thì càng đẩy cao nguy cơ này.
Chất lỏng và chất rắn
Theo định luật Ayurvedic, không nên uống chất lỏng với chất rắn. Chất lỏng ngay lập tức đi vào ruột, mang theo tất cả các enzym tiêu hóa và do đó cản trở quá trình tiêu hóa. Chất lỏng nên được uống trước bữa ăn 20 phút và không uống sau hoặc trong bữa ăn. Bạn có thể uống sau bữa ăn một giờ.
Thịt và khoai tây
Nếu protein động vật được ăn cùng với carbohydrate như khoai tây, thì các loại dịch tiêu hóa khác nhau có thể trung hòa hiệu quả của nhau. Protein được biết đến là chất gây thối, và carbohydrate có thể lên men. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành khí và đầy hơi trong hệ thống. Đây là một trong những sự kết hợp thực phẩm không tương thích cần tránh.
Trà xanh và sữa
Trà xanh có chứa flavonoid được gọi là catechin có một số tác dụng có lợi cho tim mạch. Khi thêm sữa vào trà này, các protein trong sữa, được gọi là casein, có thể tương tác với trà xanh, làm giảm nồng độ catechin.
Khi thêm sữa vào trà này, các protein trong sữa, được gọi là casein, có thể tương tác với trà xanh, làm giảm nồng độ catechin.
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn
Trái cây chứa đường đơn không cần tiêu hóa và có thể ở trong dạ dày rất lâu. Thực phẩm giàu chất béo, protein và tinh bột sẽ không tồn tại lâu hơn, vì chúng cần được tiêu hóa. Vì vậy, ăn hoa quả ngay sau bữa ăn sẽ khiến đường hoa quả lưu lại trong dạ dày lâu và có thể lên men.
Ngoài ra còn có một số cách kết hợp thực phẩm sai lầm khác là:
Kết hợp thực phẩm sai – Đâu là căn cứ?
Nguyên tắc cơ bản đằng sau sự kết hợp thực phẩm sai là, theo Ayurveda, mỗi thực phẩm đều có hương vị riêng (rasa), năng lượng làm nóng hoặc làm mát (virya), và tác dụng sau tiêu hóa (vipaka). Khi kết hợp hai hoặc nhiều thực phẩm có mùi vị, năng lượng và tác dụng hỗ trợ tiêu hóa khác nhau sẽ khiến cơ thể bị quá tải, ức chế hệ thống enzym và sinh ra độc tố.
Ngược lại, nếu ăn riêng những thực phẩm này, có thể được tiêu hóa nhanh hơn và thậm chí giúp đốt cháy một số chất béo trong quá trình này (do tiêu hóa lành mạnh). Theo y học cổ truyền Ấn Độ, cách tiếp cận để xác định chế độ ăn uống chính xác dựa trên các yếu tố bao gồm cấu tạo của một cá nhân: vata, pitta và kapha; khác với quan điểm đương thời về một chế độ ăn uống cân bằng, ăn uống từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Ở Ayurveda, hiểu rõ chính mình là chìa khóa để tìm ra một chế độ ăn uống cân bằng thực sự.
Khi kết hợp hai hoặc nhiều thực phẩm có mùi vị, năng lượng và tác dụng hỗ trợ tiêu hóa khác nhau sẽ khiến cơ thể bị quá tải, ức chế hệ thống enzym và sinh ra độc tố.
Kết hợp thực phẩm sai cách có thể dẫn đến hậu quả ra sao?
Một số kiểu kết hợp thực phẩm sai có thể gây giữ nước trong cơ thể, được gọi là Kleda và có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nhỏ. Mặc dù cách mỗi loại thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thể khác nhau (từ các loại thực phẩm đến các cá nhân khác nhau), một số vấn đề phổ biến chúng gây ra là khó tiêu, ợ chua, tiêu chảy, n.hiễm t.rùng huyết (nhiễm độc tố do nhiễm vi khuẩn tại chỗ). Do đó, giới chuyên gia khuyến cáo chú ý kết hợp thực phẩm đúng cách, tránh những hậu quả không mong muốn.
Những lưu ý tránh tác dụng phụ của nước ép Nha đam bạn cần biết khi sử dụng
Nha đam cũng được sử dụng để làm nước ép Nha đam trong nhiều chế phẩm của y học cổ truyền Ấn Độ.
Tuy nhiên, Y học Ấn Độ cũng chia sẻ: Uống quá nhiều nước ép Nha đam có thể gây hại cho cơ thể và dẫn đến những tác dụng phụ khác. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý.
Sử dụng Nha đam có an toàn không?
Uống nước ép Nha đam trong thời gian dài có thể gây những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe như tiêu chảy, đau bụng, yếu cơ, sưng họng và trong những trường hợp nặng, mất thị lực, suy thận.
1. Dị ứng da
Sử dụng nước ép Nha đam trong thời gian dài có thể gây dị ứng da như viêm, mày đay và đỏ mi mắt. Các tác dụng phụ khác trên da bao gồm khô, cứng, phát triển các nốt tím và nứt nẻ. Hơn nữa, bôi nha đam đi ra nắng có thể gây phát ban và kích ứng hoặc đỏ và bỏng da.
2. Hạ đường huyết
Nha đam có liên quan đến hạ đường huyết và do đó, bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng hơn khi dùng Nha đam.
3. Các biến chứng khi mang thai và cho con bú
Cả nước ép Nha đam hoặc nhựa Nha đam đều có thể không an toàn cho bà mẹ mang thai và cho con bú khi ăn phải. Lý do là Nha đam có thể kích thích các cơn co thắt tử cung và gây ra các biến chứng như sẩy thai, và làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Trong trường hợp đang cho con bú, việc uống nước ép Nha đam có thể ảnh hưởng đến em bé.
Ảnh nước ép nha đam minh họa. Ảnh: BoldSky
4. Độc với gan
Liều cao của Nha đam có thể dẫn đến viêm gan. Sự hiện diện của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannans trong Nha đam có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan và dẫn đến tổn thương gan.
5. Suy thận
Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc (Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu) và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài. Nhựa Nha đam cũng có liên quan đến suy thận. Vì vậy, người có vấn đề về thận nên tránh uống Nha đam.
6. Mất cân bằng điện giải
Tiêu thụ một lượng lớn nước ép Nha đam có thể gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.
7. Khó chịu dạ dày
Một trong những tác dụng phụ của việc uống nước ép Nha đam là cảm giác khó chịu ở dạ dày. Nhựa Nha đam có thể gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng. Tránh uống nước ép Nha đam, đặc biệt là nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về dạ dày.
8. Các bệnh đường ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng
Nếu bạn có bất kỳ bệnh đường ruột nào, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, tránh uống nước ép Nha đam vì nhựa Nha đam gây kích ứng ruột.
9. Bệnh trĩ
Nếu bị trĩ, tránh uống nước ép Nha đam vì nó có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
Vì vậy, các bạn nên bổ sung vào cơ thể một lượng chất nước ép Nha đam vừa đủ, không được sử dụng liên tục trong thời gian dài.